Khung lý thuyết cho mục tiêu 3

Một phần của tài liệu 1._LV_VGB_Pham_Ngoc_Thanh_19.7.2021 (Trang 48 - 51)

1.6. Một số thông tin về khu vực Tây Nguyên

Theo phân chia về mặt kinh tế - xã hội, khu vực Tây Nguyên bao gồm 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông với 50 huyện/thành phố/ thị xã với diện tích 44.829.63 km2 (Lâm Đồng được xếp vào khu vực Đơng Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp với tỉnh Đồng Nai, Bình Phước; phía Đơng giáp với các tỉnh Miền trung; phía Tây giáp với tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri, Mondulkiri (Campuchia). Dân số trên 4,2 triệu người với 35% là người dân tộc thiểu số thuộc 47 nhóm khác nhau. Các tỉnh Tây Nguyên đã có 62,33% tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế (Đắk Lắk có 71%, Đắk Nơng 60%, Gia Lai 65%, Kon Tum 83,2%) . Cơ sở vật chất của ngành y tế của các tỉnh Tây Nguyên mặc dù có tăng lên so với các năm trước song vẫn còn hạn chế ở các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ cán bộ y tế hiện có trên 18.325 người đang làm việc ở các tuyến. Mạng lưới y tế cộng đồng mở rộng: 100% số xã có trạm y tế; 100% số xã đều có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi làm việc; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc đạt trên 79%. Tồn vùng Tây Nguyên hiện nay cũng đã có trên 66,25% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, một số chỉ tiêu chuyên môn về y tế đạt khá. Tỷ lệ tiêm chủng nói chung và tiêm phịng VGB nói riêng của khu vực Tây Nguyên thấp hơn so với các khu vực trong cả nước. Địa bàn rộng trong khi trình độ dân trí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế vẫn còn hạn chế cùng với các hoạt động truyền thơng về phịng chống bệnh tật cịn hạn chế là các vấn đề mà Tây Nguyên đang phải đối mặt trong vấn đề phịng ngừa và kiểm sốt VGB.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 và 2

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên sống thường trú (trên 1 tháng) tại địa bàn nghiên cứu thuộc 3 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, bao gồm Kon Tum, Gia Lai và Đăk Nông.

Tiêu chuẩn lựa chọn

- Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên

- Thường trú tại địa bàn nghiên cứu: sống tại địa bàn nghiên cứu > 1 tháng trước thời điểm tiến hành điều tra nghiên cứu.

- Tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu

- Đủ năng lực hành vi và nhận thức để trả lời câu hỏi nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

- Trước và trong khi tham gia, nảy sinh bất kỳ tình huống nào mà theo đánh giá của cán bộ nghiên cứu là có thể vi phạm thoả thuận tham gia, khơng an tồn, gây khó khăn cho việc diễn giải kết quả nghiên cứu hoặc ảnh hưởng tới mục tiêu nghiên cứu.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai từ 9/2018 đến tháng 5/2020 trong đó mục tiêu 1 và 2 được triển khai từ tháng 9/2018 – 3/2019.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Mục tiêu 1 và 2 của nghiên cứu được triển khai tại 3 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông do đây là các tỉnh có sự tương đồng về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, địa lý, dân tộc…. đặc thù cho khu vực Tây Nguyên và tại thời điểm năm 2017 và các năm trước đây do chưa có các thông tin về tỷ lệ nhiễm, cũng như thông tin về các yếu tố liên

quan đến tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B trong nhóm người trưởng thành tại khu vực này nên để tìm hiểu các thơng tin trên nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên 3 tỉnh trên để triển khai thực hiện. Riêng tỉnh Đăk Lăk khơng nằm trong địa bàn nghiên cứu vì trước đó đã có một số nghiên cứu về tình hình nhiễm vi rút VGB tại tỉnh này.

Một phần của tài liệu 1._LV_VGB_Pham_Ngoc_Thanh_19.7.2021 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w