Quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống các phương pháp, các hình thức và các cơng cụ được sử dụng để kiểm sốt q trình cho vay (cấp tín dụng) và thu hồi nợ trong những điều kiện cụ thể của từng thời kỳ nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
Ngăn chặn nợ xấu phát sinh bằng cách: Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố khơng có lợi, ngăn chặn các tình huống khơng có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng.
Xử lý nợ xấu: Khi có nợ xấu xảy ra thì việc giải quyết hậu quả nợ xấu để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ do đó, cần có quản lý để đảm bảo tính thống nhất.
Để chủ động phịng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm
của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. RRTD có những đặc điểm cơ bản sau:
- RRTD mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển
giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. RRTD xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất, thất bại trong q trình sử dụng vốn. Nói cách khác, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD của ngân hàng.
- RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự đa
dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của RRTD do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ.
- RRTD có tính tất yếu, tức là ln tồn tại và gắn liền với hoạt động tín
dụng của NHTM: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng.
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng của các khoản cho vay thơng thường biểu hiện ở việc người vay đã khơng thực hiện thanh tốn đúng như kế hoạch (một hoặc nhiều lần) hay giá trị tài sản thế chấp của người vay đã sụt giảm đáng kể. Mỗi khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù nhưng chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng về những vấn đề rắc rối đã bắt đầu nảy sinh như:
- Sự trì hỗn bất thường và khơng có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm chễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng.
- Đối với tín dụng doanh nghiệp, là bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán kế toán, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập.
- Việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh tốn cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi bất lợi.
- Thu nhập ròng giảm trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: lãi trên tài sản (ROA); lãi trên vốn cổ phần (ROE); hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT).
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành) hay mức độ hoạt động (chỉ tiêu doanh thu/hàng tồn kho).
- Độ chênh lệch của doanh thu hay dòng tiền thực tế so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp.
- Thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng.
Để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả thì phải xác định rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và nhận biết những rủi ro cho phép. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực trong quá trình quản lý rủi ro.
Có nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro và các phương pháp nhận dạng rủi ro cần phải được kết hợp với nhau: phân tích các báo cáo tài chính, hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ số thanh khoản, các chỉ số khả năng sinh lời, từ đó đánh giá được khả năng thanh tốn, sinh lời, cấu trúc nguồn vốn của khách hàng, phân loại khách hàng nhằm ước đốn được các tổn thất có thể xảy ra.
Ngân hàng thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản lý phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đa dạng và có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa rủi ro.
Các chuyến thăm khách hàng thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này. Những chuyến thăm này ln phải có việc kiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng. Sau đây là những dấu hiệu thường thấy nhất:
Khách hàng cố ý lảng tránh hoặc thoái thác trả lời cán bộ ngân hàng; Doanh thu bán hàng giảm; Không đáp ứng được những đơn đặt hàng; Các khoản thu tiền về chậm; Hàng tồn kho gần như không bán được; Nhờ cậy vào chỉ một khách hàng hoặc một nhà cung cấp; Áp dụng chính sách chiết khấu bất bình thường; Lưu chuyển tiền mặt rịng giảm; Lợi nhuận giảm; Giá trị của tài sản giảm;
rất có thể khoản vay là có vấn đề. Một cách cụ thể, chúng ta có thể phân loại những dấu hiệu như sau:
Từ Bảng tổng kết tài sản: Ngân hàng không nhận kịp thời được các báo cáo tài chính; Chu kỳ các khoản phải thu ngắn đi; Tiền mặt của khách hàng giảm; Giá trị tuyệt đối và tương đối của các khoản phải thu tăng đột biến; Hệ số tài sản ngắn hạn tính trên tổng tài sản giảm; Khả năng thanh khoản/vốn lưu động giảm; Những thay đổi nhanh chóng của tài sản cố định; Các khoản dự trữ tăng mạnh với lượng lớn; Công ty tập trung đầu tư vào tài sản phi ngắn hạn, nhưng không phải là tài sản cố định; Mức độ tập trung cao vào tài sản vơ hình; Sự thiếu cân đối gia tăng của các khoản nợ ngắn hạn; Những gia tăng đáng kể của các khoản nợ dài hạn; Những thay đổi đáng kể trong cơ cấu bảng tổng kết tài sản; Thay đổi tài khoản ngân hàng; Thời gian trung bình của các khoản phải thu tăng lên; Những thay đổi trong chính sách mua bán chịu; Xuất hiện thêm các điều kiện gia hạn; Tập trung doanh số vào một mặt hàng nhất định.
Từ Báo cáo lãi lỗ: Doanh số bán hàng giảm; Doanh số bán hàng gia tăng một cách nhanh chóng; Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu rịng; Tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu tăng lên/mức lãi giảm đi; Doanh thu bán hàng tăng lên nhưng lợi nhuận giảm đi; Các khoản lỗ từ nợ quá hạn tăng lên; Sự gia tăng không cân xứng của chi phí quản lý so với mức tăng của doanh thu bán hàng; Tổng tài sản Có gia tăng so với mức độ tăng của tỷ suất Doanh thu bán hàng/Lợi nhuận; Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh;
Từ hoạt động kinh doanh: Thay đổi về phạm vi kinh doanh; Số liệu tài chính nghèo nàn và quản lý hoạt động kém hiệu quả; Bố trí nhà máy và thiết bị không hợp lý; Sử dụng kém cỏi nguồn nhân lực; Mất mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp; Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc mất nhà cung ứng chính; Xuất hiện những vụ mua hàng tồn kho mang tính đầu cơ nằm ngồi ngun tắc mua hàng thông thường của công ty; Kém cỏi trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị; Việc thay thế những thiết bị máy móc lỗi thời diễn ra chậm chạp; Những dấu hiệu về hàng tồn
kho kém chất lượng, lưu hàng tồn kho với số lượng lớn hoặc cơ cấu hàng tồn kho lưu kho không phù hợp;
Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng: Số dư tài khoản tại ngân hàng giảm; Công tác kế hoạch hố tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc các nhu cầu về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi; Đặt niềm tin/nhờ cậy nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn; Những thay đổi đáng kể ở góc độ thời hạn cho các đề nghị vay vốn; Xuất hiện ở các khoản vay có nhiều nguồn trả nợ nhưng lại khó có thể nhận thấy dễ dàng chúng; Xuất hiện những chủ nợ khác, đặc biệt những chủ nợ nhận tài sản bảo đảm.
Những dấu hiệu liên quan đến quản lý công ty: Thay đổi trong thái độ/ thói quen cá nhân của những người chủ chốt của công ty; Thay đổi trong thái độ đối với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác; Khơng có khả năng thực hiện kế hoạch; Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi; Các chức năng điều hành và phân cơng xử lý công việc thể hiện sự chắp vá; Mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới; Mong muốn và khăng khăng đòi "đánh bạc" với kinh doanh có những rủi ro quá mức; Đặt giá bán hàng hố và dịch vụ một cách khơng thực tế; Những nhân vật chủ chốt của công ty ốm hoặc chết; Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt; Tính khơng liên tục của các dây chuyền tiêu chuẩn sinh lời; Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường hoặc các điều kiện kinh tế;