THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm qua thể hiện ở biểu sau:
Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
1 2 3 4 5
Sản lượng xăng dầu Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân Tr m3 Tỷ Đồng Tỷ Đồng Tỷ Đồng 1000Đ/ng_tháng 6.430 188.330 -800 15.300 3.910 7.010 113.458 1.500 16.800 4.500 9.313 145.450 1200 24.881 5.100
(Trích Báo cáo tổng kết cuối năm, các năm 2008, 2009, 2010)
Qua số liệu biểu trên chúng ta thấy:
- Sản lượng xăng dầu bán tăng trưởng bình quân gần 9%/ năm. Mức tăng trưởng về sản lượng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mặc dù có 10 doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu lớn như Petec, Saigon Petro, Vinapeco, Petechim, Petro Mekong… nhưng Tổng công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm giữ 60% thị phần, giữ vững vị trí là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. - Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, trong đó sự tăng trưởng doanh thu các hoạt động kinh doanh khác cũng rất mạnh (năm 2009 đạt 2200 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2008 là 30%)
- Lợi nhuận: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không ổn định phụ thuộc rất nhiều về chính sách giá, thuế của nhà nước; Lợi nhuận năm 2007 đạt rất cao nhưng năm 2008 lại lỗ 800 tỷ Đồng do giá xăng dầu thế giới tăng cao, việc điều chỉnh giá bán tối đa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân nên nhà nước không điều chỉnh giá bán mà chủ động dùng lãi của xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa. Tuy nhiên, lợi nhuận các hoạt động kinh doanh khác của Tổng công ty luôn tăng trưởng ( năm 2008 lợi nhuận hoạt động kinh doanh khác đạt 1340 tỷ Đồng)
- Nộp ngân sách: Tổng cơng ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước có số nộp ngân sách lớn nhất mỗi năm từ 7000 đến 10000 tỷ đồng, số nộp
ngân sách mỗi năm phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, phụ thu của nhà nước.
- Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm; tiền lương bình quân năm 2008 tăng lên 80% so với tiền lương bình quân năm 2004, thu nhập bình quân năm 2008 tăng 74% so với năm 2004. Như vậy, mức tiền lương và thu nhập trên đảm bảo đời sống cho người lao dộng ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng của xã hội, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Tổng cơng ty hồn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Trong những năm qua Tổng công ty không những đảm bảo mục tiêu ổn định và duy trì mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu việc đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập giải quyết hài hồ mối quan hệ về lợi ích giữa các đơn vị thành viên với nhau và giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên nhằm từng bước đưa tiền lương thực sự trở thành động lực chính kích thích người lao động.
Tổng công ty là một doanh nghiệp lớn, chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của nhà nước về chính sách giá, thuế, phụ thu; Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm không thể hiện rõ nét. Chỉ tiêu sản lượng xuất bán và doanh thu tăng trưởng ở mức cao qua các năm đã phần nào phản ánh sự cố gắng của Tổng công ty nhưng chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách hàng năm không ổn định là phản ánh thiếu chính xác hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp