6. Kết cấu báo cáo
4.2.3. Đối với UBND các tỉnh, địa phương, các hiệp hội ngành hàng
(1) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chỉ đạo các Ban, ngành của địa phương xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, chương
trình phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của địa phương trên cơ sở các định hướng phát triển xuất khẩu được nêu trong Chiến lược.
(2) Các hiệp hội ngành hàng:
- Kiện toàn bộ máy tổ chức, mơ hình hoạt động, nhanh chóng chuyển từ
hoạt động hành chính sang cung cấp các dịch vụ chuyên ngành như xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu giải pháp tìm kiếm và tiếp cận thị trường giúp doanh nghiệp nâng cao kim ngạch xuất khẩu và phát triển thị trường.
- Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành quản lý
chuyên ngành trong việc triển khai thực hiện Chiến lược này.
(3) Phối hợp liên ngành:
- Tăng cường phối hợp liên ngành, giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về những quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách mới liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực của đơn vị mình quản lý.
- Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu và triển khai hiệu quả Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Phối hợp trong cơng tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động xuất nhập khẩu khi cần thiết, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật phục vụ công tác
KẾT LUẬN
Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững có vai trị rất quan trọng đối với phát triển bền vững nền kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có độ mở thương mại lớn và hội nhập quốc tế sâu rộng như Việt Nam. “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030” được xây
dựng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế theo chủ
trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng được phê duyệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030 và thông qua tại kỳ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030 (Chiến lược) được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở thực trạng phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 10 năm qua, khắc phục những hạn chế, tồn tại của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 và tính đến những xu hướng phát triển mới trong thương mại quốc tế nhằm khai thác hiệu quả sức mạnh nội lực của từng ngành và toàn nền kinh tế, cũng như tận dụng tốt những cơ hội của quá trình hội nhập, chủ động vượt qua thách thức. Chiến lược được ban hành và thực hiện góp phần hồn thiện chính sách XNK, đảm bảo khung khổ pháp lý về thương mại và
đầu tư đồng bộ, minh bạch cho việc hoàn thành tốt các mục tiêu, định hướng phát
triển xuất nhập khẩu bền vững đặt ra trong thời kỳ 2021-2030. Sau đây là những
nội dung nghiên cứu chính của Chiến lược:
1. Phân tích, đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2011-2020, đánh giá những kết quả đạt được và mức độ đáp ứng mục tiêu
chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020 đã đề ra, chỉ ra những tồn tại, hạn
chế, những mục tiêu chiến lược chưa hoàn thành và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở để xây dựng các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển
XNK cho thời kỳ 2021-2030.
2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với XNK hàng hóa của Việt
Nam thời kỳ 2011-2020, đánh giá hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh và công tác xây dựng các chiến
lược, quy hoạch, đề án phát triển xuất nhập khẩu, đánh giá những kết quả đạt được
trong xây dựng và thực thi chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu cũng như việc áp dụng các công cụ và chính sách quản lý, kiểm sốt nhập khẩu, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với XNK hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2021-2030. 3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi chiến lược XNK hàng hóa của một số nước điển hình được lựa chọn như Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan, từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng cho Việt Nam trong việc xây dựng và thực thi chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2021-2030.
4. Phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến XNK
mại quốc tế với nhiều rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh
thương mại, đại dịch Covid-19, chu kỳ khủng hoảng kinh tế, cùng xu hướng gia tăng bảo hộ, chống tự do hóa thương mại và đầu tư xuất hiện ở nhiều nơi, khả năng định hình lại hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư trong khu vực và trên toàn
cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên đổi mới sáng tạo, khai thác những lợi thế của cuộc CMCN lần thứ tư, do đó cần nhận diện đúng những cơ hội, dự báo những khó khăn, thách thức để chủ động đối phó, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu đối với phát triển XNK hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2021-2030.
5. Đưa ra các quan điểm, mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển XNK
hàng hóa thời kỳ 2021-2030 cho Việt Nam, trong đó quán triệt quan điểm phát
triển xuất nhập khẩu bền vững nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu theo hướng nâng cao GTGT và năng lực cạnh tranh, thu hút và chuyển giao cơng nghệ hiện đại, đa dạng hóa thị
trường xuất nhập khẩu; phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có cơng nghiệp cơ bản hiện đại, thu nhập trung bình cao. Trên cơ sở đó, đưa ra định hướng chung nhằm phát triển XNK, cùng định hướng phát triển cụ thể đối với một
số nhóm hàng/thị trường xuất nhập khẩu thời kỳ 2021-2030, xác định những định hướng ưu tiên chiến lược của hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó thu hút và lựa chọn
những nguồn lực để đầu tư phát triển xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.
6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, bao gồm nhóm giải pháp về: Hồn thiện thể chế
môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển
xuất nhập khẩu bền vững; hồn thiện chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu
đối với nhà nước và các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng; khuyến khích nhập
khẩu máy móc, thiết bị, cơng nghệ hiện đại và nguyên nhiên vật liệu cơ bản phục vụ phát triển sản xuất và xuất khẩu; tăng cường quản lý và kiểm soát nhập khẩu
đối với nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm sốt nhập khẩu thơng qua áp dụng các
biện pháp phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật trong thương mại; các biện pháp hành chính, cải cách thủ tục hành chính, hải quan hay áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại và cảnh báo sớm, từ đó ngăn ngừa nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc
hậu, hàng tiêu dùng xa xỉ, hàng hóa không đảm bảo quy định, tiêu chuẩn chất
lượng và môi trường qua biên giới, giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại trong dài hạn.
7. Đề xuất phương án tổ chức thực hiện Chiến lược đối với cấp Chính phủ,
các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội, cách thức phối hợp liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tuấn Anh (2018), Luận cứ khoa học phát triển thị trường xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; mã số ĐTĐL.XH.07/16.
2. Bộ Công Thương (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019, Nhà
xuất bản Công Thương, Hà Nội.
3. Bộ Công Thương (2021), Báo cáo tổng kết năm 2020 và 5 năm 2016- 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành Công Thương, Hà Nội, ngày 7/1/2021.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2020, Hà Nội, ngày 24/12/2020.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2021), Quyết định phê duyệt Đề
án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 và 2030, Quyết định số 555/QĐ-BNN-
TT, ngày 26 tháng 01 năm 2021.
6. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
7. Chính phủ (2020), Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; dự kiến Kế hoạch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV ngày 20/10/2020 tại Hà Nội.
8. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự tốn ngân sách nhà nước năm 2021.
9. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ.
10. Nguyễn Đình Cung, Trần Tồn Thắng (2017), Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2021-2030, Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ
XIII.
12. Hà Văn Sự, Đặng Thanh Bình (2017), "Tham gia các FTA thế hệ mới và giải pháp cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, số 28 (8/2017).
13. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD (2020),
14. Tường Linh (2019), "Nông sản Việt Nam - Rào cản chất lượng", bài đăng trên https://doanhnhansaigon.vn/, ngày 03/7/2019.
15. Nguyễn Thị Nhiễu (2012), Định hướng chuyển dịch thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học quốc gia “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời
kỳ 2011-2020”.
16. Ngân hàng thế giới và Bộ KH&ĐT Việt Nam (2016), Việt Nam 2035 -
Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
17. Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy (2020), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng năm 2019 và xu hướng năm 2020, Báo cáo
tháng 2/2020.
18. Trịnh Thị Thanh Thủy & Phùng Thị Vân Kiều (2020), “Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thập niên 2010 và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại, số 43 (T1/2020).
19. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số
942/QĐ-TTg, ngày 03/7/2017.
20. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
21. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012
ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
22. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 /0/2014
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
23. Lê Danh Vĩnh (2014), Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước; mã số: KX.01.01/11-15.
24. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2015), Nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát
triển xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công Thương.
25. World Bank (2020), Báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam: Từ Covid 19
đến biến đổi khí hậu - Làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong phục hồi xanh, tháng 12/2020.
26. Số liệu từ Cơ sở dữ liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)
(http://www.trademap.org/), Tổng cục Hải quan Việt Nam (http://www.gso.gov.vn/), Bộ Công Thương, Niên giám thống kê hàng năm.