Biểu đồ tần số của phần dư

Một phần của tài liệu Luận Án Cao Tấn Huy (Trang 109 - 192)

Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả 3.2.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ của các nhà đầu tư nước ngồi, từ đó đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu đặt cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy, các yếu tố kể trên có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đinh Phi Hổ [23], Nguyễn Viết

Bằng và cộng sự [3], Nguyễn Đức Nhuận [33], Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết

[29], Boateng et el [72]; Abdul et el [62]. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu được thực hiện

ở từng điều kiện và đối tượng nghiên cứu khác nhau, do đó kết quả nghiên cứu và sự ảnh hưởng của các yếu tố cũng theo đó mà có sự tác động khác nhau đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa phương để đầu tư. Vì thế, có cơ sở để khẳng định kết quả của nghiên cứu này là đáng tin cậy.

Về mặt thực tiễn, thảo luận kết quả nghiên cứu này với các thành viên đã tham gia thảo luận nhóm tập trung trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, các ý kiến

đều thống nhất quyết định lựa chọn quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi tại vùng kinh tế Đơng Nam Bộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố theo thứ tự cao xuống thấp bao gồm: (1) Kết cấu hạ tầng đầu tư; (2) Nguồn nhân lực; (3) Chất lượng dịch vụ cơng; (4) Thương hiệu địa phương; (5) Cơ chế chính sách đầu tư; (6) Liên kết vùng; (7) Môi trường sống và làm việc.

Đầu tiên, phải kể đến sự tác động của yếu tố KCHT đầu tư ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là điều hoàn toàn hợp lý trong trường hợp nghiên cứu tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Kết cấu hạ tầng là yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc SXKD của bất kỳ công ty nào. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về hạ tầng cơ bản như điện, nước, giao thông, mặt bằng và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng. Vì vậy. Kết cấu hạ tầng có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn của các nhà đầu tư.

Thứ hai, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mà một DN phải cân nhắc

khi quyết định có đầu tư vào địa phương hay không. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi. Một địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng luôn là yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư, vì vậy ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực đến quyết định đầu tư vào vùng kinh tế Đơng Nam Bộ là hồn tồn hợp lý.

Bên cạnh yếu tố KCHT đầu tư, nguồn nhân lực thì chất lượng dịch vụ công là yếu tố quan trọng thứ 3 ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi vào vùng kinh tế Đơng Nam Bộ, chất lượng dịch vụ công thể hiện trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động đầu tư và SXKD cũng như hưởng lợi từ những hỗ trợ của Nhà nước ở những khu vực mà nhà nước có lợi thế và DN khó có khả năng tự tiếp cận.

Thương hiệu địa phương: Một doanh nghiệp có thể coi là hoạt động hiệu

tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư vì họ có thể tiết kiệm được chi phí tìm hiểu mơi trường đầu tư và tránh được rủi ro.

Chính sách đầu tư: chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đối

với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ DN đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được triển khai nhanh đến DN để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng nhiễu DN.

Liên kết vùng: Liên kết vùng để thu hút đầu tư theo tư tưởng của tái cơ cấu

kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng là một nhiệm vụ mới, địi hỏi phải có định hướng mới trong phân công và hợp tác giữa các địa phương cũng như sự quan tâm nhiều hơn đến yếu tố khoa học - công nghệ của sản xuất và sự lựa chọn các đối tác cũng như dự án đầu tư.

Môi trường sống và làm việc: Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các

yếu tố về văn hóa, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hịa hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố mới “liên kết vùng” trong các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư FDI vào vùng kinh tế là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng. Có thể nhận thấy ở đây, liên kết vùng là liên kết về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Để liên kết vùng được triển khai có hiệu quả vấn đề kết nối hệ thống hạ tầng giao thông và phát triển đô thị vùng là hai vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và vùng kinh tế Đơng Nam Bộ nói riêng.

Thực tế cho thấy, điều kiện về KCHT kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông bất cập so với nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả của vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Giao thông nối kết nội vùng, nhất là mạng lưới giao thông nối kết giữa hệ thống cụm cảng biển số 5 với các KCN và khu dân cư trên địa bàn vừa yếu kém, vừa thiếu đồng bộ. Việc đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn này chưa được chú ý tương ứng với u cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí

vai trị của Vùng. Đồng thời, việc quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông kết nối các KCN nhằm tạo sự liên kết kinh tế giữa các KCN với nhau, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ nguyên nhân do thiếu cơ chế điều phối chung, nên các vấn đề phát sinh chưa được giải quyết mang tính tồn cục.

Phần lớn các địa phương trong Vùng, khi quy hoạch phát triển các KCN và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã không gắn liền với chương trình và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, trên thực tế có đến 70% - 80% lao động làm việc trong các KCN, khu chế xuất là lao động nhập cư từ các địa phương khác; cịn bản thân lao động trong nơng nghiệp trên địa bàn này chưa được tổ chức đào tạo, chuẩn bị nghề nghiệp tương thích với yêu cầu phát triển các KCN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nơng nghiệp sang ngành phi nơng nghiệp. Đây là khó khăn đặt ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong vùng, nhất là các doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vùng kinh tế Đông Nam Bộ đang đối diện với nguy cơ tổn hại đến môi trường tự nhiên của tồn vùng, ơ nhiễm mơi trường khơng cịn là nguy cơ, mà đã là hiện thực.

Từ kết quả nghiên cứu tại chương 3, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp trong chương tiếp theo nhằm gia tăng hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI đối với từng địa phương trong vùng Đơng Nam Bộ nói riêng và cho cả vùng kinh tế Đơng Nam Bộ nói chung để trong bối cảnh kinh tế phẳng toàn cầu vẫn là tâm điểm thu hút vốn đầu tư và nguồn vốn đó có khả năng được hấp thụ tương xứng với tốc độ tăng trưởng KT-XH của toàn Vùng.

3.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ

Trên cơ sở kết quả phân tích định lượng, ở đây luận án tiếp tục phân tích định tính để thấy rõ hơn tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh

tế Đông Nam Bộ. Những kết quả hay thành tựu và hạn chế trong thu hút FDI cũng thể hiện, biểu hiện tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ cụ thể là:

3.3.1. Kết quả đạt được

*Hoàn chỉnh thể chế

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho các nước sở tại buộc phải thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính, tăng cao tính minh bạch của mơi trường đầu tư. Để có thể hồn thiện chính sách thu hút đầu tư, nhà nước thường xuyên tổ chức các diễn đàn đối thoại về chính sách với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư nước ngồi góp phần hồn thiện cơ chế, chính sách từ các ý tưởng, kinh nghiệm quốc tế đến kỹ thuật xây dựng văn bản.

Tác động từ hoạt động FDI lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của vùng. Sự tác động này có thể theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp khác trong các ngành khác nhau. Mặt khác, trong bối cảnh tồn cầu hóa, các doanh nghiệp trong nước buộc phải thay đổi thích ứng với hồn cảnh mới, cải thiện cơng tác quản lý, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI trong cùng ngành.

*Về quy mô và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngồi

Tính đến hết tháng 12/2018, tồn vùng Đơng Nam Bộ đã thu hút được 14.099 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn ĐT đăng ký đạt hơn 143 tỷ USD [18]. Tình trạng thiếu vốn đầu tư đã được khắc phục phần nào nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, các nguồn vốn này đã góp phần cải thiện hệ thống thống KCHT để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong toàn Vùng.

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013

Tổng vốn Tổng Tổng Tổng Số Tổng Số Tổng vốn

Số dự Số dự vốn đầu Số dự vốn đầu Số dự vốn đầu vốn đầu

đầu tư dự dự đầu tư

án án tư đăng án tư đăng án tư đăng tư đăng

đăng ký án án đăng ký Đông Nam Bộ 14,089 143,288 12,899 135,398 11,909 129,768 10,686 122,544 9,596 109,662 8,962 102,973 Hồ Chí Minh 8,092 45,070 7,301 44,009 6,737 44,817 5,886 42,367 4,191 37,982 4,809 34,852 Tây Ninh 294 5,800 269 5,044 256 4,204 237 3,146 224 2,443 214 2,007 Đồng Nai 1,555 28,638 1,469 27,342 1,359 25,770 1,350 24,026 1,241 21,597 1,162 19,336 Bình Phước 229 2,382 202 1,949 180 1,420 160 1,213 129 957 113 787 Bình Dương 3,508 31,721 3,295 30,187 3,035 26,697 2,731 24,026 2,508 19,961 2,370 19,488 Bà Rịa - Vũng Tàu 411 29,677 363 26,867 342 26,860 322 27,766 303 26,721 294 26,503

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]

Tỷ trọng thu hút FDI của vùng Đông Nam Bộ giữ ổn định ở mức trên 40% từ năm 2013 đến năm 2018 so với lượng thu hút FDI chung của cả nước cùng thời kỳ với nhiều dự án lớn.

Bảng 3.8 phản ánh kết quả thực tế thu hút FDI giai đoạn 2013-2018 của vùng và từng tỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu thu hút lượng vốn FDI với số dự án năm 2013 là 4,809 và tổng mức đầu tư là 34,852 triệu USD, đến năm 2018 số dự án là 8,092 tăng 1,5 lần so với năm 2013 và mức vốn đầu tư 45,070 triệu USD tăng 29% so với năm 2013. Thấp nhất là tỉnh Bình Phước có 229 dự án với tổng số vốn đầu tư trong năm 2018 là 2,382 Triệu USD.

Biểu đồ 3.1 cho thấy vốn đầu tư nước ngồi vào khu vực Đơng Nam Bộ tăng dần đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng tổng số vốn đầu tư vào Đơng Nam Bộ có xu hướng ổn định (43% đến 45%) so với cả nước.

Đơn vị tính:Triệu USD 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 -

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013

Đông Nam Bộ 143,288 135,398 129,768 122,544 109,662 102,973

Cả nước 337390.7535 315,954.00 290,446.00 279,099.00 247,899.00 231,333.00 Đông Nam Bộ Cả nước

Biểu đồ 3.3: Tổng vốn đầu tư nước ngồi tại vùng kinh tế Đơng Nam Bộ giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: Triệu USD 50,000 45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 -

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Bình Phước 2,382 1,949 1,420 1,213 957 787 Tây Ninh 5,800 5,044 4,204 3,146 2,443 2,007 Bà Rịa - Vũng Tàu 29,677 26,867 26,860 27,766 26,721 26,503 Đồng Nai 28,638 27,342 25,770 24,026 21,597 19,336 Bình Dương 31,721 30,187 26,697 24,026 19,961 19,488 TP. Hồ Chí Minh 45,070 44,009 44,817 42,367 37,982 34,852

Biểu đồ 3.4: Tổng vốn đầu tư nước ngồi tại vùng kinh tế Đơng Nam Bộ giai đoạn 2013-2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cục đầu tư nước ngồi [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18]

Tính lũy kế đến tháng 12/2018, các tỉnh thành phố trong khu vực Đông Nam bộ đã thu hút được 14,089 dự án với tổng vốn đăng ký là 143,288 triệu USD, chiếm 51% tổng số dự án và 42% tổng vốn đăng ký của cả nước.

Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với 8,092 dự án và 45,070 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 57% tổng số dự án và 31% tổng vốn đăng ký của tồn khu vực Đơng Nam Bộ). Có nhiều điều kiện thuận lợi vượt trội so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, chính điều này, trong nhiều năm Thành phố Hồ Chí Minh ln là địa phương thu hút được nhiều nguồn vốn FDI nhất.

Bình Dương đứng thứ hai với 3,508 dự án và 31,721 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 24% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký của tồn khu vực Đơng Nam bộ). Đồng Nai đứng thứ ba với 1,555 dự án và 28,638 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 11% tổng số dự án và 20% tổng vốn đăng ký của tồn khu vực Đơng Nam bộ).

Đơn vị tính: Dự án 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 -

Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Bình Phước 229 202 180 160 129 113 Tây Ninh 294 269 256 237 224 214 Bà Rịa - Vũng Tàu 411 363 342 322 303 294 Đồng Nai 1,555 1469 1359 1350 1241 1162 Bình Dương 3,508 3295 3035 2731 2508 2370 TP. Hồ Chí Minh 8,092 7301 6737 5886 5191 4809

Bình Phước Tây Ninh Bà Rịa - Vũng Tàu Đồng Nai Bình Dương TP. Hồ Chí Minh

Biểu đồ 3.5: Tổng dự án đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành vùng kinh tế Đông Nam Bộ 2013-2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cục đầu tư nước ngoài [13]; [14]; [15]; [16]; [17];

[18] Kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế Đơng Nam Bộ khá đồng bộ và hồn thiện,

hệ thống đường bộ đường phát triển khá mạnh, các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học được tập trung mạnh mẽ nhằm đào tạo nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ thuật cao và đây chính là lợi thế lớn nhất của Vùng kinh tế Đông Nam Bộ so với các vùng khác. Ngoài ra, các trung tâm y tế, trung tâm thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là trung tâm của dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ viễn thơng, dịch vụ logistic, cảng biển… ngày càng được khẳng định vị thế trong nước và quốc tế.

-FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Luận Án Cao Tấn Huy (Trang 109 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w