Khái quát thị trường thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu bài 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN lý và CUNG cấp THẺ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NÔNG CỐNG (Trang 40 - 42)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Thực trạng dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng NN& PTNT

2.2.1 Khái quát thị trường thẻ Việt Nam

Thị trường thẻ ở Việt Nam đang là một thị trường rất có tiềm năng và sẽ đạt được hiệu quả cao nếu ngân hàng biết tận dụng thị trường một cách có định hướng.

Với xu hướng phát triển chung của thế giới Việt Nam khơng thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Năm 1990 hợp đồng đại lý thanh toán thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập thẻ thanh toán vào Việt Nam. Năm 1996, ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) phát hành thẻ thí điểm đầu tiên và cũng vào năm này hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập

với bốn thành viên sáng lập bao gồm Vietcombank, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu( Eximbank) và First Vinabank. Việc ứng dụng thẻ tại thời điểm đó cịn bị giới hạn bởi nhiều cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật. Qua gần 15 năm hình thành và phát triển, cho đến naythẻ ngân hàng đã trở thành công cụ thanh tốn thơng dụng. Vào cuối tháng 12/2012 số ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thẻ là hơn 40 ngân hàng, lượng thẻ hoạt động là khoảng 18 triệu thẻ, số máy ATM 8900 máy. Nếu chỉ dựa thuần túy vào các số thống kê trên thì có thể chưa thấy được hết tiềm năng phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ của ngân hàng tại Việt Nam; nhưng nếu xét tới xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ kinh doanh ngân hàng thì thị trường Việt Nam có thể coi là thị trường rất tiềm năng. Chính vì vậy mà hiện nay các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau tiến hàh hiện đại hóa ngân hàng, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng và chú trọng đặc biệt vào mảng kinh doanh thẻ với các dịch vụ thẻ thanh tốn: ATM, thẻ tín dụng, tiền ghi nợ kết hợp với thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử, thương mại điện tử, Internet Banking…

Năm 2012, trong tổng số thẻ do các tổ chức trong nước phát hàng thẻ ghi nợ nội địa ( ATM) chiếm khoảng 90%, thẻ tín dụng quốc tế chiếm 5%, thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 4% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 1%.

Biểu 2.4 Thị phần các loại thẻ trên thị trường (31/12/2012)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Hiệp Hội Thẻ Việt Nam 31/12/2012)

Theo Báo cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính đến quý I/2010, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã chiếm 85% tổng doanh số thanh tốn qua ngân hàng, trong đó , lượng thanh toán bằng điện tử chiếm 60%. Đặc biệt, thẻ ngân hàng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến với trên 20 triệu thẻ phát hành của 47 tổ chức cung

cấp dịch vụ thanh tốn, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 96,76%, thẻ tín dụng chiếm 1,59%, thẻ trả trước chiếm 1,65%.

Biểu 2. 5 Thị phần thẻ theo tính chất thanh tốn(31/3/2010)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Hiệp hội thẻ Việt Nam 31/3/2010)

Như vậy thị phần của các loại thẻ cho tới nay chưa đồng đều nhưng sự thay đổi này khẳng định thị trường thẻ Việt Nam đang dần thay đổi theo hướng hội nhập , hịa mình vào dịng chẩy của tị trường thẻ quốc tế.

Một phần của tài liệu bài 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN lý và CUNG cấp THẺ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NÔNG CỐNG (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w