Hình 2. Bản đồ phân bố cá Thát lát cườm ở khu vực châu Á (Nguồn: FISH BASE, 2000)
Cá Thát lát cườm phân bố ở khu vực Nam và Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan (Steba, 1989 , Khan, 2000). Chúng sống ở những vùng nước sâu của các con sông, kênh rạch, hồ chứa nước và ao đầm (Islam và Hossain, 1983).
Ở Việt Nam, cá Thát lát cườm phân bố tự nhiên từ Nam Trung bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, trong đó phân bố nhiều ở lưu vực Sơng Cửu Long và sông Đồng Nai (Nguyễn Văn Hảo, 2005)[4]. Cá sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng đáy, thích yên tĩnh nên hay chui rúc trong các rặng cây và hốc đá. Chúng thường sống ở những nơi nước tĩnh, chịu được mơi trường chật hẹp, nước có lượng ơ xy hồ tan thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Ngoài ra, cá Thát lát cườm có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi, ít bệnh tật. Đây là những đặc tính q của lồi cá này, có tiềm năng nuôi thâm canh với mật độ và năng suất cao trong ao đầm. Mùa nước lớn, cá theo nước vào đồng ruộng để sinh sống; mùa khô cá ra sơng rạch hoặc khu vực nước sâu. Cá có khả năng chịu lạnh kém, cá sẽ chết khi nhiệt độ nước dưới 10oC kéo dài vài tuần. Ngưỡng nhiệt độ lạnh gây chết với cá Thát lát cườm cũng tương tự như cá Rô phi và Cá tra.
cá Thát lát cườm sinh trưởng và phát triển là : - Nhiệt độ nước từ 20 ÷ 30oC.
- Độ mặn tối đa 6‰. - PH 5,5 ÷ 8,5. - DO 3 ÷ 8 mg/L.
Theo Ramshorst, 1981, cá Thát lát cườm thích sống ở môi trường nước hơi acid.