Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm về quản lý sinh viên
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà trường
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm cơng tác giáo dục, bởi vậy khi nói đến QLGD là phải nói đến quản lý nhà trường.
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác” [25;95].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Bùi Trọng Tuân thì quản lý nhà trường bao gồm quản lý bên trong nhà trường và quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường với mối quan hệ xã hội bên ngoài.
Các định nghĩa trên cho thấy quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được tổ chức thực hiện ở trong một phạm vi không gian nhất định. Nhà trường thuộc các bậc học khác nhau vì thế trong quá trình quản lý giáo dục các nguyên lý chung của quản lý giáo dục được vận dụng một cách khác nhau để đảm bảo mục tiêu quản lý đề ra. Tuy nhiên, quản lý nhà trường ở các bậc học nào thì cũng phải đảm bảo các yếu tố cơ bản chung:
- Phải xác định rõ mục tiêu quản lý của nhà trường là những mục tiêu hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động năm học.
- Xác định cụ thể nội dung, nhiệm vụ trên cơ sở đó hoặch định các mục tiêu một cách tổng thể, đây là những điều kiện để cho mục tiêu trở thành hiện thực khi tổ chức thực hiện trong năm học.
- Nhà trường là một cơ sở GDĐT là một đơn vị độc lập, thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là dạy học và giáo dục thế hệ trẻ, vì vậy các mục tiêu nội dung hoạt động quản lý nhà trường rất phong phú, đa dạng.