II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm
ThS Hồ Thanh Trúc Khoa Marketing, ĐH Tài chính-Marketing
Khoa Marketing, ĐH Tài chính-Marketing
Tóm tắt
Thiếu tơn trọng sự thật là nguyên nhân của biết bao đổ vỡ và xung đột. Khi không sống theo sự thật, người ta dối trá lẫn nhau. Mối tương quan gia đình, xã hội chỉ dừng lại ở những vỏ bọc bên ngồi, tuy hào nhống, nhưng vô nghĩa và giả tạo. Quả vậy, khi khơng tơn trọng sự thật, thì hậu quả sẽ là sự phản bội trong hôn nhân, lừa đảo trong thương trường, mánh mung trong tình bạn và thủ đoạn trong lối xóm. Khi người ta lấy lợi nhuận làm tiêu chí tối ưu cho cuộc đời, thì bạo lực và lừa đảo sẽ lên ngơi. Cuộc sống xung quanh chúng ta đã chứng minh điều đó.Các doanh nghiệp khi làm truyền thơng cần phải tơn trọng “sự thật”, hãy nói sự thật đó là cách tốt nhật cho một thương hiệu muốn phát triển lâu dài. Tránh những “dối trá” như Masan để lại hậu quả cho người tiêu dùng, cho xã hội và cho chính bản thân doanh nghiệp.
1. Đặt vấn đề
Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Thông Tin Tuyên Truyền dưới chế độ độc tài phát xít Đức Quốc Xã của Hitler từng là người chủ trương thuyết “đại dối trá” với tuyên bố: "Nếu bạn đưa ra một lời dối trá khủng khiếp và cứ nhắc đi nhắc lại hồi hồi thì dân chúng cũng sẽ tin.”. Nhưng đó là thời kỳ khơng có internet, là thời kỳ “sự dối trá” khó có thể kiểm chứng được. Đối lập với chiến lược dối trá này là tư duy “đại trung thực”. "Nếu bạn thường xuyên nói những lời trung thực và cứ lặp đi lặp lại như vậy thì sự trung thực đó sẽ được tích lũy và tạo ra tinh hoa của sự xác thực. Đó là câu chuyện thành cơng cho chiến dịch truyền thông đã đưa ông Barack Hussein Obama II là tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2017 - là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Khi khoảng 70% dân số Hoa Kỳ cho rằng đất nước họ sẽ đi theo hướng sai lầm. Bởi thế, Obama đã tập trung vào chỉ một từ “thay
đổi” (change). Vì chỉ có thay đổi thì nước Mỹ mới thốt khỏi những khó khăn, mới tốt đẹp hơn.
Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của internet và mạng xã hội ngày nay, vừa tạo ra nhiều thuận lợi cho việc làm truyền thông markeitng cũng đồng thời tạo ra rất nhiều thách thứccho chúng ta. Nếu nói internet là “một bà chủ độc ác và phũ phàng” khơng cị gì quá cả. Nếu bạn đạt được bất cứ sự thành công nào, những người quan tâm sẽ soi xét tất cả những gì bạn nói. Để người ta nhớ đến bạn, bạn sẽ phải post bài lên Twitter hay các công cụ truyền thông khác nhiều lần trong ngày. Nếu bạn nói điều gì đó sai trái hoặc khơng đúng sự thật, ai đó sẽ biết được và bạn sẽ bị mất hết sự tin tưởng. Có một chính sách là nên thật thà, nói đúng sự thật và cởi mở là một cách tốt vừa tránh được những lỗi nhỏ và ngăn được những phản ứng tiêu cực.Khơng có gì tệ hơn việc dành ra cả đống thời gian, chú tâm và nỗ lực hết mình cho một chiến dịch mà lại trở thành trị đùa trên internet chỉ vì khơng thành thật. Mọi người thường coi marketing mạng xã hội giống như sự tương tác xã hội của một thương hiệu. Đó là sự khác biệt từ những quảng cáo sáng tạo vì khơng có bức tường nào ngăn cản. Người đọc sẽ không thể thấy được người làm ra quảng cáo Macy trên một tờ báo nơi chỉ để lại thông tin về công ty. Nhưng, khi chúng ta check in trên Facebook thường xuyên và theo dõi ai đó trên Twitter, những mối quan hệ cá nhân sẽ được phát triển. Đó là sự thật khi có danh sách người theo dõi lên đến con số hàng triệu. Những bài viết của bạn nên để giống như là đoạn hội thoại tâm sự là cố tình phơ bày. Đó là lý do mà các blogger có những câu hỏi hay và sau đó lơi kéo được sự quan tâm của khán giả từ những bình luận trên Facebook. Bạn sẽ khơng phạm sai lầm trong những cuộc trị chuyện thân tình về các vấn đề lớn với sự hiểu biết sơ sài về vấn đề đó. Bạn nên duy trì sự thành thật như nhau trên các phương tiện truyền thông đại chúng.