Phân tích thực trạng đầu tư của tỉnh phục vụ cho hoạt động sản xuất diêm

Một phần của tài liệu 4073527 (Trang 53 - 56)

4.1.1 .Phân tích tình hình biến động diện tích sản xuất muối từ 2007-2010

4.1.5. Phân tích thực trạng đầu tư của tỉnh phục vụ cho hoạt động sản xuất diêm

xuất diêm nghiệp.

Thực trạng đầu tư của Tỉnh phục vụ cho hoạt động sản xuất diêm nghiệp tỉnh Bạc liêu

Được sự quan tâm của nhà nước về các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát

triển ngành diêm nghiệp giai đoạn 2007 đến 2010 ngành diêm nghiệp tỉnh có các chính sách nổi bật sau:

Chương trình hỗ trợ vùng sản xuất muối và khuyến diêm được thực hiện từ năm 2002 đến 2009 với tổng vốn theo kế hoạch là 4.800.000.000 đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010.

Trong hệ thống 2 chính sách trên, có 02 chính sách tác động rất lớn đến phát triển sản xuất muối đó là chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng và chính sách chuyển giao khoa hoc cơng nghệ.

- Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất muối có tăng động làm tăng diện tích sản xuất từ 1.795 ha ( năm 2006) tăng lên 3.487 ha (năm

2010). Hằng năm, tỉnh cũng dành một phần kinh phí để duy tu, bảo dưỡng các cơng trình kết cấu hạ tầng vùng muối đã được đầu tư. Đến nay, hầu hết diện tích sản xuất được cung cấp và thoát nước đầy đủ (tuy vẫn còn bất cập trong cấp,

thoát nước giữa các hộ diêm dân, nhưng chưa nghiêm trọng), hệ thống giao thông

nông thôn vùng muối đã được đầu tư bước đầu, có thể đi lại trong 02 mùa mưa, nắng bằng mô tô 2 bánh khá thuận lợi (tuy vẫn còn bất cập về cầu giao thơng).

- Chính sách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất được thực hiện qua cơng tác khuyến diêm đã góp phần làm tăng năng suất muối từ 27,70 tấn/ ha (năm 2006) tăng lên 76,31 tấn/ ha (năm 2010), giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Tiến bộ kỹ thuật được nhân rộng nhanh nhất là công nghệ sử dụng vật liệu mới trong sản xuất. Năm 2009, có 05 ha thử nghiệm sử dụng bạt nhựa PVC trải trên sân kết tinh. Đến năm 2010 có 50 ha sử dụng cơng nghệ này

(tăng 10 lần), năng suất gấp 1,35 – 2,25 lần so với sản xuất truyền thống, bán

được giá cao. Bên cạnh đó, cơng nghệ trải bạt có thể ứng phó với thời tiết.

Thực trạng đầu tư của Tỉnh phục vụ cho hoạt động sản xuất diêm nghiệp huyện Đông Hải.

a. Về nguồn vốn

Vốn đầu từ là yếu tố quan trọng đầu tiên. Theo thông tin thu thập từ phịng Nơng nghiệp phát triển nơng thôn huyện Đông hải cho thấy nguồn vốn đầu tư cho diêm nghiệp qua các năm từ năm 2007 đến 06/2010 khoảng như sau: Năm 2007 số vốn đầu tư của Tỉnh cho hoạt động diêm nghiệp của huyện là

1.800.000.000 đồng. Năm 2008 số vốn đầu tư là 15.776.562.000 đồng. Năm

2009 số vốn đầu tư là 23.610.568.000 đồng. Đến tháng 06/2010 thì số vốn đầu tư của Tỉnh cho hoạt động diêm nghiệp của huyện là 1.730.190.000 đồng. Qua số vốn đầu tư của Tỉnh cho ngành diêm nghiệp huyện Đông Hải cho thấy vốn đầu tư

qua các năm khác nhau tùy theo tình hình thực tế phát sinh mà Tỉnh có biện pháp đàu tư vốn tương ứng. Thực tế ngành diêm nghiệp chưa phải là thế mạnh chủ chốt về kinh tế của huyện như ngành thủy sản. Bên cạnh đó ngành thương mại và dịch vụ cũng đang được chú trọng phát triển. Nên nguồn vốn đâu tư cho diêm nghiệp chỉ đáp ứng ở mức giới hạn và được phân bổ vào những mục tiêu cụ thể

như số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư thủy nông nội đồng, chuyển giao tiến

bộ kỹ thuật, hỗ trợ thiệt hại cụ thể là hỗ trợ do mưa trái mùa trong năm 2009, hỗ trợ diêm dân nghèo khắc phục khó khăn do chưa tiêu thụ muối năm 2010.

b. Về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật Cơ sở hạ tầng

Từ năm 2007 trở lại đây tỉnh Bạc liêu có các chương trình hỗ trợ ngành diêm nghiệp như sau: Chương trình hỗ trợ vùng sản xuất muối và khuyến diêm

được thực hiện từ năm 2002 – 2009. Tổng vốn kế hoạch cho chương trình này là 4.800.000.000 đồng. Đã thực hiện được 01 chương trình khuyến diêm, đầu tư

xây dựng 11 cơng trình thủy lợi (Tổng chiều dài 13.629 mét) và 03 cơng trình giao thơng (Tổng chiều dài 7.878 mét). Tổng vốn đầu tư là 4.375.688.599 đồng. Với chương trình khuyến diêm này giúp cho lưu thông muối được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ muối của huyện.

Năm 2008 - 2009 Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu xây dựng dự án: “Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng muối xã Điền Hải” với tổng kinh

phí đầu tư là 31,17 tỷ đồng. Cụ thể là: Đầu tư 11 cơng trình kênh, 03 trạm bơm nước, 02 trạm biến áp, 02 cơng trình giao thông. Dự án này giúp cho việc sản

xuất muối được thuận lợi hơn, Với hệ thống bơm và trạm biến áp diêm dân có thể dễ dàng đưa nước vào khu sản xuất một cách dễ dàng và ít tốn chi phí.

Năm 2009 tỉnh đầu tư cho thủy nông nội đồng huyện Đông hải là 7.634.000.000 đồng. Dự án này giúp cho việc vận chuyển tiêu thụ muối được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất với yếu tố đầu vào cố định. Việc áp dụng các loại máy móc vào q trình sản xuất tiết kiệm được thời gian chi phí và nhân lực. Do đó việc đầu tư và tư vấn các loại máy móc sử dụng các mơ hình sản xuất mới là thật sự cần thiết. Những năm gần

đây tỉnh cũng có các chương trình đầu tư liên quan đến khoa hoc kỹ thuật. Với

chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 đã được triển

khai thực hiện trong hai vụ muối (vụ 2008 – 2009 , 2009 – 2010 ). Với hai mô hình thí điểm ứng dụng cơng nghệ trải bạt nhựa PVC trên sân kết tinh muối, tổng vốn đầu tư 393.162.000 đồng vào năm 2009 do Chi cục phát triển nơng thơn tỉnh hỗ trợ mơ hình muối trải bạt cho 05 ha/ 70 hộ diêm dân xã Điền Hải. Chương trình này giúp diêm dân tiếp xúc và áp dụng mơ hình sản xuất mới nhằm đem lại

năng suất và sản lượng muối thu hoạch cao vì mơ hình này hạn chế tác động xấu

của thời tiết.

Từ năm 2008 -2010 tỉnh tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật 09 lớp với nội dung kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

luân canh trên đất muối. có khoảng 200 – 250 diêm dân được tập huấn mỗi năm

nhằm tạo thêm thu nhập trên đất diêm nghiệp. Những buổi tập huấn này tạo cho diêm dân tiếp xúc với các mơ hình sản xuất mới, bên cạnh đó tư vấn cho diêm

dân các cách canh tác luân canh trên đất muối nhằm mang lại thu nhập cao hơn

c. Chính sách hỗ trợ cho ngành diêm nghiệp

Đặc thù của ngành muối là phụ thuộc vào thời tiết nên hầu như nguồn vốn đầu tư và chinh sách của tỉnh dành cho hoạt động diêm nghiệp, phát sinh khi cuối

mỗi mùa vụ của mỗi năm. Tùy theo tình hình thực tế phát sinh mà có biện pháp hỗ trợ vốn để khắc phục.

Cụ thể là vào năm 2008 đầu tư 31,17 tỷ đồng cho dự án đồng muối xã Điền Hải. Năm 2009 hỗ trợ thiệt hại trong sản xuất do mưa trái mùa là

289.140.102.000 đồng cho 2079 ha/ 748 hộ của huyện Đông Hải. Tỉnh đề xuất

ngân sách hỗ trợ một lần bom nước (Định mức: 6 lít xăng + 4 lít dầu diesel + 1 lít nhớt / ha) cho 3.206 ha muối bị thiệt hại do mưa trái mùa với tổng số tiền là

447.719.000 đồng. Cũng trong năm 2009 sản lượng muối đạt thấp cả về năng

suất sản lượng nên tỉnh đầu tư trên 200 triệu đồng hỗ trợ mơ hình muối trải bạt.

Đến năm 2010 thời tiết thuận lợi sản lượng muối đạt rất cao do tình hình

tiêu thụ muối chậm nên lượng tồn kho lớn. Trước tình hình đó Tỉnh hỗ trợ tiền

mua vật liệu bảo quản muối sau thu hoạch là 716.650.000 đồng cho 293 hộ. Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi trong viêc đầu tín dụng , cho vay hỗ trợ tiền mua bạt nhựa, hiện nay diện tích trải bạt là 36,6 ha. Ngồi ra tỉnh còn hỗ trợ diêm dân nghèo khắc phục khó khăn do chưa tiêu thụ muối năm 2010 là 1.013.540.000

đồng để mua vật liệu lợp tu bảo quản 22.187,8 tấn muối cho 343 hộ diêm dân

nghèo và 01 hợp tác xã.

Nhìn chung chính sách hỗ trợ cho ngành diêm nghiệp mang tính ứng phó và

chưa có các chính sách dự trù phát triển lâu dài. Do đó cần có những giải pháp để

ngành diêm nghiệp được phát triển ổn định hơn.

Một phần của tài liệu 4073527 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)