Kênh phân phối truyền thống

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đại dương (2) (Trang 27 - 28)

c. Dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.4.1. Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối truyền thống là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ của NHTM đến khách hàng chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Kênh phân phối truyền thống gồm chi nhánh và ngân hàng đại lý:

Chi nhánh là loại kênh truyền thống gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất định. Việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua kênh này thường đòi hỏi nhiều về số lượng và chất lượng nhân viên, khách hàng phải đến giao dịch trực tiếp tại trụ sở hoặc nơi đặt quầy giao dịch của Chi nhánh (phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch).

Để tăng trưởng doanh số, đảm bảo kết quả kinh doanh, các ngân hàng sử dụng kênh phân phối này phải phát triển thị trường, mạng lưới hoạt động rộng khắp tại các địa bàn lớn như các tỉnh, thành phố…, có thể đến các khu vực địa lý nhỏ hơn (thôn, xã…).

được dấu ấn và quảng bả hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động của các chi nhánh lại thụ động vì luôn phải kêu gọi khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng, chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn, địi hỏi về diện tích, mặt bằng và vị thế của nơi đặt chi nhánh khá cao, phải tính đến các yếu tố thuận tiện cho giao dịch. Vận hành kênh phân phối loại này chủ yếu bằng sức lao động của con người nên yêu cầu đủ về số lượng, đáp ứng được tốt về trình độ nghiệp vụ cuuar nhân viên và trình độ quản lý phải tốt.

Các ngân hàng hiện nay đều tìm kiếm và mở rộng mối quan hệ đối với các ngân hàng tại nhiều quốc gia khác nhau và tại nơi mà NHTM chưa có chi nhánh. Từ đó, các NHTM với vai trị là ngân hàng cung cấp dịch vụ, mở tài khoản giao dịch, cấp hạn mức tín dụng, kinh doanh ngoại hối và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng cho các ngân hàng khác, đồng thời đóng vai trị là khách hàng trong các giao dịch tương tự tại các ngân hàng đối tác. Ngân hàng làm đại lý thường nhận làm đại lý về một nghiệp vụ nào đó và hưởng hoa hồng như đại lý thanh toán, đại lý chuyển tiền, séc du lịch…

Ưu điểm của hình thức này là chi phí thấp, tăng lợi nhuận và cơ hội kinh doanh trong điều kiện bị hạn chế hoặc chưa được phép mở thêm chi nhánh mới.

Nhược điểm của hình thức này là khơng được chủ động cung cấp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng mà phải qua trung gian, hạn chế các điều kiện tiếp xúc trực tiếp khách hàng và khơng quảng bá được hình ảnh của ngân hàng đến công chúng.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đại dương (2) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w