Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp_GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN VINFOODS (Trang 27)

1.5 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.5.3.2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hđ đầu tư =

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài sản và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư âm( thu< chi) thể hiện quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp, vì đây là kết quả của số tiền chi ra để đầu tư tscđ, góp vốn liên doanh… nếu lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương thì ngược lại.

1.5.3.3 Dịng tiền từ hoạt động tài chính

Tỷ trọng dịng tiền thu vào từ hđtc =

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngồi và doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào các nguồn từ bên ngồi, đồng thời cũng thể hiện quy mơ đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp bị thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mua cổ phiếu, chi trả cổ phiếu, chi trả gốc vay, chi trả cổ tức. Nếu lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải điều phối dịng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng cả các khoản cổ tức.

Đánh giá khả năng tạo tiền từ dòng tiền chi ra của đơn vị được xác định theo công thức:

Hệ số tạo tiền =

Và các dòng tiền thể hiện số tiền mặt có tại thời điểm đầu kỳ, dịng tiền thu được trong kỳ và số tiền còn lại vào cuối lỳ của 3 hoạt động tài chính trên sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin quan trọng như lượng tiền mặt có được là do đâu, tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào và sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có.

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân mỗi đồng đơn vị chi ra trong năm sẽ thu về bao nhiêu đồng. Nếu hệ số tạo tiền lớn hơn 1 cho thấy, sự gia tăng dòng tiền của đơn vị, nếu hệ số tạo tiền nhỏ hơn 1 cho thấy, sự sụt giảm dòng tiền của đơn vị trong năm (trong đó: tổng dịng tiền chi ra trong kỳ = dòng tiền chi ra từ hoạt động chính + dịng tiền chi từ hoạt động đầu tư + dịng tiền chi hoạt động tài chính). Hệ số tạo tiền của đơn vị phụ thuộc vào dòng tiền thu về, dòng tiền chi ra của từng loại hoạt động .

Đối với lưu chuyển tiền thuần trong năm dương:

Tức là tổng dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của đơn vị đang tăng trưởng. Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động chính dương thể hiện hoạt động chính tạo nên sự gia tăng tiền mặt cho đơn vị, đó là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn và bền vững.

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương, kết quả đó có được do thu từ thanh lý tài sản cố định thì đó cũng là kênh tạo sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn. Nếu lưu chuyển tiền hoạt động đầu tư dương là do đơn vị thu hồi các khoản đầu tư, chứng tỏ quy mơ đầu tư của đơn vị đang bị thu hẹp thì đó lại là yếu tố tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền không bền vững.

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương, đó sẽ là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền phụ thuộc vào những người cung cấp

vốn. Kênh tạo tiền này cho thấy quy mô nguồn vốn huy động cũng như trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với những người cung cấp vốn đang gia tăng. Đơn vị gia tăng phụ thuộc về tài chính đối với bên ngồi.

Như vậy, cần thiết phải tạo ra dịng tiền thuần từ hoạt động chính dương thì đơn vị mới có thể tồn tại và phát triển. Dịng tiền thuần từ hoạt động chính dương sẽ duy trì hoạt động của đơn vị được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ... Gia tăng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó khơng nhất thiết phải dương. Trong nhiều trường hợp, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm lại thể hiện đơn vị đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay.

Đối với lưu chuyển tiền thuần trong năm âm:

Tổng dòng tiền đã thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của đơn vị đang bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ của đơn vị cũng như an ninh tài chính đơn vị.

Khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động chính âm, tức là thu nhỏ hơn chi: như vậy đơn vị bị thâm hụt ngân sách chi hoạt động hành chính, sự nghiệp. Khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm, tức là thu nhỏ hơn chi: thể hiện quy mô hoạt động đầu tư được mở rộng, đây là kết quả số tiền chi xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định hoặc đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.

Khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm, tức thu nhỏ hơn chi, đơn vị đã trả gốc vay, trả vốn góp từ đó làm giảm bớt sự phụ thuộc về mặt tài chính của đơn vị đối với bên ngồi; khi lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động bằng 0 tức là đơn vị đã cân đối được các khoản thu chi trong kỳ.

Sự thay đổi dịng lưu chuyển tiền của tồn đơn vị cũng như trong từng loại hoạt động không những cho chúng ta thơng tin về tiềm lực tài chính thực sự của đơn vị, đánh giá một cách tổng thể về các chính sách tài chính của đơn vị như: chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư… mà cịn cung cấp cả những đánh giá quan trọng về chiến lược hoạt động của đơn vị, tình hình nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên cũng

như hoạt động khơng thường xun của đơn vị, tình hình nguồn viện trợ, nguồn vay nợ nước ngoài của đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu việc nghiên cứu dịng tiền từ hoạt động chính sẽ giúp cho đơn vị nhìn nhận khả năng tự chủ tài chính của đơn vị trong tương lại… việc quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ góp phần tối ưu hóa dịng tiền, lành mạnh hóa tình hình tài chính của đơn vị.

1.5.4 Phân tích khả năng thanh tốn

Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh tốn trong kỳ với các khoản phải thanh tốn trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

1.5.4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn( hiện thời):

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của tsnh với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong năm, do vậy cơng ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh tốn. Như vậy trong tổng số tài sản mà cơng ty đang quản lý thì chỉ có tsnh là có tính tốn tệ trong vịng một năm.

Khả năng thanh tốn ngắn hạn =

Nếu hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 thì cơng ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Tuy nhiên, khơng phải hệ số này càng lớn càng tốt, khi xem xét hệ số này phải quan tâm tới tính chất ngành nghề kinh doanh. Với các cơng ty thương mại thì tsnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đó hệ số này lớn và ngược lại.

1.5.4.2 Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu, bao gồm: tiền chứng khoán ngắn hạn, các khoản thu. Tài sản dự

trữ là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu dược bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh tốn nhanh cho biết khả năng hồn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi phần dự trữ rồi chia cho nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu hệ số này q nhỏ thì cơng ty sẽ bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khan trong việc thanh tốn cơng nợ và có thể cơng ty có thể phải bán tài sản với giá bất lợi để trả nợ. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Giống như hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, giá trị của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn thanh tốn của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

1.5.4.3 Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có dù khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Chi tiêu này được xác định theo cơng thức:

Khả năng thanh tốn tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền là các khoản mang tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp, trong đó , các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định mà khơng có rủi ro khi chuyển đổi thành tiền từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…. Hệ số khả năng thanh toán tức thời quá cao tức là doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức

trung bình hợp lý cho tỷ số này là 0,5, khi hệ số này> 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khan trong việc thanh tốn nợ

1.5.5 Phân tích tỷ số kết câu tài chính

1.5.5.1 Tỷ số nợ trên vốn tự có (D/E)

Tỷ số nợ (D/E) =

Tỷ số nợ trên vốn tự có đo lường tỷ lệ phần tram nợ vay trên tổng số vốn tự có của doanh nghiệp. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mo tài chính của một doanh nghiệp cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ của doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ tren vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, cịn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn hay tổng tài sản, thì doanh nghiệp ít gặp khó khan hơn trong tài chính, hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khan hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hơp lý nhất.

1.5.5.2 Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A)

Số nợ trên tổng tài sản (d/a) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm ý doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

Hệ số nợ vay trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mơ của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết tỷ số này cao hay thấp cịn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành.

Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.

1.5.6 Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động

Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loiaj tài sản khác nhau như tsnh, tsdh. Do đó, các nhà phân tích khơng chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp.

1.5.6.1 Số vòng quay hàng tồn kho

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp và được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trong kỳ.

Thơng thường, số vịng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và giảm được vốn bỏ vào hàng tồn to. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dịng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khan về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn về tình thế của doanh nghiệp.

1.5.6.2 Số vòng quay khoản phải thu:

Là hệ số giữa doanh thu thuần và giá trị các khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu=

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt, nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhất định đế đạt được doanh thu trong kỳ đó. Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với bạn hàng. Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh, tốc độ các khoản phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Nhưng nếu só sánh với các doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp_GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN VINFOODS (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w