Tổ chức bộ máy trong hệ thống ngânhàng

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 98 - 99)

Tỷ lệ nợ xấu 4.5 4

3.2.2. Tổ chức bộ máy trong hệ thống ngânhàng

3.2.2.1. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Về cơ cấu tổ chức: Theo Luật NHNN năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ, là NHTW của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Lãnh đạo, đi ều hành NHNN Việt Nam đư ợc thực hiện bởi Thống đ ốc theo chế độ Thủ trưởng. Thống đốc ngân hàng là thành viên Chính phủ, người chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Giúp việc cho Thống đ ốc có các Phó thống; các Vụ quản lý chức năng trong lĩnh vực chuyên môn đư ợc phân công; các giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo quy định hiện hành, NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất bao gồm: Bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở trung tâm và các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện trong nước, nước ngoài và các đơn vị trực thuộc.

Trên cơ sở quy đ ịnh của Luật NHNN, ngày 11/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2013/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN [8].

Nghị định 156/2013/NĐ-CP, quy định về cơ cấu tổ chức của NHNN quy định thành lập “Vụ Ổn định tiền tệ, tài chính” nhằm tăng cường khả năng giám sát an tồn vĩ mơ, thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ “ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính”, trong đó bao gồm việc “đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính” và “xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính”. Việc thành lập Vụ Ổn định tiền tệ, tài chính được các chuyên gia nước ngoài (IMF, WB, ADB…) đánh giá cao trong chính sách của Việt Nam, bởi phần nào nó đã l ấp đư ợc lỗ hổng trong hệ thống tài chính hiện hành.

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w