3.2.1 .Chức năng
5.2.1. Những giải pháp cụ thể tại chi nhánh NHNo & PTNT Quận Bình Thủy
Thủy
5.2.1.1. Giải pháp tăng cường vốn huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay
Hiện nay, ở nông thôn người dân có nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng một khi thu nhập tăng. Do đó, phải có chính sách khuyến khích người dân tiết kiệm
trong tiêu dùng để đầu tư vào sản xuất như nâng cao mức cho vay đối với người
dân có tiền gửi tại Ngân hàng.
Khai thác và huy động tổng lực các nguồn vốn tín dụng trên thị trường tín
dụng nơng thơn để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu cao về vốn, đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thôn. Trước hết, cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư (dưới dạng vàng, bạc, đá quý, bất động sản). Để thực hiện được mục tiêu đó
cần phải đa dạng hố hình thức huy động vốn:
- Tạo nguồn vốn tín dụng thơng qua việc đa dạng hố các loại hình dịch vụ: dịch vụ uỷ thác, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ đảm bảo an tồn các vật có giá…
- Thu hút vốn từ các khu vực kinh tế khác (thành thị, khu công nghiệp, khu chế xuất) về nông thơn thơng qua dịch vụ gửi tiền một nơi có thể rút nhiều nơi trong cùng một hệ thống Ngân hàng.
- Xây dựng chiến lược khách hàng, xây dựng cơ chế chính sách thu hút khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên tại Ngân hàng bằng lợi ích vật chất, áp dụng lãi suất hợp lý, khuyến khích khách hàng gửi vốn trung và dài hạn. Có thể áp dụng lãi suất cao đối với những khoản tiền gửi lớn, dài hạn tại Ngân
hàng để khuyến khích người dân gửi tiền.
- Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng,
đặc biệt là các sản phẩm mới, tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm quảng bá thương hiệu, tạo cho Ngân hàng hình ảnh tốt để thu hút vốn từ các tổ chức xã hội.
- Cán bộ tín dụng Ngân hàng cần bám sát địa bàn nhằm nắm được các khoản thu nhập trong dân, từ đó có những biện pháp thích hợp để khuyến khích,
vận động người dân gửi tiền vào Ngân hàng, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư.
5.2.1.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
- Giữ chân khách hàng quen thuộc và tìm kiếm khách hàng mới: Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, nền kinh tế Thành phố Cần Thơ cũng không ngừng phát triển. Một khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để sản xuất và tái sản xuất sẽ tăng lên, điều này sẽ thu hút các tổ chức tín dụng, các
Ngân hàng nước ngoài đến đặt trụ sở hoạt động, vì vậy mà hoạt động Ngân hàng
ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt. Số lượng khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng cũng là yếu tố góp phần củng cố vị thế của Ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, cần giữ chân số lượng khách hàng hiện tại và đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng mới với các biện pháp như:
- Ưu tiên cho vay đối với khách hàng truyền thống, thường xuyên giao dịch với Ngân hàng: đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tạo thế cạnh tranh có lợi
hơn và qua đó tạo được mức lợi nhuận cao hơn.
- Thành lập các tổ vay vốn ở từng khu vực để đảm bảo đồng vốn vay đến tay từng hộ gia đình, giúp người dân có nguồn vốn để sản xuất kịp mùa vụ. Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cho vay hộ nông dân. Muốn vậy tín dụng hộ nơng nghiệp phải kịp thời vụ, gắn liền với chu kỳ sản xuất vật ni, cây trồng. Tín dụng nơng nghiệp trước hết phải đáp ứng nhu cầu cho các hộ thiếu vốn sản xuất.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, quảng cáo những tiện ích mà các dịch vụ của Ngân hàng mang lại nhằm củng cố vị thế của Ngân hàng trên thị trường và thu hút khách hàng mới.
- Tư vấn cho khách hàng lập dự án đầu tư sản xuất, giúp khách hàng lựa chọn đối tượng, ngành nghề đầu tư hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Cần nghiên cứu kỹ thị trường để xác định được nhu cầu vốn tín dụng, làm
cơ sở cho việc hoạch định chiến lược khách hàng để đầu tư vốn phù hợp với yêu
Tổ chức thẩm định dự án: kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thẩm định của Ngân hàng, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình tài trợ nguồn vốn để đầu tư. Vì vậy, Ngân hàng cần thẩm định một cách kỹ lưỡng những nội dung cơ bản của phương án, kế hoạch đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, bổ sung các biện pháp đảm bảo tính khả thi của phương án sản xuất, tạo căn cứ để giải ngân và kiểm tra việc sử dụng vốn. Từ đó nâng cao chất lượng khoản vay, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc.
Thực hiện đầy đủ các quy trình đảm bảo tiền vay: đảm bảo tiền vay sẽ làm giảm tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng khơng thanh tốn được nợ cho
Ngân hàng và là động lực thúc đẩy khách hàng nỗ lực trả nợ. Tuy nhiên, dảm bảo
tiền vay không thể thay thế khả năng hồn trả nợ của khách hàng. Do đó đừng bao giờ chấp nhận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả nợ cuối cùng là việc thanh lý tài sản.
Trong trường khi người dân thực hiện dự án xong nhưng hiệu quả mang lại
kém do các yếu tố khách quan thì Ngân hàng phải có sự hỗ trợ kịp thời bằng cách
tư vấn hoặc cấp tín dụng đầu tư để cho người dân có nguồn vốn tái đầu tư, có
thêm thu nhập, tạo điều kiện trả các khoản vay cho Ngân hàng.
Ưu tiên đầu tư cho các hộ sản xuất nông nghiệp, chọn lọc các dự án có hiệu
quả, khả thi và phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở địa phương. Nghiên cứu, dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của của dự án đầu tư,
đảm bảo thu hồi được đồng vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển của địa phương.
Việc cho vay vốn của Ngân hàng để phát triển sản xuất nông nghiệp, cần
được chuyển hướng sang hình thức cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều
kiện cho hộ sản xuất trong lĩnh vực này thực sự là “đơn vị kinh tế tự chủ” trong sản xuất. Vốn cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dáp
ứng nhu cầu chi phí sản xuất theo thời vụ và khi có điều kiện sẽ mở rộng việc
cho vay trung và dài hạn để phát triển cây dài ngày, mua sắm thiết bị máy móc cần thiết, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt…
Xác định rủi ro: đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là sản xuất nông
nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai và biến động thị trường giá cả cũng như thị trường tiêu thụ. Do vậy, cấp tín dụng
đầu tư cho lĩnh vực này gặp khơng ít rủi ro, điều này tác động xấu đến hiệu quả
sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải xem xét các nhân tố tác
động gây thiệt hại đến đối tượng đầu tư, xác định cơ chế bù đắp rủi ro, Ngân
hàng phải kịp thời trích lập quỹ dự phịng tổn thất để có thể bù đắp khi rủi ro xảy ra.
Chất lượng tín dụng là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển Ngân hàng. Phải tích cực, kiên quyết để nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nhanh nợ xấu, nợ tồn đọng để nâng cao vòng quay vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất. Coi trọng kiểm tra, giám sát, kien quyết xử lý kịp thời các sai sót, gắn việc kiểm tra và xử lý, chỉnh sửa sau khi kiểm tra.
5.2.1.3 Các biện pháp khác
Để việc đầu tư tín dụng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, NHNo&PTNT chi
nhánh Quận Bình Thủy cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức tín dụng khác trên
địa bàn để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, các Ngân hàng trên cùng địa bàn dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước, cần có sự thống nhất về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của các Ngân hàng và lãi suất cơ bản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành trong từng giai đoạn. Các Ngân hàng nên phối hợp cung cấp thông tin về khách hàng để phòng tránh rủi ro nợ xấu xảy ra.
Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả
năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Chi nhánh nên kết hợp với Phịng nơng nghiệp hướng dẫn nông dân các kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật ni, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu xử lý sau khi thu hoạch nhằm tăng năng suất, giảm thất thoát, tăng chất
lượng nơng phẩm giúp nơng hộ làm ăn có hiệu quả để trả vốn vay Ngân hàng và tăng thu nhập cho gia đình.