Chưa có quy chế ràng buộc trách nhiệm đối với HĐQTNHCSXH các cấp

Một phần của tài liệu báo cáo (Trang 25 - 26)

Thanh hóa.Trong năm nếu Ngân sách Nhà nước chưa đủ cấp vốn để cho vay thì Chính phủ cho phép Ngân hàng huy động vốn trên thị trường để lấy nguồn vốn cho vay. Nhưng nguồn vốn này rất khó vì NHCSXH chỉ huy động mang tính thời vụ. Theo phương thức tạo vốn trong thời gian qua, nguồn vốn chủ yếu huy động thơng qua NHTM quốc doanh, tồn bộ là vốn ngắn hạn (thời hạn đến 12 tháng). Khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào mức cấp bù chênh lệch lãi suất từ Ngân sách Nhà nước hàng năm. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn trung hạn chiếm 35% trong khi sử dụng vốn cho vay trung hạn dư nợ chiếm 77.7%. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong quản lý và điều hành vốn tín dụng cho vay hộ nghèo, ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn cho các Ngân hàng thương mại. Rất khó có thể phát triển mở rộng quy mơ cho vay hộ nghèo nếu không cải thiện được cơ chế tạo lập nguồn vốn theo hướng ổn định nguồn vốn trung và dài hạn.

- Mức phân loại hộ nghèo chưa phù hợp

Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo thực tế. Danh sách mà ban XĐGN của xã, huyện lập ra còn bị ràng buộc bởi nhiều vấn đề như chỉ tiêu thi đua xã văn hoá, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Nghị quyết đại hội Đảng bộ, khả năng ngân sách của từng địa phương dành cho cơng tác XĐGN, vì người nghèo được hưởng nhiều chính sách ưu đãi... chứ khơng căn cứ vào tiêu thức hộ nghèo đã phân định và xác định một cách khách quan. Đây là một vấn đề cần được xem xét lại.

- Chưa có quy chế ràng buộc trách nhiệm đối với HĐQT- NHCSXH các cấp cấp

Đối với Thành viên BĐD- HĐQT cấp tỉnh, huyện là các quan chức trong bộ máy quản lý Nhà nước và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian và điều kiện để thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là khơng có quy chế ràng buộc trách nhiệm các thành viên về kết quả hoạt động của Ban đại diện HĐQT. Các cuộc họp của Ban đại diện HĐQT thường không quá bán, Nghị quyết HĐQT và những vấn đề kiến nghị tham mưu cho Đảng, Nhà nước ở tầm vĩ mơ để hoạch định chính sách, quản lý, giám sát, ban hành quy chế, cơ chế hoạt động cho NHCSXH tỉnh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt những huyện ở vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao thường có số thành viên ít quan tâm đến cơng việc của Ban đại diện nhiều hơn, làm ảnh hưởng công tác giám sát của Ban đại diện đối với những vùng trọng điểm.

Một phần của tài liệu báo cáo (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w