Năng suất thực tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến phương pháp xử lý cobalt đến năng suất đậu phộng (Arachis hypogaea L.) trên đất giồng cát huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh (Trang 47 - 50)

3.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

3.4.8 Năng suất thực tế

Thông qua các hoạt động sinh lý, hóa sinh diễn ra trong suốt chu kỳ sống, phần vật chất cây tích lũy được trong trái sẽ tạo nên năng suất thực tế của đậu phộng. Tương tự năng suất lý thuyết, cả 2 phương pháp áo hạt và phun Co qua lá đều có hiệu quả trong việc gia tăng năng suất thực tế (lần lượt là 5007 và 4914 kg/ha) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức không xử lý Co (4632 kg/ha). Ngoài ra, kết quả trình bày ở Bảng 3.13 cịn cho thấy sự tương tác giữa liều

lượng N và phương pháp xử lý Co đã làm cho năng suất thực tế của đậu phộng giữa các nghiệm thức khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Giống như năng suất lý thuyết, nghiệm thức bón 50kg N/ha khi không xử lý Co đã cho năng suất thực tế thấp nhất giữa các nghiệm thức (4464 kg/ha). Tuy nhiên khi bón liều lượng N tương tự nhưng được áo hạt Co đã đạt năng suất thực tế cao nhất (5244 kg/ha). Ở phương pháp phun Co qua lá, khi kết hợp bón N ở liều lượng 50 và 70kg/ha đều cho năng suất khá cao (lần lượt là 4971 và 5017 kg/ha). Điều này chứng tỏ việc sử dụng Co đã thay thế được một lượng đạm đáng kể mà năng suất đậu phộng vẫn đạt được rất cao.

Bảng 3.13: Năng suất thực tế (kg/ha) ở các liều lượng N và phương pháp xử lý Co trên giống

đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Phương pháp xử lý Co Liều lượng đạm (kg N/ha) Trung bình phương pháp 50 70 90 Không xử lý Áo hạt Phun qua lá 4464 d 5244 a 4971 ab 4657 cd 4880 bc 5017 ab 4774 bc 4896 bc 4754 bc 4632 b 5007 a 4914 a Trung bình liều lượng N 4893 4851 4808 F (Liều lượng) F (Phương pháp)

F (Liều lượng x Phương pháp) CV (%)

ns ** ** 3,22

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5% qua phép thử Duncan

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy cả 2 phương pháp xử lý Co đều có tác dụng làm gia tăng năng suất thực tế của đậu phộng MD7. Kết quả này cũng được tìm thấy bởi Reddy và Raj (1975), xử lý hạt giống đậu phộng trước khi gieo bằng Co hoặc phun qua lá đều làm gia tăng năng suất của đậu phộng khác biệt so với các nghiệm thức khơng có sự hiện diện của cobalt. Sự gia tăng năng suất bởi Co có thể là do sự hiện diện của coenzyme cobamide làm hoạt động enzyme nitrogenase gia tăng đã dẫn đến các thành phần năng suất gia tăng và kết quả là năng suất gia tăng. Ngoài ra, năng suất thực tế của đậu phộng MD7 cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa liều lượng đạm và phương pháp xử lý Co. Trong đó, phương pháp áo hạt với

Co ở liều lượng 50kg N/ha là có hiệu quả nhất trong việc làm gia tăng năng suất thực tế của đậu phộng MD7. Bởi vì đây là tổ hợp có hiệu quả nhất trong việc làm gia tăng số trái già trên cây và tỷ lệ nhân của đậu phộng.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến phương pháp xử lý cobalt đến năng suất đậu phộng (Arachis hypogaea L.) trên đất giồng cát huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)