GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng khoảng cách gieo trồng năng suất giống đậu nành MTĐ 760-4 vụ Xuân Hè 2010 tại Cần Thơ (Trang 36)

Qua thí nghiệm khảo sát mật độ trên giống đậu nành MTĐ 760-4 trong vụ Xuân - Hè 2010 tại ruộng thực nghiệm khu II Đại học Cần Thơ có những ghi nhận tổng qt nhƣ sau:

3.1.1 Tình hình khí hậu khu thí nghiệm

Nhìn chung điều kiện khí hậu đƣợc xem là khá thuận lợi cho canh tác đậu nành trong suốt thời gian thí nghiệm. Nhiệt độ tại nơi thí nghiệm đƣợc đánh giá là khá ổn định với nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm (26,04 – 29,40

C )và đây cũng là mức nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây đậu nành (Phạm Văn Biên, 1996). Ẩm độ trung bình trên 75% giúp cho đậu nành tập trung tích lũy dƣỡng chất tạo hạt tốt.

Bảng 3.1 Tình hình khí hậu trong 4 tháng tiến hành thí nghiệm

Chỉ tiêu Tháng 1 2 3 4 Nhiệt độ (o C) Ẩm độ (%) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng 26,4 80,7 14,7 74,6 27 79 Không mƣa 91,3 28,4 74,4 0,6 96,4 29,4 76 1,1 92,6

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn thành phố Cần Thơ

* Giai đoạn nẩy mầm.

Giống đậu nành MTĐ 760 – 4 đƣợc cung cấp từ tổ Di Truyền và Chọn Giống thuộc khoa Nông nghiệp và SHƢD nên đƣợc đảm bảo về độ thuần giống cũng nhƣ là sức nẩy mầm của hạt giống. Hạt đƣợc gieo đúng với kỹ thuật nên hầu hết ở các nghiệm thức hạt giống đều nẩy mầm hoàn toàn khoảng 3 – 4 NSKG với tỉ lệ nẩy mầm đạt hơn 95% (Bảng 3.3).

* Giai đoạn cây con.

Để đảm bảo đúng mật độ thí nghiệm cơng việc tỉa cây con chỉ giữ lại 2 cây/hốc đã đƣợc tiến hành vào thời điểm 10 NSKG. Nhìn chung vào giai đoạn cây con ở tất cả các nghiệm thức đều phát triển khá mạnh và hầu nhƣ đều giáp tán ở khoảng 30 NSKG theo các mức độ : 40 x 10 cm > 40 x 15 cm > 40 x 20 cm > 50 x 15 cm.

Ở nghiệm thức 40 x 10 cm các cây giáp tán sớm nhất và rậm rạp nhất và đây cũng là nghiệm thức chịu ít sự tấn cơng của cỏ dại do sự giáp tán nhanh và rậm rạp của các cây trong lơ thí nghiệm. Tuy nhiên, sự giáp tán sớm và quá rậm rạp của các cây đậu trong nghiệm thức đã phần nào tạo ra sự canh tranh về ánh sáng giữa các cây với nhau và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sâu hại ẩn nấp và gây hại cũng nhƣ bệnh hại có điều kiện phát triển vì ẩm độ ln ở mức cao bởi sự che rợp trên.

Ở các nghiệm thức 40 x 15 cm và 40 x 20 cm có sự giáp tán tốt và có một mật độ có phần thƣa hơn nghiệm thức 40 x 10 cm. Do đó hầu nhƣ các cây trong hai nghiệm thức nói trên đã tránh đƣợc sự cạnh tranh về các yếu tố tự nhiên so với các cây trong nghiệm thức 40 x 10 cm mà vẫn đảm bảo sức hạn chế cỏ dại. Điều này khá quan trọng vì cỏ dại đƣợc kiểm soát tốt ở cả hai nghiệm thức này đồng thời tránh đƣợc sự cạnh tranh về dinh dƣỡng, đặt biệt là ánh sáng mặt trời nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự quang hợp của cây giúp cho cây có thể tổng hợp đƣợc tốt dƣỡng chất cho quá trình ra hoa và tạo trái sau này.

Nghiệm thức 50 x 15 cm là nghiệm thức có mật độ trồng thƣa nhất trong thí nghiệm. Với mật độ quá thƣa ở nghiệm thức này thì hầu nhƣ các cây đậu nành trong

nghiệm thức chƣa giáp tán đƣợc trong giai đoạn 30 NSKG. Chính vì vậy, đây là nghiệm thức cần đƣợc chú ý quản lý cỏ dại hơn so với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm.

* Giai đoạn hình thành trái và hạt.

Thí nghiệm tuy đƣợc bố trí trên đất ruộng nhƣng do đất gò nên việc cung cấp nƣớc đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp tƣới gàu mà không đƣợc tƣới tràn. Chính vì sự cung cấp nƣớc nhƣ trên đã phần nào ảnh hƣởng tới quá trình thụ phấn và tạo hạt của cây đậu nành. Theo Nguyễn Phƣớc Đằng (2009) trong quá trình ra hoa tạo trái ở cây đậu nành, nếu gặp mƣa nhiều trong giai đoạn này sẽ ảnh hƣởng tới quá trình tạo hạt của cây.

Bên cạnh đó, sự phát triển và vƣơn lóng cao ở các cây đậu trong nghiệm thức 40 x 10 cm cùng với mật độ trồng quá dày của nghiệm thức đã ảnh hƣởng khơng tốt tới q trình hình thành trái và hạt trong giai đoạn này bởi sự cạnh tranh về dinh dƣỡng, nƣớc tƣới cũng nhƣ ánh sáng mặt trời đã làm cho q trình quang hợp tích lũy dƣỡng chất gặp khó khăn.

* Giai đoạn chín

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong vụ Xuân Hè nên thời tiết khá thuận lợi cho sự sinh trƣởng cũng nhƣ phát triển của cây đậu nành. Tuy nhiên, trong quá trình thu hoạch đã gặp một trở ngại nhỏ đó là những cơm mƣa đầu mùa. Chính những cơm mƣa đầu mùa trƣớc ngày thu hoạch đã phần nào gây khó khăn cho việc phơi hạt cũng nhƣ làm ảnh hƣởng tới phẩm chất hạt đậu.

3.1.3 Tình hình sâu hại và bệnh hại trên cây đậu nành

Trong suốt q trình thí nghiệm, một số bệnh hại và sâu hại cơ bản (Bảng 3.2). Các loại sâu hại và bệnh hại đƣợc ghi nhận trong suốt thời gian thí nghiệm bao gồm:

* Sâu hại

Dòi đục thân (Melanagromyza sojae), chủ yếu xuất hiện và gây hại trong giai đoạn nẩy mầm và giai đoạn cây con gây ra hiện tƣợng chết cây con. Chính vì vậy, trong q trình gieo hạt Basudin 10H đã đƣợc sử dụng để ngăn ngừa sự tấn cơng của kiến và

dế qua đó cũng ngăn ngừa dịi đục thân. Nhìn chung ở tất cả các lơ thí nghiệm sự xuất hiện của dịi đục thân là khơng đán kể.

Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) đây là loài sâu hại khá nguy hiểm trên cây đậu nành vì nó tấn cơng trên nhiều giai đoạn của cây nhƣ giai đoạn cây con, ra hoa, tạo trái. Trƣớc khả năng tấn công qua nhiều giai đoạn của sâu ăn tạp, sự chủ động phịng ngừa bằng biện pháp hóa học đã đƣợc tiến hành và nhờ vậy mà tình hình gây hại của sâu ăn tạp cũng không đáng kể.

Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) là đối tƣợng gây hại khá nặng nề trên cây đậu nành nhờ vào đặt tính kháng thuốc cao và khả năng gây hại nghiêm trọng trên bộ lá làm ảnh hƣởng tới q trình quang hợp qua đó làm ảnh hƣởng tới năng suất. Mặc dù đã chủ động phịng ngừa nhƣng vẫn khơng tránh đƣợc sự gây hại của sâu xanh da láng trên bộ lá của cây đậu nành thí nghiệm (Bảng3.2).

Ở nghiệm thức 40 x 10 cm do sự che phủ quá rậm rạp của bộ lá đã tạo điều kiện thuận lợi cho có nơi trú ẩn và gây hại. Mặc dù đã áp dụng biện pháp hóa học để tiêu diệt sâu nhƣng hiệu quả mang lại không triệt để do bộ lá quá rậm rạp cùng với sự vƣơng cao của thân cây đậu nành bới sự cạnh tranh ánh sáng đã gây khơng ít khó khăn trong q trình phun thuốc.

Sâu đục trái (Etiella zinckenella) đây là lồi sâu hại tấn cơng và ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất của toàn vụ cũng nhƣ là chất lƣợng thƣơng phẩm của hạt. Sâu đục trái có thời điểm xuất hiện và gây hại rộng, tấn cơng từ khi trái cịn non cho đến lúc thu hoạch. Đặc biệt sâu có thể ẩn nấp và tiếp tục gây hại vào thời điểm sau thu hoạch nếu không chú ý ra hạt sớm sau khi thu hoạch. Với đặc tính ẩn nấp trong vỏ trái để gây hại cho năng suất thì việc tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật trong phịng trị sâu đục trái.

Trong suốt q trình thí nghiệm, thăm ruộng thƣờng xuyên nhằm theo dõi mật số sâu hại và áp dụng các biện pháp hóa học khi cần thiết. Tuy vậy, tình hình phịng trị sâu xanh da láng và sâu đục trái ở nghiệm thức 40 x 10 cm vẫn gặp một số khó khăn hơn các nghiệm thức khác trong thí nghiệm vì sự vƣơn cao q khổ của thân > 1m và một bộ lá quá dày đặc. Mặc dù đã áp dụng biện pháp phun thuốc 7 ngày/lần từ lúc trái đƣợc hình

thành cho đến 10 ngày trƣớc khi thu hoạch thì ngƣng phun thuốc nhƣng hiệu quả mang lại của nghiệm thức 40 x 10 cm vẫn không cao so với các nghiêm thức khác trong thí nghiệm. Với một bộ lá q rậm rạp thì biện pháp hóa học đƣợc áp dụng chỉ có tác dụng ở tán lá phía trên của cây, phần cịn lại nhất là những trái gần gốc cây đậu hầu nhƣ vẫn bị sâu đục trái tấn cơng khá dữ.

* Bệnh hại

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong vụ Xuân Hè và thời tiết hầu nhƣ rất thuận lợi nên các lơ trong thí nghiệm hầu khơng bị ảnh hƣởng nhiều bởi bệnh hại. Tuy vậy, theo ghi nhận các lơ trong thí nghiệm vẫn xuất hiện một số bệnh hại nhƣng thiệt hại do bệnh gây ra không dáng kể.

Bệnh rỉ sắt (do nấm Phakopsora pachyrhizi) xuất hiện trong giai đoạn ra hoa của cây đậu nành. Nấm bệnh tấn cơng bộ lá và làm giảm quang hợp, qua đó làm ảnh hƣởng tới năng suất và phẩm chất hạt. Tuy nhiên, trong suốc q trình thí nghiệm đã khơng bị ảnh hƣởng của bệnh do canh tác trong điều kiện mùa khô của vụ Xuân Hè.

Bệnh hạt tím (do nấm Cercospora kikuchi ) thơng thƣờng trong điều kiện ẩm độ cao đặc biệt là xuất hiện mƣa nấm bệnh sẽ tấn công trái và hạt chắt làm cho hạt bị thâm tím và qua đó làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng thƣơng phẩm của hạt cũng nhƣ là ảnh hƣởng tới sức nẩy mầm của hạt giống. Trong giai đoạn thu hoạch đậu nành xuất hiện một vài cơn mƣa đầu mùa trƣớc khi thu hoạch nên khơng làm xuất hiện bệnh hạt tím mà chỉ gây khó khăn cho việc thu hoạch và phơi sấy hạt (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Mức độ nhiễm sâu hại và bệnh hại ở 4 mật độ gieo trồng khác nhau ở giống

MTĐ 760 – 4 tại thực nghiệm khu II Đại học Cần Thơ

Mật độ DĐT SAT SXDL SĐT BRS BHT ĐN 40 x 10 1 1 2 2 1 1 1 40 x 15 1 1 1 1 1 1 1 40 x 20 1 1 1 1 1 1 1 50 x 15 1 1 1 1 1 1 1 Ghi chú: DĐT: Dòi đục thân; SAT: Sâu ăn tạp; SXDL: Sâu xanh da láng; SĐT: Sâu đục trái; BRS: Bệnh rỉ sắt; BHT: Bệnh hạt tím, ĐN: đổ ngã.

3.1.4 Sự đổ ngã

Cây đậu nành khi bị đổ ngã không những sẽ bị ảnh hƣởng tới năng suất mà còn ảnh hƣởng tới phẩm chất hạt giống khi thu hoạch đặc biệt là gặp điều kiện mƣa trong giai đoạn chín ở vụ Xuân Hè muộn. Mặc dù giống đậu nành MTĐ 760 – 4 là một trong những giống đƣợc đánh giá là cứng cây, kháng đổ ngã khá tốt.

Nghiệm thức 40 x 10 cm là nghiệm thức đƣợc bố trí số mật độ cây cao nhất, chính vì vậy các cây đậu trong nghiệm thức này đã phải cạnh tranh ánh sáng rất nhiều để vƣơn cao. MTĐ 760 – 4 thân to, cứng cây, nhƣng do mật độ dày nên đã làm cây nhỏ,mềm và rất yếu ớt nên rất dể bị đổ ngã. Tuy vậy, trong suốt q trình thí nghiệm khơng có hiện tƣợng đổ ngã ảnh hƣởng tới năng suất.

Các cây trong các nghiệm thức còn lại là 40 x 15 cm, 40 x 20 cm, 50 x 15 cm của thí nghiệm do khơng phải vƣơn lóng cao để cạnh tranh ánh sánh nên hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng của sự đổ ngã.

3.1.5 Tình hình cỏ dại

Trong canh tác cây họ đậu thì :” cơng trồng là cơng bỏ, cơng là cỏ mới là công ăn”. Thật vậy, cỏ dại là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hƣởng tới năng suất

đậu nành vì khơng chỉ cạnh tranh ánh sáng, nƣớc, dinh dƣỡng với cây đậu nành mà cỏ dại còn là ký chủ cho một số sâu, bệnh có cơ hội phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi. Một số loài cỏ dại đƣợc ghi nhận trong suốt thời gian thí nghiệm nhƣ sau:

Cỏ cú (Cyperus rotundus). Cỏ tranh (Imperata cylindica). Cỏ chỉ (Cynodon dactylon). Cỏ chác (Fimbristylis milliaceae)

Cỏ lồng vực nƣớc (Echinochloa crus-galli). Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona) Rau muống (Impomoea aquatica). Thù lù (Physalis angulata)

Để hạn chế ảnh hƣởng của cỏ dại, biện pháp làm cỏ bằng tay 3 lần trong suốt thời gian thí nghiệm là 10 NSKG, 20 NSKG và 30 NSKG đã đƣợc tiến hành. Sau khi tiến hành làm cỏ lần thứ 3 (30 NSKG) thì hầu hết các cây trong các lơ thí nghiệm đã giáp tán nên sự canh tranh của cỏ dại lúc này là không đáng kể. Tuy nhiên, ở các lô của nghiệm thức 50 x 15 thì vẫn phải làm cỏ thêm một lần thứ 4 (40 NSKG) vì sự giáp tán chậm hơn các nghiệm thức khác bởi mật độ gieo trồng thƣa nhất trong tồn thí nghiệm.

3.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU NƠNG HỌC 3.2.1 Đặc tính sinh trƣởng

* Ngày trổ hoa

Ngày trổ hoa là đặc tính di truyền của giống, tuy nhiên đặc tính này cũng chịu sự chi phối của các yếu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, mực thủy cấp, quang kỳ, dinh dƣỡng. Nhìn chung, các cây trong thí nghiệm ở các lô đều trổ hoa khá đồng loạt.

* Thời gian kéo dài trổ hoa

Tuy là đặc tính của giống nhƣng thời gian kéo dài trổ hoa cũng bị chi phối bởi các yếu tố môi trƣờng, nếu những cây đậu nành bị ảnh hƣởng của quang kỳ sẽ kéo dài thời gian trổ hoa khoảng 14 ngày so với các cây khác trong lô không bị ảnh hƣởng quang kỳ.Theo Mộng Hùng (1962) thì thời gian trổ hoa kéo dài sẽ làm cho trái chín khơng tập trung, gây khó khăn cho q trình thu hoạch. Thí nghiệm về mật độ gieo trồng đƣợc tiến hành trên một giống MTĐ 760 – 4 nên hầu hết các cây đậu nành trong các lơ đều có thời gian kéo dài trổ hoa không biến động giữa các nghiệm thức. Nhận định này phù hợp với kết quả quan sát trong suốt thời gian thí nghiệm (Bảng 3.3).

* Thời gian tạo trái

Đây là khoảng thời gian mà cây cần nhiều nƣớc, dƣỡng liệu và ánh sáng nhất trong tồn vụ vì cây phải tập trung dinh dƣỡng để ni trái và hạt. Chính vì vậy, trong thời kỳ này cần chăm sóc đúng kỹ thuật và cung cấp nguồn dinh dƣỡng cần thiết để cây cho năng suất cao. Bên cạnh sự chú ý trong chăm sóc phải chú ý tới sự xuất hiện và gây hại của các đối tƣợng sâu, bệnh nhất là ở những nghiệm thức có mật độ gieo trồng cao. Bởi vì ở các nghiệm thức có mật độ cây cao (40 x 10 cm) thƣờng có ẩm độ cao và thích hợp cho bệnh hại phát sinh và gây hại, ngoài ra với bộ lá rậm rạp của các cây đậu nành sẽ tạo điều kiện cho sâu hại có nơi trú ẩn và gây hại khó quan sát thấy đƣợc. Khi phát hiện đƣợc sự gây hại của sâu hại thì các biện pháp hóa học đƣợc áp dụng tại các lơ có mật độ gieo trồng cao cũng gặp khơng ít khó khăn nhƣ phun thuốc thƣờng không thể phun xuống phần trái ở gần gốc cây đậu nếu khơng áp dụng các loại thuốc có tính chất lƣu dẫn.

Bảng 3.3: Đặc tính sinh trƣởng của giống đậu nành MTĐ 760 – 4 trong thí nghiệm

Nghiệm thức Ngày mọc mầm Ngày trổ hoa

Thời gian kéo dài trổ hoa Thời gian tạo trái Thời gian sinh trƣởng 40 x 10 3 38 6 50 94 40 x 15 3 38 6 50 94 40 x 20 3 38 6 50 94 50 x 15 3 38 6 50 94

3.2.2. Đặc tính nơng học * Chiều cao lúc chín

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều cao lúc chín ở các nghiệm thức có thể chia theo thứ thự nhƣ sau: 40 x 10 cm (101 cm) > 40 x 15 cm (100,3 cm) > 40 x 20 cm (90,03 cm) > 50 x 15cm (86,33 cm). Chiều cao cây đậu nành lúc chín chịu sự chi phối của yếu tố ngoại cảnh và yếu tố giống. Các điều kiện chăm sóc tối hảo hay cách sử dụng phân bón trong q trình canh tác cũng tác động làm cho chiều cao cây tăng hay giảm.

Đặc điểm của cây đậu nành là thƣờng đóng trái trên thân chính và cả trên các cành hữu hiệu và chiều cao lúc chín cũng có những tác động nhất định trong sự đổ ngã khi trái chín gây ảnh hƣởng tới phẩm chất hạt giống. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng các cây đậu nành ở 2 nghiệm thức 40 x 10 cm và 40 x 15 cm có chiều cao hơn hẳng các nghiệm thức khác với chiều cao trung bình của các cây đậu nành trong 2 nghiệm thức nói trên

Một phần của tài liệu Ảnh hƣởng khoảng cách gieo trồng năng suất giống đậu nành MTĐ 760-4 vụ Xuân Hè 2010 tại Cần Thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)