PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả việc phát triển năng lực khoa học cho HS thông qua tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Liên minh Châu Âu được thiết kế theo chu trình 5E.
4.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2019 - 2020 và 2020 – 2021 tại trường 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sau khi trao đổi, thống nhất nội dung giáo án với GV dạy mơn Địa lí của các trường trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại mỗi trường 2 lớp.
4.3. Đối tượng
Nhằm thoả mãn yêu cầu của TN sư phạm, tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ mơn Địa lí của các lớp trong từng trường. Mỗi trường chọn 2 lớp (1 lớp TN, 1 lớp ĐC). Các lớp sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập
tương đương nhau và do cùng 1 GV tâm hút với nghề có năng lực chun mơn vững vàng giảng dạy.
Trường Lớp Thực nghiệm Số HS Lớp Đối chứng Số HS
THPT Hà Huy Tập 11T1 45 11T2 47
THT Nghi Lộc 5 11A1 37 11A2 33
THPT Nghi Lộc 2 11A3 35 11A2 37
4.4. Phương pháp
- Ở mỗi trường, GV tham gia thực nghiệm đều dạy chủ đề Liên minh Châu Âu theo hai phương pháp khác nhau, lớp thực nghiệm dạy theo chu trình 5E, lớp đối chứng dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng.
- Sau khi học xong chủ đề Liên minh Châu Âu, tôi biên soạn 2 đề kiểm tra gốc, mỗi đề gồm 15 câu trắc nghiệm khắc quan được đảo thành 8 mã đề.(Phần phụ lục)
Khi kết thúc chủ đề, cả lớp TN và lớp ĐC cùng làm 1 bài kiểm tra để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực. Đối với lớp TN, thu nhận phản hồi của HS bằng việc sử dụng phiếu tự đánh giá (phần phụ lục)
để kiểm tra mức độ hứng thú với chu trình học 5E.
4.5. Kết quả
Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong 2 năm học (2019 – 2020 và 2020 - 2021). Trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ trình bày kết quả thực nghiệm
năm học 2020 – 2021.
4.5.1. Về mặt định tính
Dựa vào quan sát các hoạt động dạy học của GV, hoạt động học tập của HS, kết quả học tập và phân tích phiếu khảo sát sau khi tổ chức hoạt động dạy học theo chu trình 5E để đánh giá về mặt định tính mức độ tiếp thu kiến thức, độ tích cực và hứng thú của HS đối với bài học.
Bảng 3. Kết quả khảo sát học sinh về chu trình 5E
Nội dung Các mức độ
Không Một phần Có SL % SL % SL %
Em có hiểu bài khi học theo chu trình 5E không?
5 4,3 24 20,5 88 75,2
Em có hứng thú với các nhiệm vụ khám phá trong bài học không?
4 3,4 12 10,3 101 86,3
Em có tự tin giải thích kết quả khám phá trước lớp không?
20 17,1 33 28,2 64 54,7
Em thấy thời gian có đủ để tham gia các hoạt động không?
28 23,9 45 38,5 44 37,6
Em có mong muốn được tham gia tiếp các bài học theo chu trình 5E khơng?
2 1,8 19 16,2 96 82,1
Qua phân tích và xử lí thơng tin thu được, tơi nhận thấy HS có những thay đổi tích cực về thái độ, hành vi học tập và khả năng lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn, biểu hiện:
- Khơng khí trong lớp học sơi nổi hơn. HS tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu, khám phá và tỏ ra phấn khởi khi khám phá được kiến thức mới. HS linh hoạt trong các thao tác khám phá, tự tin trình bày, giải thích kết quả trước tập thể lớp mặc dù có những kết quả sai và các HS cịn lại tiếp tục bổ sung hoặc phản biện để đưa ra kết quả đúng nhất. HS tích cực đưa ra các đánh giá, nhận xét lẫn nhau và qua đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Qua quá trình hoạt động học tập, HS còn nâng cao khả năng làm việc nhóm, phân cơng hợp lí và hợp tác làm việc hiệu quả với nhau.
- HS hào hứng với chu trình học 5E, tích cực, chủ động hơn trong q trình học tập. Có 87,4% HS cảm thấy tự tin, hứng thú với tiết học và 52,3% HS tự tin trình bày giải thích trước tập thể lớp, đặc biệt có tới 81,1% HS muốn có nhiều tiết học được tổ chức theo chu trình 5E.
4.5.2. Về mặt định lượng
Sau khi kết thúc hoạt động dạy học ở cả lớp TN và lớp ĐC tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng giáo dục, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức của HS thông qua bài kiểm tra.
Bảng 4. Thống kê điểm kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC Lớp Sĩ số Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 11T1 45 0 0 0 0 0 0 5 9 14 11 6 11A1 37 0 0 0 0 0 1 2 7 12 12 3 11A3 35 0 0 0 0 0 1 2 7 12 10 3 Tổng 117 0 0 0 0 0 2 9 23 38 33 12 Đối chứng 11T2 47 0 0 0 0 0 4 10 12 11 8 2 11A2 33 0 0 0 0 0 3 5 9 8 6 2 11A2 37 0 0 0 0 0 3 6 10 8 9 1 Tổng 117 0 0 0 0 0 10 21 31 27 23 5
Từ kết quả này, bước đầu có thể kết luận rằng HS ở lớp TN có kết quả cao hơn ở lớp ĐC sau khi vận dụng chu trình học 5E. Kết quả điều tra ý kiến của HS cho thấy đa số các em đều yêu thích học tập theo chu trình học 5E, qua đó phát triển được NL khoa học cho HS. Các phân tích thực nghiệm đã khẳng định hướng nghiên cứu của đề tài là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi.