2.3.1. Kết quả đạt được
Theo đánh giá của các chuyên gia độc lập được các nhà tài trợ và CSEED mời hợp tác để đánh giá các dự án được thực hiện bởi CSEED cũng như Kiểm toán độc lập, các dự án đã được triển khai đảm bảo các yêu cầu về tiến độ và chất lượng, tính chuyên nghiệp cao.
CSEED cũng đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, Bộ Tài chính về QLTC, theo đúng các nguyên tắc của cơ quan chủ quản là VUSTA.
Để đạt được những kết quả trên phải kể đến hoạt động thu xếp QLTC của CSEED. Các dự án của CSEED có mức rủi ro thâp về QLTC do đã kế thừa được kinh nghiệm từ tổ chức Phi chính phủ quốc tế CIDSE, có một hệ thống kiểm sốt tài chính nội bộ tốt cùng việc tiến hành kiểm toán và báo cáo kịp thời.
Về Lập kế hoạch tài chính:
Các đối tác địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch giải ngân dựa trên ngân sách được phân bổ từ dự án. Do vậy, CSEED đã rất chủ động về
QLTC cho đối tác thực hiện triển khai dự án. Từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục nếu có dấu hiệu chậm trễ trong tốc độ giải ngân và hấp thụ nguồn vốn của dự án.
Các chính sách và thủ tục kế tốn
Trong các dự án của CSEED, các chính sách và thủ tục kế tốn theo hướng dẫn của Quy chế Tài chính và của Bộ tài chính được ban hành và áp dụng kịp thời. Qua các đợt kiểm tra, kiểm toán, kết quả chưa phát sinh bất kì một trường hợp nào thực hiện sai quy trình, thủ tục, chính sách của dự án.
Cán bộ quản lý tài chính
Cán bộ kế tốn tài chính tại CSEED được đánh giá là những cán bộ có kinh nghiệm trong cơng tác kế tốn, tài chính đặc biệt trong cơng tác QLTC các dự án. Đây là nhân tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành cơng của các dự án. Với ưu thế bám sát dự án từ những ngày đầu triển khai, cán bộ kế toán đã kịp thời phát hiện những sai sót trong q trình tham gia kiểm tra giám sát tài chính dự án tại các địa phương. Ngồi ra, cán bộ kế tốn, tài chính của CSEED cịn tạo sự tin tưởng, mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác địa phương, do vậy cũng rất dễ nắm bắt kịp thời các thông tin thay đổi, các khuyến nghị phản ánh địa phương, từ đó đề ra các biện pháp ứng xử kịp thời
Kiểm soát, kiểm toán nội bộ
Cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ đã được thực hiện tốt đối với các dự án của CSEED. Theo quy định của CSEED, cán bộ dự án và kế toán dự án phải kịp thời ghi nhận và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Kết quả cuối cùng của đồn giám sát được đệ trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc và đưa ra các khuyến nghị đối với đối tác địa phương. Dựa trên các khuyến nghị này, đối tác thực hiện điều chỉnh rất nhanh chóng và kịp thời.
Tồn bộ dữ liệu và các báo cáo của CSEED được quản lý bằng phần mềm tin học, do vậy đã mang lại độ chính xác và an tồn cao.
Các báo cáo tài chính đều phù hợp với yêu cầu quản lý của dự án và được đệ trình lên các nhà tài trợ cũng như cơ quan chủ quản là VUSTA trên cơ sở 6 tháng một cách kịp thời, với chất lượng cao.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì QLTC tại CSEED cịn một số những hạn chế và tồn tại sau
a. Từ phía văn phịng CSEED: Về Lập kế hoạch tài chính:
Vì việc lập kế hoạch tài chính của CSEED do phụ thuộc vào việc lập kế hoạch tài chính của đối tác các dự án nên cũng bị hạn chế trong việc QLTC. Các đối tác dự án ở các vùng sâu vùng xa nên năng lực còn nhiều hạn chế, việc lập các kế hoạch tài chính theo quý, theo năm theo mẫu cũng vẫn gặp nhiều khó khăn mặc dù đã được cán bộ của CSEED hướng dẫn, tập huấn.
Thêm nữa, các kế toán của dự án tại địa phương cũng như các thành viên khác trong Ban quản lý dự án đều là cán bộ ở các phòng ban của huyện, tỉnh nên chỉ kiêm nhiệm thêm công việc của dự án. Do vậy, họ cũng không dành nhiều thời gian cho công việc Lập kế hoạch tài chính dự án được cũng như các cơng việc khác nên cũng ảnh hưởng đến việc Lập kế hoạch tài chính cũng như QLTC của dự án tại địa phương.
Về các chính sách và thủ tục kế tốn
Theo quy định về QLTC của CSEED tại địa phương, tất cả các Ban quản lý dự án đều có cuốn Sổ tay quản lý tài chính của dự án. Cuốn sổ tay là kim chỉ nam để Ban quản lý dự án cũng như các đơn vị tham gia dự án thực hiện. Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực hiện vần cịn một số
tồn tại sau:
Mặc dù đã có những quy định về quy trình giải ngân và những tài liệu bổ sung cần thiết cho cấu phần nâng cao năng lực thể chế được nêu trong cuốn Sổ tay quản lý tài chính, tuy nhiên những thơng tin này vẫn chưa đủ. Do vậy, tùy vào tình hình thực tế tại các đối tác địa phương khác nhau, Cán bộ quản lý dự án và địa phương phải đưa ra những chỉ dẫn riêng lẻ để phù hợp với từng dự án. Điều này dẫn đến kết quả là có sự khác nhau về một số quy định cho từng dự án ở các địa phương khác nhau. Do đó, việc QLTC chung của CSEED cũng sẽ bị ảnh hưởng vì kế tốn của CSEED sẽ gặp khó khăn trong cơng tác QLTC, theo dõi, giám sát với các kế toán của từng Ban quản lý dự án.
Một số chi phí quy định theo Quyết định 61/2006 ban hành ngày
2/11/2006 của Bộ Tài chính về một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng vốn tài trợ thấp hơn giá trị thị trường hiện tại vì vậy gây nhiều khó khăn cho CSEED cũng như đối tác địa phương trong việc ghi nhận chi phí cho các khố đào tạo như chi phí giảng viên, chi phí ăn ở…
Kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ
Cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ thực hiện tại CSEED theo quy định được thực hiện 6 tháng một lần và khơng bắt buộc phải đệ trình cho các nhà tài trợ, do vậy rất nhiều dự án chỉ thực hiện kiểm tra hàng năm hoặc thực hiện kết hợp cùng hoạt động kiểm soát nội bộ của rất nhiều hoạt động khác tại địa phương. Kết quả trong các báo cáo kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các hoạt động dự án thường rất ngắn và không nêu trực tiếp nổi bật những vấn đề mà ban quản lý dự án đã đưa ra trong thư quản lý.
Hoạt động kế toán và báo cáo
Tại CSEED cơng tác kế tốn của các đối tác dự án chưa được thực hiện trên một phần mềm đồng bộ, do vậy các báo cáo theo quy định của dự án
được xây dựng từ các chương trình khác nhau, sau đó cán bộ thực hiện sao chép và tạo lập lại theo các mẫu quy định của dự án trên phần mềm excel. Với cách làm thủ công này dễ dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình nhặt số liệu. Thêm nữa, một số đối tác dự án, kế tốn cịn chưa thơng thạo các chương trình của excel nên cũng gây khó khăn cho việc QLTC tại dự án và mất thời gian kiểm tra, QLTC của cán bộ kế toán tại CSEED.
b. Từ đối tác địa phương: Về cán bộ quản lý tài chính
Cán bộ kế tốn dự án cũng như các cán bộ trong Ban quản lý dự án tại các địa phương thường bị thay đổi cho mỗi chu kỳ dự án do quy định luân chuyển cán bộ ở các địa phương tiếp nhận dự án, do vậy, khi cán bộ mới tiếp nhận nhiệm vụ này phải mất thời gian để tìm hiểu và làm quen với các quy định của dự án.
2.3.2.2 Nguyên nhân
* Nguyên nhân về Quy chế, quy định
Về Lập kế hoạch tài chính: Lý do cơ bản của sự chậm chễ trong khâu
lập kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch là do:
Một số đối tác dự án ở một số địa phương nộp kế hoạch tài chính dự án cho CSEED muộn, một số kế hoạch tài chính chưa được chuẩn bị kĩ lưỡng
Thời gian kéo dài do kế hoạch phải được tổng hợp và qua các khâu kiểm duyệt của cán bộ dự án, kế tốn của CSEED, phó giám đốc và giám đốc của CSEED trước khi được thực hiện
Về các chính sách và thủ tục kế tốn: quy trình cịn bị trùng lặp, làm
mất nhiều thời gian trong q trình triển khai, bên cạnh đó các chính sách quy định từ phía Chính phủ Việt Nam chưa thực tế dẫn đến khó khăn và phiền hà cho các bên liên quan của CSEED khi thực hiện.
tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các đối tác địa phươnglà do nhận thức của các cán bộ thực hiện dự án chưa đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác kiểm tốn, kiểm soát nội bộ.
Về hoạt động kế toán và báo cáo: một số các quy định tài chính ở các
địa phương khác nhau và không xây dựng các báo cáo theo chuẩn mực đề ra của CSEED và quy định khác nhau của từng nhà tài trợ dẫn đến các cán bộ vẫn phải thực hiện thủ công và dựa trên excel. Cách làm này khiến cho cán bộ kế toán bận rộn với việc chuẩn bị báo cáo tài chính cho dự án và rất dễ xảy ra lỗi hoặc nhầm lẫn.
* Nguyên nhân do trình độ cán bộ:
Về cán bộ quản lý tài chính: do khơng có sự chuẩn bị nguồn lực dự trữ
và chuyển giao tiếp nhận kịp thời dẫn đến những tình huống bị động khi cán bộ tài chính kế tốn chuyển cơng tác. Hơn nữa, một số cán bộ được đối tác địa phương giao làm kế toán cho dự án lại khơng có chun mơn về kế tốn nên khi tiếp nhận cơng việc này, họ rất khó hồn thành cơng việc, thậm chí cịn gây ra một số sai sót lớn trong quy định QLTC.
* Nguyên nhân do sự hợp tác:
Một số đối tác địa phương ở một số dự án mặc dù đã ký cam kết, thỏa thuận hợp tác để thực hiện dự án nhưng khi phối hợp với CSEED họ vẫn chưa thật sự nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ. Lý do, do dự án của CSEED quy mô vốn hỗ trợ nhỏ, các chế độ như phụ cấp, lợi ích khơng được bằng các dự án khác lớn hơn (WB, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các chương trình quốc gia,…).
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG