PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
1.2 Năng lực cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữNLCTđược sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích NLCTở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. NLCT của DN là thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của KH để thu lợi ngày càng cao hơn.
Trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực của một DN hoặc một ngành, một quốc gia không bị DN khác, ngành khácđánh bại về năng lực kinh tế”.
Theo Chủ tịch Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một quốc gia, trong điều kiện thị trường tự do và lành mạnh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế”.
Quan điểm của M.Porter cho rằng: “Khả năng cạnh tranh liên quan đến việc xác định vị trí của DN để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh : Đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, các nhà cung cấp và khách hàng”. Hoặc theo một định nghĩa khác: “Năng lực cạnh tranh là khả năng DN tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”. Vì vậy, NLCT của DN là tất cả những hoạt động mà DN sử dụng nhằm tạo cho DN có khả năng hấp dẫn khách hàng, có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, để đánh bại các DNđối thủ đang ganhđua đạt được thị phần.
Thực tếcho thấy, khơng một DN nào có khảnăng thỏa mãnđầy đủtất cảnhững yêu cầu của KH. Thường thì DN có lợi thếvềmặt này và có hạn chếvềmặt khác. Vấn đềcơ bản là, DN phải nhận biết được điều này và cốgắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình cóđể đápứng tốt nhất những u cầu của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DNđược biểu hiện thông qua các hoạt động chủyếu của DN nhưMarketing, tài chính, sản xuất, cộng nghệ, quản trị, hệthống thơng tin,…
1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
NLCT được phân biệt thành 4 cấp độnhư sau:
- NLCT của sản phẩm hàng hóa: là khảnăng sản phẩm đó bán được nhanh với giá tốt khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩmđó trên thịtrường. NLCT của sản phẩm phụthuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độcung cấp, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, uy tín của người bán, chính sách hậu mãi…
- NLCT của DN: là khảnăng DN tạo ra được lợi thếcạnh tranh, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn của đối thủ, chiếm lĩnh thịphần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao đểtồn tại và phát triển bền vững.
- NLCT của ngành: là khảnăng ngành phát huy được những LTCT và có năng suất so sánh cao hơn giữa các ngành cùng loại.
- NLCT của quốc gia: là năng lực của nền kinh tếquốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sởcác chính sách, thểchếvà các đặc trưng kinh tế, xã hội khác. NLCT quốc gia có thểhiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tếchung, đảm bảo có hiệu quảphân bốnguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, đảm bảo cho nền kinh tếphát triển bền vững.
NLCTởbốn cấp độtrên có mối tương quan mật thiết với nhau, phụthuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đềra các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DN, cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độcạnh tranh nêu trên.