Chiều dài dây chính

Một phần của tài liệu So sánh đặc tính sinh trưởng và năng suất khổ qua tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2009 (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG

3.2.1 Chiều dài dây chính

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, chiều dài dây chính của các giống khổ qua ở giai đoạn 12 ngày sau khi gieo có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, giống Én Vàng có chiều dài dây chính dài nhất (14,3 cm), giống Big 49 có chiều dài dây chính ngắn nhất (9,5 cm) và khơng khác biệt với giống Maya 454 (11,4 cm), kế đến là giống TN 166 có chiều dài dây chính nằm ở mức trung gian hai giống Én Vàng, Big 49 (11,7 cm) và không khác biệt với giống Maya 454. Theo Trần Thị Ba (1999) cho rằng các giống trong giai đoạn này thƣờng sinh trƣởng chậm, lóng cây nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng thân thẳng, chƣa có khả năng phân cành nên chiều dài dây còn khá ngắn. Đến giai đoạn 22 và 32 ngày sau khi gieo khơng có sự khác biệt về chiều dài dây

chính giữa các giống, ở 22 ngày sau khi gieo chiều dài dây chính của các giống biến động từ 60,4 cm đến 68,1 cm và ở giai đoạn 32 ngày sau khi gieo các giống có sự biến động về chiều dài dây từ 162 cm đến 173 cm. Giai đoạn 22 và 32 ngày sau khi gieo khơng có sự khác biệt về chiều dài dây chính là do các giống đang trong giai đoạn phát triển mạnh về sinh trƣởng, chiều dài dây, số lá tăng vƣợt trội, cây nhanh chóng phát triển diện tích dinh dƣỡng và sự phát triển của các giống trong giai đoạn này gần nhƣ giống nhau (Tạ Thu Cúc, 2005)

Ở giai đoạn 42, 52, 62 và 72 ngày sau khi gieo chiều dài dây chính có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó hai giống Maya 454 và TN 166 ln có chiều dài dây chính dài nhất lần lƣợt là 246 – 384 cm và 243 – 375 cm, kế đến là giống Én Vàng có chiều dài dây chính là 223 – 362 cm và giống Big 49 có chiều dài dây chính ngắn nhất (206 – 339 cm). Sự khác biệt ở giai đoạn này là do cây sinh truởng và phát triển mạnh, khối lƣợng thân, lá, trái trên mặt đất và khối lƣợng dƣới mặt đất đạt tối đa (Tạ Thu Cúc, 2005), các giống khác nhau có sự sinh trƣởng và phát triển khác nhau.

Bảng 3.1: Chiều dài dây chính của 4 giống khổ qua ở các thời điểm sinh trƣởng trồng tại

xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Nghiệm thức Dài dây 12 NSKG 22 NSKG 32 NSKG 42 NSKG 52 NSKG 62 NSKG 72 NSKG Maya 454 11,4 bc 64,2 167 246 a 282 a 359 a 384 a TN 166 11,7 b 67,8 173 243 a 279 a 350 a 375 a Én Vàng 14,3 a 68,1 172 223 b 267 b 331 b 362 b Big 49 9,5 c 60,1 162 206 b 253 c 315 c 339 c CV ( % ) 10,1 9,72 7,96 4,53 2,29 1,81 1,43 Mức ý nghĩa * ns ns ** ** ** **

Trong cùng một cột có chứa các chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD.

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ns: khác biệt không ý nghĩa.

Qua kết quả Bảng 3.2 cho thấy tốc độ tăng trƣởng dây chính nhanh nhất của các giống khổ qua vào giai đoạn 22 – 32 ngày sau khi gieo bình quân 10,3 cm/ngày, giảm dần qua các giai đoạn kế tiếp và thấp nhất ở giai đoạn 62 – 72 ngày sau khi gieo bình quân 2,63 cm/ngày. Hai giống Maya 454 và TN 166 có chiều dài thân chính cao hơn so với hai giống Én Vàng và Big 49 từ khi cây đƣợc 42 ngày sau khi gieo. Trong cùng điều kiện về khí hậu, chế độ dinh dƣỡng và chăm sóc nhƣ nhau nhƣng hai giống Maya 454 và TN166 có chiều dài thân chính dài hơn hai giống Én Vàng và Big 49 điều này có thể do đặc tính của giống.

Nghiệm

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng chiều dài dây (cm) trên thân chính của 4 giống khổ qua tại

xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Một phần của tài liệu So sánh đặc tính sinh trưởng và năng suất khổ qua tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2009 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)