Giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm năng cao hiệu quả điều

Một phần của tài liệu 2005LHOG042 NguyenLuongTruongPhi LLCNNPL (Trang 25 - 32)

5. Ý nghĩa việc nghiên cứu

3.2. Giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm năng cao hiệu quả điều

24

Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời kết hợp giáo dục nâng cao đạo đức là nguyên tắc nhất quán, là quan điểm chỉ đạo trong nhận thức cũng như thực tiễn quản lý xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Để hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo này, cần thực hiện một cách đồng bộ hàng loạt giải pháp, bao gồm cả những giải pháp pháp lý, đạo lý và những giải pháp kinh tế xã hội, trong đó nhấn mạnh cả những giải pháp trong hành động thực tiễn, cả những giải pháp về vấn đề nhận thức lý luận.

Pháp luật và đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, sinh ra từ tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Bởi vậy, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải tạo và xây dựng những quan niệm quan điểm đạo đức, vấn đề cơ bản và xuyên suốt là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những khiếm khuyết, tồn tại trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, đảm bảo kết hợp một cách chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

3.2.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của đạo đức, của pháp luật cũng như ý nghĩa của sự kết hợp đạo đức và pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Trong quản lý xã hội nói chung khơng thể dùng pháp luật thay thế cho đạo đức, hoặc đạo đức thay thế cho pháp luật. Kết hợp giữa đạo đức với pháp luật chính là nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ, phù hợp với các giá trị chân, thiện, mỹ, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người. Đồng thời, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức cũng là làm cho các giá trị đạo đức thẩm thấu vào trong các qui định của pháp luật, làm cho lương tâm, tình cảm con người trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện pháp luật; làm cho pháp luật và đạo đức trở nên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau, trở thành tiền để của nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

25

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mục tiêu mà chúng ta đang hướng đến. Đó là nhà nước mà ở đó đề cao vai trị của pháp luật, quản lý nhà nước bằng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kết hợp pháp luật và đạo đức cần phải tiến hành những hoạt động cụ thể sau:

Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về các phương thức kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của Người và đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học về vấn đề kết hợp pháp luật và đạo đức để áp dụng một cách hiệu quả nhất vào đời sống xã hội hiện nay.

Cần đào tạo chuyên sâu đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên nắm vững kiến thức khoa học pháp lý, thấm nhuần sâc sắc các giá trị đạo đức truyền thống tiến bộ của dân tộc và đặc biệt có nhận thức khách quan, khoa học về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, cũng như ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc kết hợp các công cụ quản lý xã hội này.

3.2.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật phải thực sự phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của nhân dân, là cơng cụ hữu hiệu bảo đảm và bảo vệ các quyền, các lợi ích của người lao động, là công cụ để bảo vệ chân, thiện, mỹ, diệt trừ cái ác, cái bất công, thiết lập trật tự, kỉ cương xã hội, thiết lập mơi trường nhân đạo, nhân văn, vì con người, phục vụ con người. Để có được điều đó, phải có sự đổi mới một cách căn bản từ trong nhận thức, tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đặc biệt là những người có thẩm quyền xây dựng pháp luật. Tư tưởng nhà nước của dân, do dân, vì dân; cán bộ, đảng viên, cơng chức nhà nước là công bộc của dân; nhà nước được tổ chức ra để phục vụ nhân dân... phải được thấm nhuần sâu sắc trong tất cả mọi nhân viên nhà nước.

3.2.3. Nâng cao việc giáo dục nâng cao đạo đức, ý thức pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội

26

Chú trọng giáo dục pháp luật phải được thực hiện hài hòa trong sự kết hợp, lồng ghép với việc giáo dục nâng cao đạo đức, bổn phận cơng dân, có như vậy pháp luật và đạo đức mới có điều kiện phát huy sức mạnh của mình với tư cách là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội. Giáo dục pháp luật, phải nhằm hình thành sâu sắc và mở rộng hệ thống tri thức về pháp luật, có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời khơng xâm phạm đến quyền và lợi ích người khác, bảo đảm quan hệ hài hịa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, lợi ích chung xã hội. Giáo dục đạo đức phải tạo nên nhận thức về các giá trị, chuẩn mực về đạo làm người, về đối nhân xử thế, phải biết kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc, phải đón bắt kịp thời những giá trị đạo đức tinh hoa của nhân loại, nhưng cao hơn hết là xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục pháp luật, đạo đức phải nhằm hình thành tình cảm, lịng tin với pháp luật, với các giá trị đạo đức của dân tộc. Giáo dục pháp luật, đạo đức nhằm hình thành ở mỗi con người những động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực trong cuộc sống. Muốn đạt được mục đích trên, phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, pháp luật một cách tích cực ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Cần phải tuyên truyền pháp luật, đạo đức một cách rộng rãi cho người dân bằng nhiều hình thức khác nhau. Một cách hiệu quả nhất đó chính là sử dụng thơng tin đại chúng như là công cụ hữu hiệu trong công tác giáo dục pháp luật, đạo đức.

3.2.4. Tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức; chú trọng giáo dục cải tạo khi xử lý người vi phạm pháp luật

Phải xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, bất kể người vi phạm là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội. Các hành vi vi phạm pháp luật đồng thời làm đạo đức xã hội bị thoái hoá, xuống cấp càng phải xử lý nghiêm minh hơn. Trong xử lý các vi phạm pháp luật phải triệt để tôn trọng các qui định của pháp luật về nhân phẩm con người, xử lý nghiêm minh các hành vi mớm cung, ép cung, dùng nhục hình... Chủ thể có thẩm quyền

27

xử lý vi phạm pháp luật phải ln xác định mình vừa là người chấp pháp, vừa là người thi hành đạo đức.

Cần có cơ chế động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, đặc biệt có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái bất công, tôn vinh, nêu gương sáng để học tập những cá nhân, tổ chức có thành tích trong công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức trong nhân dân. Cần tạo ra mơi trường gia đình, xã hội lành mạnh và an tồn, mang tính nhân văn cao, tạo ra những hồn cảnh và điều kiện tốt để mọi người phát huy cái tốt, cái tích cực, loại trừ cái tiêu cực.

Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý vừa phải đảm bảo đúng pháp luật, vừa phải đảm bảo khả năng bất lợi thấp nhất cho người bị truy cứu. Trách nhiệm pháp lý ln có tính chất bất lợi cho người bị truy cứu, vì vậy, trong hoạt động của mình, cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền cần tận dụng mọi khả năng có thể trong phạm vi luật định để sao cho biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với họ là biện pháp “ít bất lợi nhất”. Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý phải luôn quán triệt phương châm “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”. Vì vậy, nhà nước và xã hội luôn tạo mọi điều kiện để những người “lầm đường lạc lối” quay trở lại con đường lương thiện, “làm lại cuộc đời”. Tuyệt đối tránh tình trạng đẩy người vi phạm vào bước đường cùng, “khơng cịn gì để mất”. Đồng thời, để khuyến hích người vi phạm tích cực sửa chữa sai phạm, cần có biện pháp miễn, giảm, xóa trách nhiệm pháp lý cho họ một cách kịp thời. Hoạt động này được thực hiện tốt, không chỉ giáo dục được người vi phạm, mà còn loại bỏ cơ hội tái phạm của họ. Ngược lại, nếu hoạt động này bị coi nhẹ thì đó lại là một trong những ngun nhân của tình trạng tái vi phạm. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp trừng phạt, xử lý theo qui định của pháp luật đối với người vi phạm pháp luật, những hoạt động giáo dục cải tạo, hướng thiện là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách tích cực.

28

Các hoạt động này được thực hiện tốt, không chỉ giáo dục được người vi phạm, mà cịn có thể loại bỏ nguy cơ tái phạm của họ.

Tóm lại nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức nhằm chỉ rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa chúng, qua đó chỉ ra rằng, trong quản lý xã hội, điều hết sức quan trọng là phải biết kết hợp một cách chặt chẽ giữa chúng. Quan điểm chỉ đạo trong việc kết hợp pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội là: việc kết hợp phải được quán triệt trong toàn bộ cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi con người; việc kết hợp là nhằm phục vụ việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, đảm bảo tốt hơn cho việc quản lý xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng nền văn hóa dân tộc, đặc sắc Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế; xây dựng bản lĩnh con người Việt Nam trong quá trình hợp tác và hội nhập, tạo nên một màng lọc có hiệu quả trong việc tiếp thu văn hóa, lối sống từ bên ngồi; giảm thiểu hiện tượng vi phạm pháp luật cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng...

29

KẾT LUẬN

Pháp luật và đạo đức là những công cụ quản lý xã hội quan trọng, không thể thiếu được trong xã hội ta hiện nay. Để sử dụng pháp luật cũng như đạo đức một cách có hiệu quả nhất trong quản lý xã hội trước hết địi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò cũng như những ưu điểm và hạn chế của mỗi yếu tố; chỉ rõ những điểm tương đồng, khác biệt của chúng, đồng thời phải nhận thức được một cách sâu sắc sự tác động qua lại, bổ sung cho nhau giữa chúng.

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện trước hết ở chỗ, đạo đức là cơ sở của việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Bất kì hệ thống pháp luật nào cũng luôn được xây dựng trên một nền tảng đạo đức nhất định, khi pháp luật không phù hợp với đạo đức xã hội, sớm muộn nó cũng phải bị thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, đạo đức là nhân tố quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ đến đạo đức, nó ghi nhận củng cố và phát huy những quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị, những quan niệm đạo đức tiến bộ, loại trừ những quan điểm, quan niệm, qui tắc đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, không phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị cũng như lợi ích của cộng đồng dân tộc. Nó góp phần ngăn chặn sự thối hoá, xuống cấp của đạo đức, ngăn chặn sự hình thành những quan niệm, quan điểm đạo đức phản tiến bộ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, hình thành những quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức mới.

30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự (hiện hành).

2. Bộ luật Hình sự (Bộ luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

3. Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

4. Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp

luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần

thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

9. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Trọng Lâm (2020), Giá trị xã hội của pháp luật Việt Nam - Lý luận và

Một phần của tài liệu 2005LHOG042 NguyenLuongTruongPhi LLCNNPL (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)