CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰÁN 3.1 LỰA CHỌN CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ DÁNH GIÁ MẶT TÀI CHÍNH CỦA
3.1.1. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰÁN Như chúng ta đã biết "Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản
Như chúng ta đã biết "Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất, mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và của các địa phương, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Hoạt động đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó trong tương lai nhằm thu về các kết quả nhất định lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó". Vì vậy khi chủ đầu tư bỏ vốn ra để đầu tư thì họ phải đạt được một mục đích nào đó mà họ mong muốn. Sau khi tinh toán lãi lỗ ta đã thu được một số kết quả đáng chú ý đó là cả 2 phương án đưa ra đều là những dự án kinh doanh có lãi. Nhưng ở đây ta lại có những 2 phương án mà nhà đầu tư chỉ muốn chọn phương án mà có lợi nhất với những gì mình bỏ ra. Do vậy ta cần xem xét các chỉ tiêu cơ bản sau đây để phân tích tình hình tài chính của từng dự án.
Các chỉ tiêu cơ bản được dùng để đánh giá dự án kinh doanh có lãi khả thi về mặt tài chính bao gồm:
1. Giá trị hiện tại thuần: NPV; Dự án khả thi khi NPV ≥ 0 và lớn nhất.
2. Giá trị bằng nhau hàng năm: A (thường gặp đối với những dự án công cộng, dự án đầu tư vĩnh viễn, dự án có tuổi thọ khơng bằng nhau...); Dự án khả thi khi A → Min 3. Suất thu hồi nội bộ: IRR; Dự án khả thi khi IRR ≥ IRRdm
4. Thời gian hoàn vốn đầu tư: Tn. Dự án khả thi khi Tn ≤ Tdm 5. Điểm hịa vốn: đánh giá độ an tồn của dự án
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn