III. Cỏc kiến nghị:
1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:
Sự đổi mới hoạt động của ngân hàng nói chung và lĩnh vực thanh tốn nói riêng khơng thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng... Tuy nhiên, cịn nhiều lĩnh vực chưa có văn bản hoặc đã ban hành từ lâu đến nay khơng cịn phù hợp, nhiều văn bản được bổ xung và sửa đổi nhiều lần nên việc thực thi và áp dụng rất khó, đặc biệt là chưa có văn bản pháp luật nào liên quan đến hoạt động thanh tốn quốc tế. Vì vậy, để tạo mơi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng, Nhà nước cần phải:
1.1. Tiếp tục bổ sung và hồn thiện khn khổ pháp luật:
Chính sách ngoại hối là một cơng cụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi vì, thơng qua các chính sách quản lý ngoại tệ, quản lý tiền bạc, tiền hối điều hành tỷ giá..... chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, đến hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế, vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 1998, Nhà nước đã ban hành điều lệ quản lý ngoại hối song đến nay cịn có nhiều điểm chưa phù hợp mặc dù nó đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Đồng thời do nhiều cấp, nhiều ngành cùng quy định một lĩnh vực nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn và việc áp dụng nhiều khi phải dẫn chiếu từ nhiều nguồn. Vì vậy, việc ban hành luật ngoại hối là việc làm rất cần thiết, có như vậy mới tạo lập được mơi trường pháp lý đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Hiện nay, các văn bản mang tính chất thơng lệ quốc tế rất nhiều như: quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng do văn phịng thương mại quốc tế ban hành năm 1933, 1962, 1974, 1983...và văn bản đang sử dụng là bản sửa đổi ban hành năm 1993, gọi tắt là UCP500, văn bản mới nhất sắp ban hành là UCP 600.
Về lý thuyết, việc vận dụng UCP500 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ sự điều chỉnh nào, đây là nét đặc thù của Việt nam. Trong khi đó mọi quốc gia khác đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thơng lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế và tập quán của nước họ. Các văn bản như vậy là rất cần thiết không chỉ đối với ngành ngân hàng mà cịn là cơ sở để tồ án trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch tín dụng. Hơn nữa UCP500 cịn có những hạn chế nhất định bởi vì nó khơng thể bao qt tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn, không thể thay thế luật của một quốc gia. Chính vì thế, các ngân hàng tại Việt nam đã vận dụng tốt đẹp UCP500 và các thông lệ quốc tế khác vào giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nhưng kết quả thực tế lại khơng như họ mong muốn. Vì vậy, để giải quyết những bất đồng giữa thơng lệ quốc tế và tập quán quốc gia, tránh được những tranh chấp rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tốn quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động, nhà nước ta cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Trong những văn bản này cần quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền lợi và trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia như quyền được nhận hàng của ngân hàng phát hành thư tín dụng khi người nhập khẩu vay vốn của ngân hàng để nhập lơ hàng đó bị phá sản, quyền được miễn trừ trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành khi có dấu hiệu tranh chấp thương mại và đã được toà án hay trọng tài tuyên bố ngừng thanh toán. Điều này là cần thiết để bảo vệ ngân hàng và là điều mà các toà án nhiều nước trên thế giới thường làm.
Về bản chất thư tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại và các hợp đồng khác, các hợp đồng này có thể làm cơ sở để hình thành thư
tín dụng nhưng các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng không liên quan đến hoặc không hề bị ràng buộc bởi hợp đồng. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ. Có thể là một Nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương giữa người mua, người bán với giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng.
Việt Nam đã có quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, tín phiếu… nhưng chưa có quy định về chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ theo thư tín dụng. Do đó trong thời gian tới cần thiết phải có những văn bản pháp luật phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của ngân hàng chiết khấu cũng như người hưởng lợi.
1.2. Cải thiện môi trường đầu tư:
Để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển cần tạo ra lợi thế so sánh bằng một trường đầu tư hấp dẫn hơn các nước khác. Đây phải là công việc thường xuyên của hoạt động quản lý nhà nước, chứ không phải chỉ là một vài sửa đổi nhất thời.
Do vậy, mặc dù luật đầu tư mới sửa đổi vào năm 1996, nhưng trên cơ sở tổng kết 10 năm hoạt động đầu tư nước ngoài ở nước ta, đồng thời tham khảo thêm những thay đổi luật của các nước xung quanh, ta nên tính đến việc sửa đổi và bổ sung luật đầu tư nước ngồi, đưa thêm các hình thức đầu tư mà ta chưa áp dụng như: cho lập công ty trước khi lập dự án, cho người nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt nam với một mức độ giới hạn, cho xí nghiệp nước ngoài được phát hành cổ phiếu..... cũng như điều chỉnh một số sắc thuế và bổ sung một số ưu đãi để khuyến khích đầu tư.
Bên cạnh việc ban hành pháp luật, cần phải nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong kinh tế và xã hội, đặc biệt là kiện toàn hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành động vi phạm vi phạm pháp luật, tạo ra bước tiến rõ rệt trong xây dựng một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường hoạt động theo pháp luật.
Trong thời gian qua, cán cân thương mại quốc tế ở Việt nam ln trong tình trạng thâm thụt, mức độ thâm thụt ngày càng lớn mặc dù một phần là do đầu tư nước ngoài. Để cải thiện cán cân thương mại quốc tế thì giải pháp là đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn nghèo nàn lại chủ yếu là sản phẩm chưa qua chế biến, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ta phải đẩy mạnh hoạt động thương mại với những thị trường lớn như: Mỹ, Tây âu, Nhật bản, Trung quốc, ASEAN....từng bước tham gia vào tổ chức kinh tế thương mại Châu á Thái bình dương và tổ chức thương mại thế giới. Bên cạnh đó, nước ta cần khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động để cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thế giới, tăng số lượng các mặt hàng gia công chế biến, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, mở rộng thêm nhiều mặt hàng, đầu tư thích đáng vào những mặt hàng ta có ưu thế như: gạo, cao su, cà phê, dầu mỏ...
Ngoài ra, ta cần chú trọng công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường của các nước để có những cải tiến các mặt hàng xuất khẩu phù hợp với từng thị trường cụ thể, mở rộng các hình thức gia công sản phẩm cho nước ngoài bằng nguyên liệu của chính mình và có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép hàng nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch, bằng công cụ thuế quan, tăng cường biện pháp chống bn lậu nhằm bảo hộ lợi ích cho các nhà bn sản xuất thực hiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Bên cạnh cải cách chính sách chế độ về xuất nhập khẩu, nhà nước cần có biện pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngồi. Bởi vì, với điều kiện nền kinh tế nước ta cịn nghèo, tích luỹ nội bộ trong nước thấp nên cần phải thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngồi mới thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Song song với việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngồi thì việc quản lý nợ vay cũng cần phải được cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm một cách thích hợp để:
Nâng cao hiệu quả vốn vay.
Giữ được nợ nước ngoài trong một tỷ lệ tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước. Vì thế, cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thu hút vốn đầu tư và sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất.
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên rà sốt lại các văn bản, xóa bỏ tình trạng văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế, nâng cao công tác quản lý và hoạt động thanh tra giám sát của NHNN, kiên quyết xử lý các sai phạm, phối hợp với các ban ngành có liên quan và có giải pháp đồng bộ. Đặc biệt khi luật ngân hàng ra đời, NHNH cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân hàng.
Để thực thi có hiệu quả quy chế hiện hành về quản lý ngoại hối, NHNH cần có những văn bản quy định trách nhiệm, kiểm tra tính pháp lý, phù hợp của chứng từ trước khi chuyển tiền ra nước ngồi thanh tốn cho bên xuất khẩu.
NHNN nên nghiên cứu việc định giá tỷ giá mua bán ngoại tệ cho phù hợp với thị trường, tránh tình trạng đồng VND được đánh giá cao hơn giá trị của nó; loại trừ các yếu tố đầu cơ nâng giá, ép giá làm tỷ giá biến động sai với thực tế. NHNN cần tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng và khuyến khích viêc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
NHNN nên mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỷ giá chuẩn hơn, đồng thời phát triển các nghiệp vụ trên thị trường, đảm bảo tỷ giá linh hoạt hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mở rộng sản xuất trong nước. Hiện nay dự trữ ngoại tệ cịn ít thì NHNN phải tăng cường dự trữ ngoại tệ, đảm bảo điều tiết được quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định được đồng VND, thực hiện mục tiêu bình ổn chính sách tiền tệ.
Các doanh nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thành thạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu pháp lý thương mại quốc tế và thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế (thanh toán xuất khẩu) cho cán bộ. Họ phải nắm vững nội dung UCP (thông thạo UCP 500, sắp tới là UCP 600) và các thơng lệ quốc tế, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm hợp đồng ngoại thương, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, mở thư tín dụng,...Các doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng, chú ý các điều khoản, quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên, phạm vi đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, tránh việc mập mờ, khó hiểu, gây bất lợi và xảy ra tranh chấp sau này. Do vậy, nâng cao kỹ năng trong quản lý, lập chứng từ và kiểm tra nội dung thư tín dụng cho cán bộ là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp phải thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về xuất khẩu và thanh toán quốc tế do các trường đại học và các ngân hàng thương mại tổ chức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cần có bộ phận tư pháp hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và thanh toán.
Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để có những quyết định đúng đắn và lựa chọn đúng bạn hàng. Trong thu xế hội nhập, mở rộng giao lưu bn bán với nước ngồi, doanh nghiệp khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi thị trường truyền thống (các bạn hàng quen thuộc, các mối quan hệ trong nước) mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài, phát triển phạm vi hoạt động và thị trường trên thương trường quốc tế. Thơng qua Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thơng tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phục vụ mình, các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, các tổ chức của Việt Nam ở nước ngồi,...để nắm bắt thơng tin, tìm hiểu đối tác.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với đối tác nước ngoài và ngân hàng cần trung thực, tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, giữ vững uy tín của doanh nghiệp và ngân hàng, có thái độ hợp tác với ngân hàng khi rủi ro xảy ra để tìm biện pháp tháo gỡ. Trong thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán,
các doanh nghiệp cần tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, tư vấn của ngân hàng để nắm bắt thơng tin và có lựa chọn đúng đắn, tránh những điều bất lợi xảy đến.
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 3
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. ... 3
I. Tổng quan về Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam: ............................................. 3
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam: 4 1. Chức năng và nhiệm vụ: ........................................................................................ 4
2. Cơ cấu tổ chức: ...................................................................................................... 5
III. Cỏc hoạt động chớnh của Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam: ...................... 8
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 10
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (2000-2006) .............................................................................................. 10
I. Kết quả hoạt động của Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam (2004-2006) : ....... 10
1. Nguồn vốn: ........................................................................................................... 10
1.1. Vốn huy động: .................................................................................................. 11
1.2. Vốn chủ sở hữu: ............................................................................................... 11
2. Hoạt động tớn dụng: ............................................................................................ 12
3. Thanh toỏn quốc tế: ............................................................................................. 14
4. Kết quả kinh doanh: .............................................................................................. 16
II. Cỏc hỡnh thức thanh toỏn xuất khẩu ở Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam: 17 1. Phương thức chuyển tiền: ................................................................................... 18
2. Phương thức nhờ thu: ......................................................................................... 18
2.1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection): .......................................................... 19
2.2. Nhờ thu kốm chứng từ (Documentary Collection): ........................................ 19
2.3. Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document Against Payment-D/P):................ 19
2.4. Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document Against Acceptance-D/A): ...... 20
3. Phương thức tớn dụng chứng từ: ........................................................................ 20
III. Tỡnh hỡnh thanh toỏn xuất khẩu bằng phương phỏp tớn dụng chứng từ ở Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam: .......................................................................... 21
1. Quy trỡnh thanh toỏn xuất khẩu theo phương thức tớn dụng chứng từ của Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam: .......................................................................... 21
1.1. Tiếp nhận và sửa đổi thư tớn dụng: ................................................................ 21
1.2. Thụng bỏo trực tiếp cho người hưởng lợi: ...................................................... 21
1.3. Thụng bỏo qua ngõn hàng thụng bỏo khỏc: ................................................... 22
1.4. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ: ........................................................................ 22
1.5. Gửi chứng từ đũi tiền: ..................................................................................... 22
1.6. Chiết khấu chứng từ: ....................................................................................... 22