Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động

Một phần của tài liệu báo cáo (Trang 32 - 33)

- Công nghệ thông tin chưa đồng bộ

e) Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động

Việc giao dịch với khách hàng thông qua tổ giao dịch lưu động xã (phường) tại điểm giao dịch của các Phịng giao dịch NHCSXH Thanh Hóa tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường. Hiện nay, mỗi điểm giao dịch chỉ thực hiện 01 ngày/tháng, nhiệm vụ của tổ giao dịch lưu động nhận hồ sơ xin vay, giải ngân, thu nợ… với mục tiêu là hộ vay không phải đến giao dịch tại trụ sở Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay về phương tiện, chi phí đi lại. Để nâng cao chất lượng hộ nghèo, phục vụ hộ nghèo tốt nhất, phải nâng cao chất lượng giao dịch lưu động xã phường, theo hướng:

- Đội ngũ cán bộ được phân công đi giao dịch lưu động tại xã phải thành thạo đủ các kỹ năng, các quy trình, thủ tục nghiệp vụ về kế tốn, tín dụng, thủ quỹ, tin học.

- Trước phiên giao dịch cán bộ Ngân hàng phải chuẩn bị tốt các nội dung giao dịch và đầy đủ các tài liệu có liên quan. Tổ chức giao ban với các Hộ đoàn thể, Tổ TK&VV tại điểm giao dịch. Nội dung giao ban phải đánh giá được hoạt động của các Tổ trong kỳ như: kết quả thu nợ đến hạn, nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi; tồn tại của Tổ, các biện pháp xử lý những tồn tại, vướng mắc; chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cấp xã...Cán bộ tín dụng phải chú trọng đến việc củng cố, xây dựng tổ TK&VV, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức Hội cấp xã làm dịch vụ uỷ thác cho NHCSXH theo nội dung hợp đồng đã ký kết. Tranh thủ sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã là tiền đề để nâng cao chất lượng cơng tác, an tồn tài sản. Ngân hàng có trách nhiệm chuyển giao cơng nghệ quản lý tín dụng cho các tổ chức hội, các tổ vay vốn, đặc biệt phải kiểm tra chặt chẽ khâu tổ chức ghi chép,lưu trữ chứng từ, sổ sách đến người vay và tổ vay vốn.

- Cán bộ Ngân hàng phải nắm vững chính sách tín dụng ưu đãi, đồng thời phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách đến người dân, thực sự là cầu nối giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phương cấp xã và gắn kết với các tổ chức Hội.

- Hiện nay, tất cả các điểm giao dịch xã đều đặt tại UBND xã, phường và đều phần lớn đều được bố trí giao dịch tại hội trường của UBND, trong khi đó UBND xã, phường thường xuyên phải tổ chức họp nên thời điểm này việc giao dịch của Ngân hàng lại phải bố trí tại địa điểm khác trong uỷ ban, nếu khơng cịn chỗ thì phải đến Nhà văn hố thơn để giao dịch dẫn đến khơng an tồn về tài sản của Ngân hàng. Việc bố trí điểm giao dịch cần phải cố định, an tồn, có sự giám sát của Chính quyền địa phương, có như vậy Tổ giao dịch lưu động mới hồn thành tốt nhiệm vụ.

2.2.2.4. Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội

Do đặc điểm đối tượng phục vụ của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nằm ở khắp địa bàn trên toàn tỉnh, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để tạo điều kiện tiết giảm

chi phí cho người vay, Ngân hàng thực hiện phát tiền vay trực tiếp đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại xã. Do biên chế cán bộ ít và nhằm tiết giảm chi phí nên NHCSXH đã thực hiện cơ chế ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN) có 09 cơng đoạn trong quy trình tín dụng thì NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã ủy thác cho Tổ chức chính trị xã hội 06 cơng đoạn, từ việc tuyên truyền chính sách của chính phủ đến người dân, hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và họp để bình xét hộ được vay vốn, thơng báo kết quả cho vay đến người vay, kiểm tra giám sát và đôn đốc người vay trả nợ, phối hợp với NHCSXH để xử lý rủi ro, thực hiện tổ chức tập huấn cho cán bộ hội và ban quản lý tổ vay vốn. Trong thời gian qua công tác ủy thác cho vay thông qua các tổ chức hội tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa vẫn cịn một số tồn tại. Do đó, để tiếp tục duy trì đẩy mạnh phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số việc sau đây:

- Duy trì thường xuyên lịch giao ban giữa Ngân hàng với lãnh đạo tổ chức hội nhận ủy thác theo định kỳ (tại cấp tỉnh 01 quý/lần, cấp huyện 02 tháng/lần)

- Về nội dung giao ban: Các Tổ chức Hội có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động ủy thác của tổ chức mình trong quý, rút ra những việc làm tốt và tồn tại, nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, đồng thời đề ra nhiệm vụ thời gian tới. NHCSXH có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí ủy thác … đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận ủy thác và văn bản nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH.

- Ngoài ra, hàng tháng giữa NHCSXH và tổ chức hội các cấp thường xuyên trao đổi thơng tin cho nhau về tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn … tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhận ủy thác.

- Tổ chức hội cấp tỉnh thường xuyên chỉ đạo tổ chức hội cấp huyện, xã thực hiện tốt 06 khâu được NHCSXH ủy thác, không thu bất kỳ một khoản phí nào của hộ vay vốn.

2.2.2.5. Gắn cơng tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư

Một phần của tài liệu báo cáo (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w