2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk được xây dựng từ năm 1924 do một đại uý quân đội thực dân Pháp phụ trách với quy mô và nhiệm vụ là một trạm cứu thương phục vụ chủ yếu cho quân đội (ANBULANCE DE Ban Mê Thuật) chỉ gồm có một căn nhà lợp ngói, tường vách bằng đất (TORCHIE) với 5-7 giường điều trị. Sau đó căn nhà này được phân đổi thành một bên điều trị nội khoa và một cho sản khoa.
- Từ năm 1946 trở đi, Bệnh viện được mở rộng thêm một số nhà và được giao cho dân sự là chủ yếu, lần lượt do các Y BS dân sự người Pháp và người Việt Nam phụ trách.
- Năm 1956 - 1958 Bệnh viện được xây cất thêm nhiều cơng trình chính và phụ với quy mô 120 giường và số Y BS, nhân viên được bổ sung đã trở thành một bệnh viện hoàn chỉnh.
- Năm 1966-1967 Bệnh viện lại được xây dựng thêm khu ngoại khoa (cả khu phòng mổ), phòng khám bệnh và mở rộng khu nhà bếp, số giường chung là 170 giường.
- Ngày 11/3/1975 Bệnh viện Đắk Lắk là một Bệnh viện được chính quyền cách mạng tiếp thu tiếp quản đầu tiên trên toàn miền Nam cùng với sự giải phóng hồn tồn thị xã Bn Ma Thuột.
- Ngày 15/3/1975. Bệnh viện chính thức hoạt động trở lại dưới làn bom đạn huỷ diệt của địch cho đến ngày miền Nam hồn tồn giải phóng.
- Năm 1978 - 2008 Bệnh viện được sửa chữa và mở rộng, tổng số giường bệnh lên 600 giường.
- Từ năm 2009 đến 2011, số giường bệnh của Bệnh viện được giao tăng dần lên 900 giường bệnh.
- Tháng 02/2012 Bệnh viện Đa khoa tỉnh được UBND tỉnh Đắk Lắk trao Quyết định số 390/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 02 năm 2012 Quyết định Về việc xếp hạng I cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh viện được nâng lên thành bệnh viện hạng I, là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh về thu dung điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh với quy mô 1.000 giường bệnh. Hiện nay tổng số người lao động lên đến hơn 1.300 cán bộ công nhân viên (bao gồm cả nhân viên hợp đồng) trong đó có 82 người là dân tộc thiểu số; có 36 khoa phịng, gồm có 07 phịng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng và 03 khoa hậu cần. Tỷ lệ CBCNV /giường bệnh đạt 1,18 (so với Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV là 1,25-1,40). Trong năm 2016 bệnh viện đã khám cho 379.231 lượt bệnh nhân và điều trị nội trú 59.189 lượt.
Bên cạnh hoạt động KCB thường quy, bệnh viện liên tục phát triển hoạt động y tế chuyên sâu, ứng dụng có hiệu quả các kỹ thuật mới, vào công tác khám, điều trị cho bệnh nhân như: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Longo, phẫu thuật kết hợp xương hàm bằng nẹp vít, thay tồn bộ khớp gối, khớp háng, phẫu thuật nội soi đứt dây chằng chéo trước, mổ cột sống lưng, ghép màng ối điều trị loét giác mạc...đặc biệt năm 2016 thành lập thêm và hiện tại đã đưa vào hoạt động về Cấp cứu & Can thiệp tim mạch. Hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí ngành y tế được tăng cường, ngày càng đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân. Kinh phí đầu tư từ Trung ương và các dự án của Chính phủ ngày càng nhiều thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Ngân sách địa phương cấp cho bệnh viện theo chỉ tiêu giường bệnh kế hoạch và chủ yếu là chi cho
con người, một phần kinh phí chi cho nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị. Bệnh viện đã triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Thơng tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐCP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập, bước đầu đã có sự thay đổi về ý thức phục vụ người bệnh được tốt hơn, có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản tài sản, sử dụng các nguồn thu chi có hiệu quả hơn nhằm nâng cao thu nhập tăng thêm cho người lao động.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.2.1. chức năng nhiệm vụ
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk là bệnh viện đa khoa hạng I, là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có đội ngũ chuyên khoa cơ bản có trình độ chun mơn sâu và có trang thiết bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng I.
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hay ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
Đào tạo cán bộ y tế: Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong
Đào tạo trực tuyến: trong năm ngoài tập huấn do Sở Y tế chủ trì, cịn phối hợp với bệnh viện Từ Dũ, Nhi Đồng 2 và bệnh viện đại học y dược TP Hồ Chí Minh gồm các chuyên đề cập nhật sốt xuất huyết, sẩy thai, tai biến sản khoa, cấp cứu nhi khoa … Tập huấn trực tuyến bệnh não mô cầu cho BS.
- Ngồi ra Bệnh viện cịn là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế đối với trường Đại học Y Tây Nguyên, Đại học Buôn Ma Thuột và Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk.
Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu
các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên sức khoẻ trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
- Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến
dưới (bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. - Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các trương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài theo
quy định của nhà nước.
Quản lý kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà
nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch tốn chi phí KCB.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ: Viện phí, bảo hiểm y tế, KCB theo yêu cầu và các dịch vụ khác
2.1.3. Đặc điểm nhân sự
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk có ban giám đốc gồm 5 người, cơ cấu tổ chức bộ máy toàn viện gồm 36 đơn vị trực thuộc
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Bộ máy bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk
2.1.3.2. Khái quát về đội ngũ BS của bệnh viện
a) Cơ cấu về số lượng
Bảng 2.1: Số lượng BS trên tổng số nhân viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến 2016 Năm Số BS/ Tỉ lệ % Trong đó Tổng số Tiến sĩ, Thạc sĩ, BS CBVC BS CKII BS CKII 2010-2011 197/826 23.8 6 82 109 2011-2012 204/812 25.1 7 90 94 2012-2013 201/848 23.7 8 108 85 2013-2014 192/820 23.4 11 107 74 2014-2015 186/798 23.3 14 104 68 2015-2016 269/930 28.9 18 112 139
Nguồn: Theo báo cáo thống kê số liệu của Phòng Tổ chức cán bộ năm 2016
140 120 100 80 60 Tiến sỹ, BSCK2 Thạc sỹ, BSCK1 40 Bác sỹ đa khoa 20 0 2011 2012 2013 2014 2015
Biểu đồ 2.1: Trình độ chun mơn BS từ năm 2010-2016 Số liệu cung cấp của Phòng Tổ chức cán bộ năm 2016
Bảng 2.2: Tổng hợp thông tin của đội ngũ BS được khảo sát
Dưới Từ30- Từ41- Trên Tổng cộng Nội dung 30 40 tuổi 50 tuổi 50 Số Tỉ lệ
Độ tuổi tuổi lượng (%)
tuổi Số lượng 45 95 56 58 254 95 Tỉ lệ (%) 17.7 37.4 22.04 22.83 100 Giới Nam 22 61 58 52 173 68.1 tính Nữ 23 34 18 6 81 31.9 Giám đốc 0 0 0 1 1 0.3 Phó giám đốc 0 0 1 3 4 1.6 Chức Trưởng 0 1 11 16 28 11 khoa/phịng vụ Phó trưởng 0 2 16 10 28 11 khoa/phòng BS 45 92 28 28 193 76
Thâm Dưới 5 năm 84 33.1
Từ 5 - 10 năm 52 2.04
niên Trên 10 năm 128 46.5
Trình Tiến sĩ (CKII) 0 1 9 8 18 7.1 Thạc sĩ (CKI) 0 33 40 39 112 44.1 độ BS 46 63 8 7 124 48.1 Dưới 3 triệu 13 0 0 0 13 5.5 Thu Từ 3 - 5 triệu 0 127 56 0 183 72 nhập Từ 6 - 10 triệu 0 0 0 56 56 22 Trên 10 triệu 0 0 0 2 2 0.7
Nguồn: Tác giả, điều tra khảo sát tháng 12 năm 2016 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát tại phụ lục 2
- Qua bảng 2.2 có thể thấy độ tuổi BS từ 30 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số BS là 95 người, tỉ lệ 37,4%. Phần lớn trong số này có thâm niên trên 10 năm KCB, có kinh nghiệm, chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say cơng tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh tri thức hiện đại, là đội ngũ kế cận trong công tác quy hoạch điều trị, bồi dưỡng và quy hoạch quản lý.
- BS độ tuổi từ 41 - 50 tuổi có 56 người, chiếm tỉ lệ 22% trong tổng số BS toàn bệnh viện; đây là độ tuổi với thâm niên KCB cao, là lực lượng nịng
cốt vì phần lớn BS đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn quy định, ở độ tuổi mà kỹ năng nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ đã được khẳng định. Số BS này vẫn còn khả năng tiếp tục được điều trị bồi dưỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu được quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng KCB của cả đội ngũ BSk.
- BS trên 50 tuổi có 58 người chiếm tỷ lệ 22.9%. Đây là số BS có thâm niên nghề nghiệp cao, phần lớn trong số họ hiện đang giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở các Khoa, các Bộ môn, là lực lượng BS đầu đàn, BS chính của bệnh viện. Tuy nhiên, số BS này sắp đến tuổi về hưu nên cần có lực lượng kế cận kịp thời.
- Số BS dưới 30 tuổi có 45 người chiếm tỷ lệ 17,7%. Số lượng BS này không nhiều nhưng là lực lượng hết sức quan trọng. Với mục tiêu trẻ hóa đội ngũ nhân lực của bệnh viện nên số BS được bổ sung có tuổi đời trẻ, sung sức, có sức khỏe, lịng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại. Số lượng BS này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ BS trên 50 tuổi của bệnh viện.
Do có sự khác biệt về độ tuổi nên nhu cầu đối với cơng việc ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với những BS trẻ, họ sẽ quan tâm đến chế độ đãi ngộ, với BS lâu năm của bệnh viện họ sẽ quan tâm đến việc thăng tiến. Do vậy, lãnh đạo bệnh viện, các nhà quản lý nên quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm tuổi để có các biện pháp tạo động lực hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả làm việc trong bệnh viện.
-Cơ cấu về giới tính
Qua thống kê, cho thấy tỉ lệ BS nữ so với BS nam chênh lệch khá nhiều. Đây là tỉ lệ khơng cân bằng về giới tính đối với lực lượng BS. Tuy nhiên nhà quản lý cũng cần chú ý đến một số đặc điểm về giới tính của BS bệnh viện như sau:
- Do đặc điểm về giới, phụ nữ phải chăm lo gia đình nên việc đầu tư cho công tác chun mơn, học tập nâng cao trình độ là một sự cố gắng lớn của họ. Với đức tính chu đáo, cẩn thận, phụ nữ thường làm tốt hơn nam giới, cần quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn về nhu cầu học tập ở trình độ cao cho phụ nữ. Vì thế trong cơng tác quản lý phát triển BS. Bệnh viện cần quan tâm chú ý đến những điều kiện, khả năng và đặc trưng về giới để có biện pháp động viên, khuyến khích giúp BS nữ phát huy thế mạnh, khắc phục được những hạn chế để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
-Cơ cấu về thâm niên cơng tác
Nhìn chung đội ngũ BS bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã có thời gian trải nghiệm trong cơng tác, số BS có thâm niên cơng tác trên 10 năm chiếm khoản 50% - Đây là lực lượng giữ vai trò nòng cốt. Bởi họ đã trải qua thời gian tập sự, thời gian trải nghiệm thực tiễn KCB và đã tích lũy được kinh nghiệm trong KCB. Trong thực tiễn đối với một BS mới vào nghề, 5 năm đầu tiên là 5 năm nghiên cứu, học hỏi và bước đầu trải nghiệm thực tiễn, sau 5 năm nếu được kèm cặp và tạo cơ hội thì 5 - 10 năm là giai đoạn BS trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Chính vì vậy, với lực lượng BS của bệnh viện hiện nay cần tạo nhiều cơ hội học hỏi rút kinh nghiệm, nâng cao để chuẩn hóa về trình độ....
-Trình độ chun mơn nghiệp vụ
Kết quả bảng 2.3 cho thấy: số BS CKI, thạc sĩ, CKII, tiến sĩ ngày được nâng lên chiếm hơn 50% trên tổng số BS; đến năm 2016 bệnh viện đã có 18
CKII/tiến sĩ và 112/thạc sĩ; nâng số BS có trình độ sau đại học là 130 người. Tuy nhiên, trình độ chun mơn nghiệp vụ của BS vẫn chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của bệnh viện hiện nay. Đội ngũ BS còn thiếu về số lượng, bất cập về chất lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề; đặc biệt, tỉ lệ BS có trình độ CKII/tiến sĩ cịn thấp, việc trẻ hóa đội ngũ và thu hút BS chất lượng cao rất hạn chế. Vì vậy để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ BS trong thời gian tới, thì trước hết cần có sự nỗ lực rất lớn từ chính bản thân mỗi người BS; bên cạnh đó lãnh đạo bệnh viện cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho BS đồng thời có chính sách thu hút, tuyển dụng được đội ngũ BS chất lượng cao, chú trọng BS trẻ tài năng về làm việc tại bệnh viện.
2.2. Thực trạng động lực làm việc của Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
2.2.1. Cơ sở pháp lý có liên quan đến cơng việc của Bác sĩ và công tác quản lý Bác sĩ .
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk là bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y