Côn trùng gây hại và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác nông nghiệp tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (Trang 59)

3.2 TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA

3.2.2.8 Côn trùng gây hại và biện pháp phòng trừ

+ Côn trùng hại lúa:

Theo kết quả điều tra tại phường Trường Lạc thì cơn trùng gây hại lúa có nhiều loại nhưng gây hại nặng nhất là nhện gié, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân và ốc bươu vàng. Gây hại nặng nhất trên lúa là nhện gié, trong tổng số hai vụ lúa chiếm tỷ lệ 74,29% (Hình 3.12), trong đó tỷ lệ nhện gié gây hại trên vụ lúa Xuân Hè chiếm tỷ lệ hơn 90%, làm thiệt hại lớn đến năng suất và phẩm chất hạt gạo. Do nhện gié gây hại nặng trên ruộng lúa nên nhiều nông dân trồng lúa tại phường phần lớn là khơng có lợi nhuận và có thể lỗ trong vụ Xuân Hè. Vụ Đông Xuân côn trùng gây hại chủ yếu là rầy nâu, trong số 34,29% tỷ lệ rầy nâu gây hại cả hai vụ lúa thì có tới 75% số rầy nâu gây hại ở vụ Đông Xuân. Tuy nhiên do nơng dân có chuẩn bị trước đối với dịch

hại rầy nâu nên nông dân trồng lúa ở vụ Đông Xuân phần lớn có sản lượng thóc cao, lợi nhuận nhiều trong vụ. Sâu cuốn lá, sâu đục thân, ốc bươu vàng cũng là những côn trùng gây hại chủ yếu trên cây lúa, tỷ lệ gây hại của chúng đối với cây lúa cũng khá cao, sâu cuốn lá chiếm tỷ lệ 22,86%, sâu đục thân 17,14% và còn lại là ốc bươu với 5,71% (Hình 3.12). 5,71 17,14 22,86 34,29 74,29 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nhện gié Rầy nâu Sâu cuốn lá Sâu đục thân Ốc bươu

Côn trùng gây hại

t ỷ l ệ (% )

Hình 3.12: Tỷ lệ phần trăm các loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên lúa ở phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

+ Biện pháp phòng trừ:

Theo điều tra 100% nơng hộ sử dụng biện pháp hóa học để phịng ngừa cơn trùng gây hại, khơng có nơng hộ nào sử dụng biện pháp sinh học. Các loại thuốc được nông hộ sử dụng là Actara 25WG, Regent 2 lúa xanh, Diazan 40EC, Kinalux 25EC,…liều lượng dùng để phun xịt thường người nông dân sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất (Bảng 3.10). Đối với các côn trùng thường xuyên gây hại trên lúa qua các vụ được nơng dân xịt phịng trước, nếu cịn xuất hiện thì xịt trị cho hết. Cịn đối với một số cơn trùng ít gây hại qua các vụ thì ít được nơng dân xịt phịng, chỉ khi phát triển với tần số cao thì nơng dân mới xịt cho nên khi bùng phát côn trùng gây hại rất nặng làm thất thu một lượng lớn nông sản. Bằng chứng là sự gây hại của nhện gié trong vụ Xuân Hè vừa qua. Các loại côn trùng ở Hình 3.12 hầu hết gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Vì vậy,

người nơng dân trồng lúa nên phịng ngừa kỹ càng các loại côn trùng gây hại, đồng thời nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự gây hại của côn trùng. Vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng để tránh nơi trú ẩn của chúng trên đồng ruộng.

Bảng 3.10: Tỷ lệ các loại thuốc và liều lượng được người nông dân sử dụng để

Tên thuốc số hộ tỷ lệ(%)

phịng trừ cơn trùng gây hại trên lúa tại phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

Liều lượng

Actara 25 WG 3 g/16 lít/ bình 7 20,0

Regent 2 lúa xanh 000m2

2 5 2 gói 1,6 gram/1 5 14,3 Diazan 40 EC 60 ml/16 lít/ bình 2 5,7 Kinalux 25 EC 60 ml/16 lít/ bình 0 7,1 Bassan 50 ND 50 ml/16 lít/ bình 10 28,6 Chess 50 WG 15 g/ 16 lít/ bình 7 20,0

.2.2.9 Bệnh gây hại và biện pháp phòng trị bệnh

Việc c ương thực khác ở ĐBSCL, cũng gặp rất nhiều

úa nên nông dân đã 3

+ Bệnh gây hại nặng trên lúa: anh tác lúa cũng như các cây l

khó khăn. Nhất là vấn đề bệnh gây hại trên lúa, theo điều tra tại phường Trường Lạc trong vụ gieo trồng lúa Đông Xuân và Xuân Hè của người nông dân các bệnh gây hai chủ yếu trên lúa là bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt, đốm vằn, thối cổ gié, cháy bìa lá và lùn xoắn lá.Trong đó bệnh đạo ơn là bệnh phổ biến nhất trên cây lúa nó chiếm 85,71% trên tổng số. Đây là bệnh gây hại rất nặng trên lúa nếu khơng có biện pháp phịng trừ tốt, tiếp đến là bệnh lem lép hạt 42,86% , đốm vằn 20%, thối cổ gié 11,43%, cháy bìa lá 11,43% và lùn xoắn lá 2,86% (Hình 3.13).

Các bệnh phổ biến trên thường xuyên xảy ra trên các vụ trồng l

có ý thức rất tốt để phòng tránh các bệnh trên. Tuy nhiên các bệnh trên lúa thường diễn ra khi thời tiết thay đổi thất thường và rất phức tạp cho nên việc thường xuyên theo dõi đồng ruộng là việc nên làm của mỗi người nông dân. Tránh để bệnh bùng phát điều này sẽ làm giảm năng suất rất nhiều nhất là bệnh đạo ôn.

85,71 42,86 20,00 11,43 11,43 2,86 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Đạo ôn Lem lép hạt

Đốm vằn Cháy bìa lá

Thối cổ gié Lùn xoắn lá Bệnh Ph ầ n t r ă m ( % )

Hình 3.13: Tỷ lệ các loại bệnh gây hại phổ biến trên lúa ở phường Trường Lạc, quận Ô Mơn, thành phố Cần Thơ.

+ Biện pháp phịng trừ:

Hầu hết nông dân phường sử dụng các loại thuốc hóa học chuyên trị các bệnh trên lúa để phịng ngừa các bệnh trên lúa. Tình hình kiểm sốt bệnh trên lúa thường xuyên được nông thực hiện cho nên dịch bệnh không xảy ra trên lúa của người nông dân. Các loại thuốc được nông dân sử dụng để phòng ngừa và trị bệnh trên lúa là: Nativo, Beam, Anvil, Validan 5DD, Filia 525 SE, Fuan 40EC, Tilt super 300ND (Bảng 3.11).

Nhìn chung, các bệnh gây hại trên lúa thường xuyên xảy ra trên các vụ gieo trồng lúa, nên người nơng dân đã chủ động phịng ngừa các bệnh trên lúa, không để cho bệnh bùng phát rồi mới trị. Điều này sẽ giúp cho cây lúa khỏe mạnh, ít bị thiệt hại về năng suất do các loại dịch bệnh gây ra. Các bệnh gây hại trên lúa xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa, và thường gây hại nặng ở giai đoạn cây lúa làm địng đến giai đoạn chín. Vì vậy người nơng dân khơng nên chủ quan khi đã phòng bệnh cho lúa, mà nên thăm đồng thường xuyên, nhất là giai đoạn cây lúa làm đòng đến cây lúa chín để tránh tình trạng bệnh phát triển gây hại đến năng suất của vụ lúa.

Bảng 3.11: Tỷ lệ các loại thuốc và liều lượng được nông dân sử dụng để phòng trừ bệnh trên lúa tại phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

Tên thuốc Liều lượng Số hộ Tỷ lệ (%)

Nativo 15 ml/16 lít/ bình 2 5,7 Beam 75WP 25 - 35 g/1000m2 22 62,9 Anvil 50 - 80 ml/bình 16 lít 7 20,0 Validan 5 DD 50 ml/bình 16 lít 7 20,0 Filia 525 SE 25 ml/bình 16 lít 14 40,0 Fuan 40 EC 50 ml/bình 16 lít 5 14,3 Tilt super 300 ND 15 ml/bình 16 lít 10 28,6

3.2.2.10 Biện pháp quản lý cỏ dại

Cơng tác phịng trị cỏ dại chủ yếu là biện pháp hóa học. Vì khi sử dụng biện pháp hóa học sẽ có tác dụng nhanh, dễ thực hiện, ít tốn công lao động.

80.00 54.29 20.00 0 20 40 60 80 100

Diệt mầm Hậu nẩy mầm Không diệt cỏ

biện pháp phịng trị cỏ dại ph ầ n tr ă m( %)

Hình 3.14: Tỷ lệ các biện pháp phòng trị cỏ dại trên ruộng lúa ở phường Trường Lạc, quận Ô Mơn, thành phố Cần Thơ.

Kết quả trình bày ở Hình 3.14 cho thấy có 80% nơng hộ sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ mầm, 20% nơng hộ không dùng biện pháp nào để diệt cỏ và 54,29% nơng hộ sử dụng thuốc hóa học diệt cỏ hậu nẩy mầm, đây là cách nhằm tiêu diệt cỏ triệt để, giúp cây lúa khỏe, cho năng suất cao đồng thời giảm được chi phí đầu vào cho người dân. Nông dân ở phường Trường Lạc thường dùng thuốc hóa học để trừ cỏ là

Sofit 300EC với liều lượng 25 ml/bình 16 lít vào thời điểm làm đất xong và trước khi sạ. Ngồi ra, cịn có một số ít nơng hộ khơng sử dụng thuốc để diệt cỏ hậu nẩy mầm sử dụng công lao động của gia đình để nhổ diệt cỏ.

3.2.2.11 Nước

Qua kết quả Bảng 3.12 ta thấy số lần cho nước vào ruộng của nông dân là từ 2 đến 4 lần/vụ, trong đó số lần cho nước vào ruộng là 3 lần chiếm tỷ lệ 60%, số lần đưa nước vào ruộng là 4 lần chiếm tỷ lệ 34,29%, còn lại là 2 lần đưa nước vào ruộng chiếm tỷ lệ 5,71%. Hình thức nơng dân sử dụng để đưa nước vào ruộng lúa là máy bơm nước và chờ thủy triều lên cho nước vào ruộng. Trong đó hình thức sử dụng máy bơm nước để đưa nước vào ruộng lúa chiếm tỷ lệ 83%, và sử dụng nước của thủy triều là 17% (Hình 3.15).

Bảng 3.12: Số lần cho nước vào ruộng trên một vụ lúa của nông dân phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

Nước tưới (lần/vụ) Số hộ Tỷ lệ (%) 2 lần 2 5,71 3 lần 21 60,00 4 lần 12 34,29 Tổng 35 100 X2 15,5** Độ lệch chuẩn 0,57 **: Khác biệt với mức ý nghĩa thống kê 1%

Nhìn chung, nơng dân phường Trường Lạc cung cấp nước cho lúa rất tốt, có hơn 80% nơng hộ chủ động được nguồn nước tưới cho lúa. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác đưa nước vào ruộng lúa đó là dựa vào thủy triều của nước và vào mùa khơ nước sơng, rạch của vùng cạn gây khó khăn cho công tác đưa nước vào ruộng. Theo Trương Đích (2000), thiếu nước ở mọi giai đoạn đều làm giảm năng suất lúa, đặc biệt là từ giai đoạn phân bào giảm nhiễm đến trổ bơng. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ nước cho ruộng lúa để không bị hao hụt về năng suất lúa nhất là ở vụ Xuân Hè.

83% 17%

Máy bơm Thủy triều

Hình 3.15: Hình thức đưa nước vào ruộng lúa của nông dân tại phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

3.2.3 Thu hoạch và bảo quản lúa.

3.2.3.1 Thu hoạch

Theo kết quả điều tra thì 100% nơng hộ sử dụng nhân công thuê mướn để thu hoạch lúa, điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vì khi tới mùa thu hoạch lượng nhân công thường khan hiếm cho nên giá thành thu hoạch thường tăng cao, và nông dân trồng lúa phải thường đăng ký trước mới có thể thu hoạch đúng thời điểm được còn những người không đăng ký trước thường họ phải thu hoạch lúa khi lúa đã chín quá làm hao hụt lúa nhiều khi thu hoạch. Trong vùng chưa sử dụng máy gặt đập liên hiệp để thu hoạch lúa cho thấy có những khó khăn về khoa học kỹ thuật đối với vùng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng. Sử dụng biện pháp cơ giới trong nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất, giải phóng bớt sức lao động và tăng lợi nhuận cho người sản xuất (Nguyễn Bông, 2001).

3.2.3.2 Bảo quản

Trong số 35 nông hộ trồng lúa thì họ đều sử dụng biện pháp phơi lúa để bảo quản. Trong vùng có lị sấy nhưng họ thường chẳng quan tâm đến việc sấy lúa là gì, chỉ khi nào trời mưa nhiều q khơng phơi được họ mới chuyển đến lị để sấy thì hạt gạo đã bị phai màu mất giá trị. Việc sử dụng phương pháp sấy để bảo quản lúa cho

độ đồng đều về hạt cao, cho nên khi sấy lúa hạt gạo xay ra thường ít bị gẫy, vả lại hạt gạo xay ra trong và sáng nâng cao giá trị và phẩm chất hạt gạo. Đồng thời sấy lúa cho thời gian dự trữ lúa được lâu hơn giúp người dân có thể chủ động hơn cho việc bán để có thêm một phần lợi nhuận. Theo Nguyễn Thành Hối (2009), lượng lúa thất thoát khi thu hoạch và bảo quản hàng năm chiếm tỷ lệ 5 - 10% tổng sản lượng lúa. Vì vậy cần chú ý nhiều đến khâu thu hoạch và bảo quản nhằm tránh thất thoát lượng lúa trong này.

3.2.4 Năng suất lúa.

Theo điều tra năng suất lúa trung bình của nơng hộ 6,42 tấn/ha. Trong đó số nơng hộ có năng suất từ 6 đến dưới 8 tấn/ha chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), tiếp đến là những nông hộ có năng suất 4 đến dưới 6 tấn/ha (28,4%). Cịn lại là số hộ có năng suất từ 2 dưới 4 tấn/ha và từ 8 đến 10 tấn/ha (cùng chiếm tỷ lệ 14,3%) (Bảng 3.13). Ở vụ Đông Xuân năng suất lúa trung bình của phường tương đối cao (7,86 tấn/ha) còn ở vụ Xuân Hè năng suất lại quá thấp (4,8 tấn/ha).

Bảng 3.13: Tỷ lệ và năng suất lúa khác nhau ở phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

Năng suất (tấn/ha) Số hộ Tỷ lệ(%)

Từ 2 đến dưới 4 5 14,3 Từ 4 đến dưới 6 10 28,4 Từ 6 đến dưới 8 15 42,9 Từ 8 đến 10 5 14,3 Tổng 35 100 X2 7,86* Độ lệch chuẩn 0,71 Năng suất trung bình (tấn/ha): 6,42

*: khác biệt với mức ý nghĩa thống kê 5%

Ở vụ Đông Xuân năng suất lúa dao động từ 6 – 10 tấn/ha. Năng suất lúa của nông dân ở vụ Đông Xuân chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 7 đến dưới 8 tấn/ha chiếm tỷ lệ 64,72%, còn lại là năng suất <7 tấn/ha và năng suất từ 8 – 9 tấn/ha chiếm tỷ lệ 11,76%. năng suất chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 9 đến dưới 10 tấn/ ha và năng suất >10 tấn/ha chiếm tỷ lệ 5,88% (Hình 3.16). Ở vụ Xuân Hè năng suất lúa của nông hộ dao

động từ 3 – 8 tấn/ha, Trong đó năng suất lúa của nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất ở vụ Xuân Hè là từ 3 đến dưới 5 tấn/ha chiếm tỷ lệ 55,56%, năng suất từ 5 đến dưới 7 tấn/ha chiếm tỷ lệ 33,33%, còn lại là năng suất >7 tấn/ ha chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,11% (Hình 3.17). 11,76 64,72 11,76 5,88 5,88 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 < 7 Từ 7 đến dưới 8 Từ 8 đến dưới 9 Từ 9 đến dưới 10 10 trở lên Tấn/ha T ỷ l ệ (% )

Hình 3.16: Tỷ lệ năng suất lúa ở vụ Đông Xuân tại phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ. 55,56 33,33 11,11 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Từ 3 đến dưới 5 Từ 5 đến dưới 7 Từ 7 trở lên Tấn/ha T ỷ l ệ (% )

Hình 3.17: Tỷ lệ năng suất lúa ở vụ Xuân Hè tại phường Trường Lạc, quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ.

Nhìn chung, năng suất lúa trung bình của phường Trường Lạc theo điều tra khơng cao nhưng nó tương đối phù hợp với năng suất lúa của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên

năng suất trung bình của vụ lúa Đơng Xuân và vụ Xuân Hè chênh lệch quá nhiều, điều này chứng tỏ rằng tình hình canh tác lúa ở đây cịn mang nặng tính phong tục và chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời cũng cho thấy sự suy thoái về giống lúa mà người nông dân gieo trồng và sự cạn kiệt dinh dưỡng trong đất tại phường.

3.2.5 Hiệu quả kinh tế

Nông dân trong vùng thường phải bán lúa sớm khi thu hoạch vì phải trả nợ vật tư nơng nghiệp, tiền công thu hoạch lúa,..cho nên lúa thường không bán được giá cao. Hình thức tiêu thụ lúa của người nông dân thường bán cho các thương lái trong vùng hoặc thương lái vùng khác đến mua. Phần lớn nông hộ để lại giống để gieo trồng cho vụ lúa sau mặc dù gần địa bàn cũng có trung tâm khuyến nông. Theo quan điểm của người nông dân nơi đây cho rằng giống mới thường khó canh tác cho ruộng mình vì khơng có ai trồng, đồng thời giá lúa cũng không chênh lệch cao so với giống họ đang trồng, mà lại bán khó khăn cho nên họ thường sử dụng lại giống cũ.

Qua kết quả điều tra ở Bảng 3.14 cho thấy, năng suất trung bình trồng lúa của vụ Đơng Xn là 7,86 tấn/ha với mức đầu tư 15.953.759 đồng/ha, trong đó bao gồm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch,…Tại thời điểm thu hoạch vụ Đơng Xn giá lúa trung bình mà nơng hộ bán được là 4.053 đồng/kg lúa.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác nông nghiệp tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)