Egonol (Hợp chất 1)

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28677-đã chuyển đổi (Trang 37)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ CÂY BỒ ĐỀ

3.1.1. Egonol (Hợp chất 1)

Hợp chất 1 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc 117-118oC. Phổ khối ESI-MS cho pic giả ion phân tử [M+H]+ tại m/z 327 cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C cho phép xác định công thức phân tử của chất là C19H18O5.

Hình 3.1: Phổ ESI-MS của chất 1

Phổ 1H-NMR của chất 1 cho tín hiệu cộng hưởng của ba nhóm proton vịng thơm bao gồm H-3 (δH 6.93, s), H-4 (δH 6.98, d, 1.5 Hz) và H-6 (δH 6.73, d, 1.5 Hz) cùng với ba proton đặc trưng cho hệ ABX [H-2' (δH 7.34, d, 1.5 Hz), H-6' (δH 7.42, dd, 1.5, 8.0 Hz) và H-5' (δH 6.91, 8.0 Hz)]. Ngồi ra, phổ 1H cịn cho thấy tín hiệu cộng hưởng của một nhóm methylene liên kết với oxy (δH 6.01) đặc trưng

cho nhóm 3',4'-methylenedioxyphenyl; ba nhóm methylene aliphatic ở phần hydroxypropyl [H-1'' (δH 2.76, t, 7.5 Hz), H-2'' (δH 1.92, m) và H-3'' (δH 3.61, t, 6.5 Hz)]; và proton của một nhóm methoxy 7-OCH3 (δH 4.03, s).

Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của hợp chất 1

Phổ 13C-NMR của hợp chất 1 cho phép xác định sự có mặt của 19 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm: sáu nhóm methine vịng thơm (=C-), bốn nhóm methylene (CH2), tám cacbon bậc 4 và một cacbon methoxy (δC 56.7).

Dựa vào cơ sở các dữ liệu phổ (1H và 13C-NMR) trên đây, gợi ý đến cấu trúc khung benzofurane cho hợp chất 1. Cấu trúc của 1 được khẳng định nhờ phân tích dữ liệu phổ HMBC.

Hình 3.4: Phổ HMBC của hợp chất 1

Trên phổ HMBC, tương tác xa giữa proton của nhóm methylene CH2-3 (δH 6.93) với C-2 (δC 157.2)/C-3a (δC 132.5)/ C-7a (δC 143.8), tương tác giữa proton của nhóm methine CH-4 (δH 6.98) với C-3 (δC 101.4)/ C6 (δC 108.9)/ C-7a (δC 143.8) cho phép thiết lập nên khung benzofurane. Tương tác HMBC giữa proton thuộc nhóm methylene liên kết với oxy OCH2O (δH 6.01) với C-3′ (δC 149.6), C- 4′ (δC 149.5), giữa proton thuộc nhóm methine CH-2′ (δH 7.34) với C-3′( δC 149.6), giữa proton của nhóm methine H-5′ (δH 6.91) với C-4′ (δC 149.5), giữa proton của nhóm methine H-6′(δH 7.42) với C-2′ (δC 106.1)/C-4′ (δC 149.5) cho phép xác định sự có mặt của nhóm 3′,4′-methylenedioxyphenyl. Cuối cùng, tương tác HMBC giữa proton của nhóm methine H-2′ (δH 7.34) và H-6′ (δH 7.42) với C-2 (δC 101.4) cho phép xác định vòng phenyl gắn với khung benzofurane ở vị trí C-2. Tương tác xa HMBC giữa proton của nhóm methyl gắn với oxy OCH3-7 (δH 4.03) với C-7 (δC 146.1) cho phép xác định vị trí của nhóm methoxy tại C-7. Cuối cùng, tương tác xa giữa proton của nhóm methylene CH2-2′′ (δH 1.92) với C-1′′ (δC 33.4)/ C-3′′ (δC 62.3), giữa proton H-3′ ′ (δH 3.61) với C-1′′ (δC 33.4) và giữa proton H-1′′ (δH 2.76) với C-4 (δC 113.5)/C-5 (δC 139.2)/ C-6 (δC 108.9) cho phép

xác định sự có mặt của chuỗi hydroxypropyl tại C-5. Như vậy, bằng cách phân tích các dữ liệu phổ trên đây và so sánh với tài liệu tham khảo [49, 50] cho phép kết luận hợp chất 1 là egonol. Egonol được biết đến là một hợp chất benzofurane có mặt phổ biến trong chi Bồ đề Styrax, đã được nhiều tài liệu cơng bố có hoạt tính sinh học lý thú như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng

viêm… [51, 52]

Hình 3.5: Tương tác HMBC của hợp chất 1 3.1.2. Egonoic acid (Hợp chất 2)

Hợp chất 2 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối va chạm electron ESI=MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 363 [M+Na]+ cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C-NMR cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 2 là C19H16O6.

Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 2 xuất hiện các tín hiệu của ba nhóm proton vịng thơm bao gồm H-3 (δH 6.94, s), H-4 (δH 7.01, d, 1.0 Hz) và H-6 (δH 6.78, d, 1.0 Hz) cùng với ba proton đặc trưng cho hệ ABX [H-2' (δH 7.34, d, 2.0 Hz), H-6' (δH 7.42, dd, 1.5, 8.0 Hz) và H-5' (δH 6.92, 8.0 Hz)]. Ngồi ra, phổ 1H cịn cho thấy tín hiệu cộng hưởng của một nhóm methylene liên kết với oxy (δH

6.01) đặc trưng cho nhóm 3',4'-methylenedioxyphenyl; hai nhóm methylene aliphatic ở phần hydroxypropyl [H-1'' (δH 2.99, t, 7.5 Hz), H-2'' (δH 2.58, t, 7.5 Hz); và proton của một nhóm methoxy 7-OCH3 (δH 4.02, s).

Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của hợp chất 2

Phổ 13C-NMR của hợp chất 2 cho phép xác định sự có mặt của 19 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm: sáu nhóm methine vịng thơm (=C-), ba nhóm methylene (CH2), chín cacbon bậc 4 và một cacbon methoxy (δC 56.7).

Khi so sánh phổ 1H và 13C- NMR của hợp chất 1 2 thì thấy chúng tương tự nhau, chỉ có sự khác nhau là nhóm hydroxy ở vị trí C-3” (δH 3.61; (δC 62.3) của chất 1 được thay bằng nhóm carboxy -COOH (δC 179.8) của chất 2. Như vậy, từ việc phân tích các dữ liệu phổ MS, NMR kết hợp với cơng trình đã cơng bố [53] cho thấy hợp chất 2 là Egonoic acid.

Hình 3.9: Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 3.1.3 Manchicendiol (Hợp chất 3)

Hợp chất 3 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối va chạm electron ESI=MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 365 [M+Na]+ cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C-NMR cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 3 là C19H18O6.

Hình 3.11: Phổ 1H-NMR của hợp chất 3

Hình 3.12: Phổ 13C-NMR của hợp chất 3

Phổ 1H và 13C- NMR của hợp chất 3 tương tự như của hợp chất 1, chỉ có sự khác nhau là ở vị trí cacbon C-1′′, proton của nhóm methylene CH2-1′′ (δH 2.76; δC 33.4) ở hợp chất 1 được thay thế bằng nhóm hydroxy methine (δH 4.88; δC 72.8) ở hợp chất 3. Điều này còn được chỉ ra ở phổ HMBC. Trên phổ HMBC cho thấy tương tác xa giữa proton của nhóm hydroxy methine (δH 4.88) với cacbon C-4 (δC 111.5)/C-5 (δC 142.5)/C-6 (δC 106.1), giữa proton của nhóm methylene CH2-2′′ (δH 1.94; 2.06) và CH2-3′′ (δH 3.64; 3.72) với cacbon C=1′′ (δC 72.8). Ngoài ra, trên phổ MS cho thấy khối lượng phân tử của chất 3 lớn hơn chất

1 là 12Da cũng chứng tỏ sự có mặt của nhóm hydroxy OH ở vị trí C-1′′. Từ những phân tích dữ liệu phổ trên và so sánh với tài liệu tham khảo [54] cho thấy hợp chất 3 là Machicendiol. Đây là hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ chi

này.

Hình 3.13: Phổ HMBC của hợp chất 3

Hình 3.14: Tương tác HMBC của hợp chất 3 3.1.4. Styraxin (Hợp chất 4)

Hợp chất 4 được thu nhận dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho thấy tín hiệu pic ion giả phân tử ở m/z 393 [M+NA] +. Kết hợp với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C-NMR cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 4 là C20H18O7.

Hình 3.15: Phổ ESI-MS của hợp chất 4

Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 4 cho tín hiệu cộng hưởng của các proton vòng furo furan ở vùng trường cao δH 3.45-5.29 ppm, trong khi đó các proton

của vịng 3',4'-methylenedioxyphenyl xuất hiện ở vùng trường thấp [OCH2O (δH 5.97, s), H-2' (δH 7.34, d, 1.5 Hz), H-5' (δH 6.91, d, 8.0 Hz),và H-6' (δH 7.42, dd, 1.5,

8.0 Hz)]. Ngoài ra, phổ 1H cịn cho thấy tín hiệu của ba proton của vịng 1,3,4- trisubstitutedphenyl đặc trưng cho hệ ABX [H-2'' (δH 6.81, d, 2.0 Hz), H-6'' (δH 6.77, dd, 2.0, 7.5 Hz) và H-5'' (δH 6.98, d, 7.5 Hz) và proton của một nhóm methoxy 3''-OCH3 (δH 3.95, s).

Hình 3.17. Phổ 13C của hợp chất 4

Phổ 13C-NMR của hợp chất 4 cho phép xác định sự có mặt của 20 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm: sáu cacbon nhóm methine vịng thơm, bốn cacbon nhóm methine aliphatic, hai cacbon nhóm methylene liên kết với oxy, sáu cacbon bậc 4, một cacbon methoxy 3''-OCH3 (δC 56.0) và một cacbon cacbonyl C-8 (δC 176.8).

Hình 3.17: Phổ 13C của hợp chất 4

Dựa vào cơ sở các dữ liệu phổ (1H và 13C-NMR) trên đây, gợi ý đến cấu trúc khung lignan furofuran cho hợp chất 4. Cấu trúc của 4 được khẳng định nhờ phân tích dữ liệu phổ HMBC.

Trên phổ HMBC, tương tác xa giữa proton của nhóm methine CH-1 [δH 3.45 (dd, 3.5, 9.5 Hz)] với C-2(δC 83.4) /C-4(δC 72.7) /C-8(δC 176.8), giữa proton của nhóm methine CH-5 (δH 3.20) với C-4 (δC 72.7) /C-6 (δC 84.5), giữa proton nhóm methine CH-2 [(δH 5.33, d, 4.0 Hz)] với C-5 (δC 56.0) và proton của nhóm methine CH-6 [5.29 (d, 4.0 Hz)] với C-1 (53.2)/C-8 (176.8) thiết lập nên vòng furofuran của phân tử. Tương tự, tương tác xa giữa proton của nhóm methylene OCH2O (δH 5.97, s) với C-3' (δC 148.0) /C-4' (δC 148.4), giữa proton H-2' (δH 6.90, d, 1.5 Hz) với C-3' (δC 148.0), giữa proton H-6' (δH 6.86, dd, 1.5, 8.0 Hz) với C-2' (δC 108.2)/C-4' (δC 148.4) thiết lập nên vòng 3',4'- methylenedioxyphenyl. Tương tác xa giữa proton của nhóm methine CH-2′′ (δH 6.81, d, 2.0 Hz) với C-3′′ (δC 146.8), giữa H-6′′ (δH 6.77, dd, 2.0, 7.5 Hz) với C- 2′′ (δC 108.5)/C-4′′ (δC 145.4) cho phép thiết lập nên vòng 1,3,4-trisubstitued

phenyl. Tại vịng đó, tương tác HMBC giữa proton của nhóm methoxy OCH3-3′′ (δH 3.95) với C-3′′(δC 56.0) cho phép xác định vị trí của nhóm methoxy OCH3 tại C-3′′. Vịng furofuran liên kết với vịng 3',4'-methylenedioxyphenyl tại vị trí cacbon C-2 được xác định bởi tương tác xa HMBC giữa H-2' (δH 6.90, d, 1.5 Hz) và H-6' (δH 6.86, dd, 1.5, 8.0 Hz) với C-2 (δC 83.4) cũng như sự liên kết giữa vòng furofuran và vòng 1,3,4-trisubstituted phenyl được xác định bởi tương tác xa giữa proton H-2′′ (δH 6.81, d, 2.0 Hz) và H-6′′ (δH 6.77, dd, 2.0, 7.5 Hz) với C-6 (δC 84.5).

Hình 3.18: Phổ HMBC của hợp chất 4

Từ những phân tích dữ liệu phổ trên và so sánh với tài liệu tham khảo [55] cho thấy hợp chất 4 là styraxin, được phân lập lần đầu tiên từ loài Styrax officinal [55].

3.1.5. Vladinol D (hợp chất 5)

Hợp chất 5 được phân lập từ cặn chiết EtOAc dưới dạng chất rắn màu trắng. Tín hiệu phổ khối phun mù điện tử ESI-MS được chỉ ra pic ion giả phân tử ở m/z 397 [M+Na]+. Cùng với dữ liệu phổ 13C cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 5 là C20H22O7.

Hình 3.20: Phổ ESI-MS của hợp chất 5

Phổ 1H-NMR cho tín hiệu của proton thuộc ba nhóm methine aliphatic H- 8 (δH 4.28), H-7′ (δH 4.66, d, 9.0 Hz), H-8′ (δH 2.72); một nhóm methylene liên kết với oxy H-9 (4.19) và liên kết COSY giữa các proton H-9/H-8/H-8'/H-7' gợi ý đến cấu trúc của một vòng furan. Tương tác xa HMBC giữa proton của nhóm methylene liên kết với oxy H-9′ (δH 3.62, δH 3.67) với C-8′ (δC 54.6) cho phép xác định vị trí của nhóm này tại C-8′. Phổ 1H-NMR cịn cho thấy tín hiệu cộng hưởng của các proton đặc trưng cho hệ ABX giữa H-2 (δH 7.61, d, 2.0 Hz), H-6 (δH 7.63, dd, 2.0, 9.0 Hz), and H-5 (δH 6.91, d, 9.0 Hz)] gợi ý đến sự có mặt của 1 vịng 1,3,4-trisubstituted benzoyl. Tương tự, tín hiệu của các proton hệ ABX giữa H-2' (δH 7.08, d, 2.0 Hz), H-6' (δH 6.87, dd, 2.0, 8.0 Hz), and H-5' (δH 6.78, d, 8.0 Hz)] gợi ý đến sự có mặt của 1 vịng 1,3,4-trisubstituted phenyl.

Hình 3.20. Phổ 1H-NMR của hợp chất 5

Hình 3.21: Phổ 1H-NMR của hợp chất 5

Phổ 13C-NMR của hợp chất 5 cho thấy tín hiệu của 20 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm: sáu cacbon methine vòng thơm, ba cacbon methine aliphatic, hai cacbon methylene liên kết với oxy (δC 56.47, C-7'; δC 61.3, C-9'), sáu cacbon bậc 4, hai cacbon methoxy [3-OCH3 (δC 56.47) và 3'-OCH3 (δC 56.41)] và một cacbon cacbonyl C-7 (δC 200,3).

Cấu trúc này của hợp chất 5 cịn được khẳng định thơng qua phổ HMBC. Trên phổ HMBC, tương tác giữa proton của nhóm methoxy -OCH3-3 (δH 3.93) với C-3 (δC 56.47) và nhóm methoxy -OCH3-3′ (δH 3.90) với C-3′ (δC 56.41) cho phép xác định vị trí của hai nhóm này lần lượt tại C-3 và C-3′. Vòng benzoyl gắn với vịng furan ở vị trí C-8 được xác định bởi tương tác xa giữa proton H-8 (δH 4.28) và H-9 (δH 4.19) với C-7 trong khi đó, tương tác xa giữa proton H-2′ và H- 6′ với C-7′ cho phép xác định vị trí của vịng phenyl được gắn tại C-7′. Từ việc phân tích chi tiết các dữ liệu phổ thu được và so sánh với tài liệu tham khảo [56,57] cho thấy hợp chất 5 có tên là Vladinol D. Chất này là một

tetrahydrofuran lignan có mặt ở nhiều lồi thực vật bậc cao như Vladimiria

souliei or Forsythia suspensa, nhưng đây là lần đầu tiên được tìm thấy từ chi Styrax.

Hình 3.22: Phổ 13C của hợp chất 5

Hình 3.23: Phổ HMBC của hợp chất 5

Hình 3.25: Phổ COSY của hợp chất 5 3.1.6. Ursolic acid (hợp chất 6)

Hợp chất 6 được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 247-249oC. Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho pic giả phân tử ở m/z 457 [M +H]+ cùng với các tín hiệu cộng hưởng trên phổ 13C-NMR và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất 6 là C30H48O3.

Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 6 xuất hiện các tín hiệu của 5 nhóm methyl singlet ở δH 0.70 (3H, s); 0.74 (3H, s); 0.85 (3H, s); 0.91 (3H, s); 1.01 (3H, s) và 2

nhóm methyl doublet ở δH 0.78 (3H, d); 0.83 (3H, d). Sự có mặt của 1 proton thuộc nhóm olefinic methine cộng hưởng ở δH 5.20 (1H, t, J= 3.0 Hz) và 1 proton sp3 thuộc nhóm hydroxymethine cộng hưởng ở trường thấp δH 3,12 (dd, J = 1.5; 11.0 Hz) cũng được quan sát thấy trên phổ proton tương ứng với H-12 và Hα-3.

Hình 3.27: Phổ 1H của hợp chất 6

Phổ 13C-NMR và DEPT ghi nhận tín hiệu của 30 nguyên tử cacbon bao gồm: 7 nhóm methyl (CH3), 9 nhóm methylen (CH2), 6 nhóm methine (CH) sp3, trong đó có một nhóm hydroxymethine C-3 (δC 78.8), 1 nhóm methine(CH) sp2 C-12 (δC 125.4), 5 cacbon bậc 4 lai hóa sp3 (δC 39.4; 42.0; 36.8; 38.6; 47.8); 1 cacbon bậc 4 sp2 C-13 (δC 138.1), 1 nhóm cacboxylic -COOH (C-28, δC 180.5).

Hình 3.28: Phổ DEPT của hợp chất 6

Trên cơ sở phân tích các dữ kiện phổ MS, 1H, 13C, DEPT- NMR, cho phép gợi ý đến cấu trúc của hợp chất 6 là một pentacyclic triterpen khung ursan có một nhóm axit và 1 nhóm OH, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [34] Bảng 3.1, có thể kết luận hợp chất 6 là axit ursolic (có cấu trúc như hình dưới đây).

Hình 3.29: Cấu trúc hóa học của hợp chất 6 Bảng 3.1: Dữ liệu

phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất 6 5 55,4 55,2 6 18,5 18,2 7 32,5 33,0 8 42,0 42,0 9 47,7 47,5 10 37,3 36,8

TT #δC δCa,b δHa,c (độ bội, J =Hz)

1 38,6 38,7

2 27,4 26,8

3 78,5 78,8 3,12 (dd, J = 1,5; 11,0 Hz)

11 23,1 23,2 12 126,1 125,4 5,20 (1H, t, J= 3,0 Hz) 13 137,5 138,1 14 38,6 38,6 15 28,3 28,0 16 23,8 24,2 17 48,1 47,8 18 52,9 52,7 19 39 39,0 20 39 38,8 21 30,8 30,6 22 37,3 36,9 23 28,3 28,1 0,70 (3H, s) 24 15,8 15,5 0,74 (3H, s) 25 15,5 15,3 0,83 (3H, d, J= 6,5 Hz,) 26 17,3 16,9 0,91 (3H, s) 27 23,8 23,5 1,01 (3H, s) 28 181,7 180,5 29 17,3 16,9 0,78 (3H, d, J= 6,5 Hz) 30 21,4 21,0 0,85 (3H, s)

aĐo trong CDCl3& CD3OD, b125MHz, c500MHz, # δC độ chuyển dịch hóa học

của ursolic acid [34]

Như vậy, từ cặn chiết EtOAc lá cây Bồ đề lá bạc Styrax annanensis G., sử dụng các phương pháp sắc ký và các phương pháp phổ hiện đại đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của sáu hợp chất. Các hợp chất này thuộc lớp chất benzofuran, lignan furofuran, lignan tetrahydrofuran, pentacyclic triterpen. Đây là những lớp chất có mặt phổ biến ở các lồi thực vật thuộc chi Bồ đề Styrax.

Hình 3.30: Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ cặn chiết EtOAc lá

cây Bồ Đề Trung Bộ

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO LÁ CÂY BỒ ĐỀ TRUNG BỘ

Các loài thực vật thuộc chi Bồ đề Styrax được biết đến khơng chỉ có thành phần hóa học đa dạng, phong phú mà cịn chứa đựng nhiều hoạt tính sinh học lý thú như: kháng ung thư, kháng viêm, chống virut, chống oxy hóa... Tuy nhiên, cho tới nay hầu như chưa có cơng trình nào cơng bố về hoạt tính sinh học của cây Bồ đề Trung Bộ Styrax annamensis G. Do đó, trong nghiên cứu này, ba cặn chiết và sáu hợp chất phân lập từ lá cây Bồ đề lá bạc được tiến hành thử nghiệm khả năng gây độc tế bào trên bốn dòng ung thư: biểu mơ biểu bì miệng (KB), ung thư phổi (LU-1), ung thư gan (HepG2) và ung thư vú (MCF7) bằng phương pháp MTT đã được mô tả ở phần 2. Phương pháp. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Hoạt tính gây độc tế bào của cặn chiết và chất sạch lá cây Bồ đề

Trung Bộ Styrax annamensis Guill.

Hợp chất

Tên chất Giá trị IC50 trên các dịng tế bào (µg/ml)

KB HepG2 Lu MCF7 Cặn n-hexan 95.4±1.56 92.3±1.69 92.7±1.54 >128 Cặn EtOAc 47.04±0.44 59.59±0.41 57.49±0.87 49.3±0.63 Cặn MeOH >128 >128 >128 >128 1 Eugonol (1) 22.87±0,65 17.24±0,53 24.93±0.35 34.81±1.08 2 Eugonoic acid (2) >128 >128 >128 >128 3 Machicendiol (3) 59.21±3.28 88.10±1.76 77.89±2.97 >128 4 Styraxin (4) >128 >128 >128 >128 5 Vladinol D (5) >128 >128 >128 >128 6 Ursolic acid (6) 57.88±1.57 76.42±2.27 76.31±1.73 66.35±1.77 Chất tham khảo Ellipticine 0.46 ± 0.03 0.43 ± 0.03 0.38 ± 0.02 0.36 ± 0.02

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, cặn chiết n-Hexan và EtOAc có hoạt tính

trên cả 4 dòng tế bào ung thư thực nghiệm, trong đó cặn chiết EtOAc thể hiện hoạt tinh mạnh hơn với giá trị IC50 trong khoảng 47.04±0.44- 59.59±0.41µg/ml. Trong số sáu chất sạch được thử nghiệm thì có hai chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ở mức trung bình khá trên cả 4 dịng tế bào ung thư , đó là Egonol (hợp chất 1) và Machicendiol (hợp chất 3), trong đó Egonol có hoạt tính ức chế

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28677-đã chuyển đổi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w