6. Kết cấu báo cáo
1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
1.2.2.1. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đạt được, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sau
10 năm thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu hiện tại đạt tốc độ cao nhưng chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu ởn định. Những rủi ro đó đến từ sự mất cân đối trong cán cân thương mại với các thị trường; sự mất cân đối về thị trường xuất khẩu; sự mất cân đối về cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu và sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
(i) Cán cân thương mại tổng thể và cán cân thương mại với một số thị trường chưa cân đối
Xuất siêu với mức thặng dư ngày một cao và tăng nhanh (năm 2020 xuất siêu gần 20 tỷ USD, tăng 84% so với năm 2019) tạo sức ép lên việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Chính phủ. Trong khi đó, cán cân thương mại từ mức xuất siêu lớn năm 2020 rất có thể sẽ quay lại thâm hụt trong năm 2021. Những biến động lớn trong cán cân thương mại tạo khó khăn trong điều hành chính sách xuất nhập khẩu và các lĩnh vực liên quan.
Tỷ trọng xuất khẩu, xuất siêu sang một số thị trường lớn ngày càng tăng cao,
đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Năm 2020, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 77,1 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2019. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng từ 19,5% năm 2018
lên 23,2% năm 2019 và 27,3% năm 2020. Việc xuất khẩu, xuất siêu sang một thị
trường tăng nhanh có thể làm nền kinh tế dễ tổn thương trước các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc cú sốc từ bên ngoài.
(ii) Sự mất cân đối về thị trường xuất nhập khẩu
Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu còn chậm, thiếu đột phá, xuất nhập khẩu vẫn tập trung và phụ thuộc lớn vào một số thị trường chủ yếu. Phần lớn thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn thuộc về khu vực châu Á,
trong khi số lượng thị trường lớn không thay đổi cho thấy mức độ tập trung cao
vào một số ít đối tác thương mại lớn. Việc củng cố thị phần ở các thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn, trong khi việc phát triển các thị trường xuất khẩu mới kết quả còn hạn chế, điều đó cho thấy những khó khăn trong thực hiện định hướng
đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này có thể giải thích bởi
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc chuỗi giá trị thấp, đáp ứng nhu cầu
bình thường của các nước, trong khi Trung Quốc đang dần rời bỏ chuỗi sản xuất này để chuyển sang chuỗi giá trị cao hơn và dần nhường lại thị phần cho các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam. Số liệu năm 2019 cho thấy, nếu như khoảng 20 thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 80% tổng KNXK của Việt Nam thì chỉ 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu đã chi phối 80% tổng KNNK của Việt Nam.
Biểu 1.2-1. Mức độ tập trung thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019
Ng̀n: Comtrade, 2020
Ngồi ra, chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu chưa thực hiện được các mục tiêu Chiến lược đề ra về mức độ đa dạng hóa và tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn; nhập siêu từ khối APEC, bao gồm Trung Quốc và Hàn
Quốc có xu hướng gia tăng, đặc biệt là từ Trung Quốc. Thực tế thực hiện cho thấy, nhập khẩu chưa thực hiện tốt chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu, đó là
“Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu”. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là
châu Á với việc nhập siêu từ khu vực thị trường này (nhất là từ Trung Quốc, Hàn
Quốc và một số nước ASEAN như Singapore và Thái Lan), trong khi EU và Bắc
Mỹ là những thị trường “cơng nghệ nguồn” thì tỷ trọng nhập khẩu còn quá nhỏ và Việt Nam lại xuất siêu sang những thị trường này.
Bảng 1.2-3. Cán cân thương mại của Việt Nam với các đối tác chủ yếu
Đơn vị: Triệu USD
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CCTM 9.844 749 863 2.368 -3.553 1.777 2.112 6.828 10.874 19.954 Châu Á -34.157 -30.548 -38.854 -45.600 -54.075 -54.302 -59.431 -58.178 -67.730 -72.357 ASEAN -7.254 -3.446 -2.812 -3.790 -5.523 -6.567 -6.559 -6.937 -6.924 -6.939 Trung Quốc -13.243 -16.398 -23.697 -28.780 -32.390 -28.059 -23.188 -24.150 -34.009 -35.334 Nhật Bản 691 1.457 1.999 1.767 -228 -393 -118 -207 794 -1.236 Hàn Quốc -8.309 -9.956 -14.138 -14.619 -18.710 -20.757 -32.142 -29.341 -27.286 -27.541 Châu Âu 8.620 12.255 16.300 19.771 20.866 23.306 26.388 27.755 28.161 25.044 EU 27 8.795 11.512 15.286 19.029 20.511 22.859 26.136 23.283 21.727 20.275 Châu Mỹ 11.964 14.756 19.599 23.658 27.070 32.075 36.562 36.962 50.581 66.782 Hoa Kỳ 12.426 14.841 18.538 22.347 25.663 29.748 32.243 34.783 46.898 62.696 Châu Phi 2.136 1.316 1.482 1.815 1.654 1.142 750 -189 124 -33
Châu Đại dương 246 1.268 1.863 1.772 841 443 55 187 -939 -998
TT chưa phân tổ 1.346 1.703 471 951 91 -887 -1.302 291 677 626
Nguồn: Tởng hợp và tính tốn từ số liệu của Bộ Công Thương
Mức độ tập trung nhập khẩu HI = 0,142
Mức độ tập trung xuất khẩu HI = 0,097
Các nước
XK chính
Các nước
Nhập siêu trong 10 năm qua có xu hướng giảm và giai đoạn 2016-2020 cán
cân thương mại đã chuyển hẳn sang trạng thái xuất siêu, song nhập siêu từ khối
APEC, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc với mức nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh, từ 13 tỷ USD
năm 2011 lên mức đỉnh 32 tỷ USD năm 2015 và tuy có giảm nhẹ trong những năm
2016-2018 nhưng nhập siêu với Trung Quốc năm 2019, 2020 vẫn tăng và lập đỉnh mới là 35 tỷ USD năm 2020. Nhập siêu từ Hàn Quốc cũng tăng liên tục từ mức 8,3 tỷ USD năm 2011 lên 27,5 tỷ USD năm 2020, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường mà Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn thứ 2 sau Trung Quốc do nhập khẩu từ Hàn Quốc có liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam
như Samsung, LG và nhiều công ty con khác. Tất nhiên, mức nhập siêu lớn với
Trung Quốc và Hàn Quốc có liên quan với các thị trường thứ ba mà Việt Nam xuất
siêu như Mỹ, EU bởi vì nhiều đầu vào nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu sang
các thị trường xuất siêu được cung cấp bởi Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy vậy,
trong bất kỳ điều kiện nào thì mức nhập siêu lớn cũng ảnh hưởng tới chất lượng,
hiệu quả và tính bền vững của phát triển thị trường xuất nhập khẩu.
(iii) Sự mất cân đối về doanh nghiệp xuất khẩu
Biểu 1.2-2. Cán cân thương mại theo khu vực kinh tế
Đơn vị: Triệu USD
Ng̀n: Tởng hợp và tính tốn từ số liệu của Bộ Cơng Thương
Xuất khẩu hàng hóa chưa thật sự bền vững do vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Xuất khẩu của khu vực FDI, chủ yếu là hàng chế biến, chế tạo, nhất là hàng công nghệ cao, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nâng cao tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo và công nghệ cao trong tổng kim
ngạch XK của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu của khu vực FDI càng cho thấy sức cạnh tranh yếu của khu vực kinh tế trong nước và sự phụ thuộc vào
FDI của xuất khẩu.Mặt khác, xuất khẩu của khu vực FDI cũng bộc lộ những yếu
kém trong chính sách thương mại và đầu tư khi mà tác động lan tỏa của khu vực
về vốn, chuyển giao công nghệ và đào tạo lực lượng lao động của khu vực FDI cho mục tiêu thực hiện CNH, HĐH đất nước khi chúng ta mới chỉ tham gia vào khâu gia công, lắp ráp sản phẩm cuối cùng cho xuất khẩu, còn khâu thiết kế, chế tạo và sản xuất linh kiện, phụ tùng cũng như tiêu thụ hàng hóa có giá trị gia tăng cao vẫn nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài… Như vậy, đầu tư nước ngoài chưa tạo ra sự chuyển biến thực sự về công nghệ và năng suất, chủ yếu tập trung ở những
ngành công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động trình độ thấp. Việc lệ thuộc quá mức vào FDI cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với xuất khẩu, đặc biệt là trong điều kiện có biến động lớn từ bên ngồi.
(iv) Sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch chưa thực sự hợp lý, chưa nâng nhanh được giá trị gia tăng, giá trị trong nước và hàm lượng công nghệ của hàng
xuất khẩu theo mục tiêu, định hướng của Chiến lược nên việc đóng góp cho thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang chiều sâu còn hạn chế. Định hướng trong Chiến lược là Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường... vẫn chưa đạt được. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khống sản và nơng, lâm, thủy sản
giảm mạnh trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo tăng nhanh. Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa thực sự hợp lý vì nhóm hàng chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu làm gia công, lắp ráp cho nước ngoài, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp và chậm được cải thiện, sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao cịn hạn chế.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập trung quá lớn vào một số ít mặt hàng chủ lực
của các ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp gia công sử dụng nhiều lao
động hoặc tài nguyên. Năm 2020, có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 80%
tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 mặt hàng (điện tử, máy tính và linh kiện;
điện thoại và linh kiện; dệt may; máy móc, thiết bị và dụng cụ; giày dép; gỗ và sản
phẩm gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn về thị trường và giá bán. Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc
nhóm nơng sản, thủy sản chưa cao. Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng
và an tồn thực phẩm. Với nơng sản, Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để
nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
thông qua các Hiệp định FTA, tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về
quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế. Do vậy, mặc dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng một số nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường. Trong khi đó, một số nhóm hàng trong nhiều năm là động lực tăng trưởng xuất khẩu như sản
phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, đặc biệt là điện thoại di động
không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn thấp và chậm được cải thiện, nhất là đối với các mặt hàng chế biến, chế tạo. Hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu chưa cao.
Việt Nam có khả năng cạnh tranh đối với hàng nông, lâm, thủy sản và hàng
chế biến, chế tạo thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, trong khi đối với hầu hết các mặt hàng chế tạo khác thì Việt Nam khơng có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu còn chậm nâng cao giá trị gia tăng, trong khi đó giá trị
đổi mới sáng tạo là yếu tố đột phá của thời kỳ mới còn ở mức thấp.
Năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và tiến lên các nấc thang cao trong
chuỗi giá trị của các doanh nghiệp sản xuất hàng XK Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cộng đồng doanh nghiệp chưa quan tâm và chưa được trang bị đủ năng lực về
marketing quốc tế, đổi mới sáng tạo trong marketing, xây dựng thương hiệu để thâm nhập sâu trong các hệ thống phân phối ở các thị trường xuất khẩu “khó tính.
Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn thấp và chậm được cải thiện, nhất là đối với các mặt hàng chế biến, chế tạo; các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế đang chịu sự cạnh tranh hết sức quyết liệt của Trung Quốc và các
nước ASEAN. Việt Nam có khả năng cạnh tranh đối với hàng nông, lâm, thủy sản
và hàng chế biến, chế tạo thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, trong khi đối với hầu hết các mặt hàng chế tạo khác thì Việt Nam khơng có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam đang bị sụt giảm năng lực cạnh tranh và chịu sự cạnh tranh hết sức quyết liệt của Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Cụ thể: (i) Nhóm hàng nơng, thủy sản đã bị giảm sức cạnh tranh xuất khẩu. Hệ số RCA của thủy sản (HS 03) đã giảm mạnh từ 9,55
năm 2011 xuống còn 3,55 năm 2019, tức là giảm 62,8%; đồ uống, gia vị (HS 09)
giảm 67,4%; ngũ cốc (HS 10) giảm 72,5%; các sản phẩm xay xát (HS 11) giảm
42,7%. Các mặt hàng thủy sản (HS 03), hoa quả (HS 08) phải cạnh tranh với Philippine; các sản phẩm xay xát (HS 11), thủy sản chế biến (HS 16) bị cạnh tranh bởi Thái Lan; (ii) Nhóm khống sản, dầu thơ, điển hình là nhóm HS 27 từ chỗ có sức cạnh tranh xuất khẩu cao năm 2001 đã chuyển sang khơng cịn sức cạnh tranh từ năm 2009 đến nay (ngồi trừ nhóm muối, lưu huỳnh, đất đá, thạch cao, xi măng
(HS 25) đã có sự cải thiện chỉ số RCA, từ 1,9 năm 2011 lên 2,71 năm 2019); (iii)
Hàng chế biến thâm dụng lao động gồm dệt may (HS 61, HS 62), da giày (HS 64),
đồ gỗ, ngoại thất (HS 94) có lợi thế so sánh xuất khẩu cao thời kỳ nghiên cứu, tuy
nhiên lợi thế này có xu hướng giảm trong những năm gần đây và chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ của Trung Quốc. Hệ số RCA của nhóm da giày (HS 64) đã giảm từ 10,97 năm 2011 xuống còn 9,11 năm 2019; hàng may mặc (HS 62) giảm từ 6,52 xuống 4,6; đồ gỗ (HS 94) giảm từ 3,2 xuống cịn 2,57; nhóm HS 61 giảm từ 4,74 xuống còn 3,05...
Khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn trên các thị trường nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế và rất
nhiều vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu ch̉n kỹ thuật, chất
lượng, an tồn thực phẩm, mơi trường, quy tắc xuất xứ ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu. Số lượng chủng loại mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn kiểm định về chất lượng sản phẩm như VietGAP, Global GAP
cịn rất ít so với tiềm năng xuất khẩu. Năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và tiến lên các nấc thang cao trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp sản xuất hàng