CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀNGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sởlý luận
1.1.4.3 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm dịch vụcung cấp cho khách hàng là giá trịmà khách hàng cảm nhận được từviệc sửdụng sản phẩm dịch vụmà doanh nghiệp cung cấp. Chất lượng sản phẩm dịch vụgồm nhiều yếu tố, doanh nghiệp cần lựa chọn những nhân tố đặc thù, mang lại lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngày nay chất lượng sản phẩm dịch vụkhông những là thước đo quan trọng khẳng định sựtồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các mối quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những đặc điểm của chất lượng khiến nó trởthành yếu tốtrung tâm tạo năng suất cao, phát triển bền vững, bao gồm:
- Khàng hàng cần giá trịsửdụng của sản phẩm, dịch vụchứkhông phải cần sản phẩm dịch vụ đó. Vì vậy họthường trảgiáởmức trung bình hay thấp hơn trong sốsản phẩm dịch vụcùng loại, cùng chất lượng của các nhà cung cấp khác nhau. Khi đó doanh nghiệp phải vừa tạo ra sản phẩm dịch vụcó chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa khống chếsao cho giá thành nhỏhơn giá bán càng nhiều càng tốt. - Chất lượng là thuộc tính của bất cứsản phẩm dịch vụnào. Nếu không hội đủcác
yêu cầu tối thiểu vềcác tính chất đặc trưng đểcó giá trịsửdụngởmức chấp nhận được thì tựnó khơng cịn là sản phẩm, dịch vụnữa.
- Tạo ra sản phẩm, dịch vụcó chất lượng cao, thảo mãn khách hàng là chọn cách phát triển theo chiều sâu, là phương án phù hợp và tiết kiệm. Mặt khác khi coi trọng và nâng cao dần chat lượng sản phẩm dịch vụthì sẽcó tác động trởlại, buộc phải đối mới sản phẩm dịch vụ, đối mới công nghệ, nâng cao kỹnăng lao động, cải tiến cách thức quản lý.
- Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, thỏa mãn khách hàng với giá bán thấp một cách tương đối thì uy tín của các nhà cung cấp sẽ được nâng cao, ưu thếcạnh tranh mạnh hơn.
- Khi có chất lượng cao trên nền tảng cơng nghệtiên tiến sẽgiải quyết được nhiều vấn đềkhác nhau như: nâng cao dân trí, nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật, phong cách công nghiệp, bảo vệmôi trường văn minh trong các hoạt động kinh tếvà đời sống xã hội.
- Chất lượng là yếu tốcạnh tranh được nhìn nhận theo quan điểm tổng hợp kinh tế- kỹthuật- xã hội là cái bên trong, là sựvận động của nền kinh tế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chất lượng chỉthực sựphát huy hiệu quảkhi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo khách hàng, lấy việc thỏa mãn khách hàng làm mục tiêu qua đó thu được lợi nhuận.