Đánh giá về chất lượng lao động tại địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 76 - 80)

Bảng 3 .6 Chi phí sản xuất một số mặt hàng thêu ren chính của làngnghề

Bảng 3.13 Đánh giá về chất lượng lao động tại địa bàn

(hộ) Cơ cấu (%) Số lượng(DN) Cơ cấu (%)

Trình độ cao 15 18.75 7 35.00

Trình độ trung bình 51 63.75 10 50.00

Trình độ thấp 14 17.50 3 15.00

Tổng mẫu 80 100.00 20 100.00

Trong 80 hộ điều tra, có 51 hộ (chiếm 63,75%) cho rằng lao động tại làng nghề thêu ren có trình độ trung bình. Nhóm lao động đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm ở mức độ trung bình. Có 15 hộ (chiếm 18,75%) cho rằng lao động có trình độ cao, nhóm lao động này thường là những lao động làm ra những sản phẩm mới mang tính sáng tạo và nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của những nước khó tính. Các doanh nghiệp cũng cho rằng lao động có trình độ cao và trung bình lần lượt là 35% và 50%.

Hộp 3.1. Đánh giá của cán bộ về chất lượng lao động tại địa bàn

“Chất lượng lao động tại xã Ninh Hải ngày càng được cải thiện. Hiện nay, các doanh nghiệp đã đào tạo lao động bài bản và chuyên nghiệp hơn, họ cũng quen với yêu cầu cao đối với các sản phẩm xuất khẩu nên họ cũng phải tự nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng.”

Theo cán bộ xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Các cán bộ cũng được hỏi về chất lượng lao động tại địa bàn. Theo điều tra cho thấy, hiện nay vấn đề thanh niên đi làm tại các khu công nghiệp hoặc đi làm du lịch chiếm tỷ lệ khá lớn, do đó các lao động có trình độ tay nghề sẽ tiếp tục theo nghề thêu ren, và chất lượng ngày càng được cải thiện.

3.4.3 Học nghề vàtruyền nghề

Qua điều tra cho thấy nguồn lao động trên địa bàn huyện Thường Tín phần lớn lao động làm nghề thêu là những người sống tại làng, họ thường được tiếp xúc với sản xuất thêu từ nhỏ. Hơn nữa những nghệ nhân và thế hệ đi trước ln có ý thức truyền nghề để giữ gìn vốn quý của tổ tiên. Phần lớn tay nghề của họ có được không phải qua đào tạo mà từ sự học hỏi hoặc “cha truyền con nối”. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chất lượng sản phẩm và sức sống của làng nghề. Trong công tác học nghề, hiện nay tâm lý người dân nói chung khơng hào hứng với việc học nghề. Quan niệm cho rằng các ngành nghề nơng thơn là nghề phụ vẫn cịn tồn tại, do vậy họ chỉ học nghề theo cách vừa làm vừa học, trăm hay không bằng tay quen, không chú trọng đầu tư thời gian và tiền bạc nâng cao tay nghề theo hướng chuyên mơn hố mà chỉ sản xuất thủ công theo những phương thức sản xuất cố định. Người lao động đã vậy, người chủ sản xuất cũng không mấy quan tâm đến

việc nâng cao trình độ bản thân về sản xuất cũng như quản lý sản xuất mà chỉ dựa trên những phán đốn và kinh nghiệm tích luỹ được. Điều này có ngun nhân do quy mơ sản xuất cịn nhỏ, khả năng đầu tư yếu và cũng do tâm lý sản xuất nhỏ của người dân nông thôn hiện nay.

Một thực tế đặt ra ở làng nghề hiện nay là thế hệ thanh niên, có sức trẻ, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học cũng như tiếp cận với thị trường hàng hóa thì lại khơng muốn theo nghề mà họ lại muồn chuyển sang làm các nghề khác. Sau đây là tâm sự của một thanh niên ở làng nghề.

Hộp 3.2 Tình trạng thiếu lao động tại làng nghề

Thanh niên bọn em hiện nay không mấy mặn mà với nghề thêu, so với thêu thì đi làm ở thành phố cơng việc đều đặn hơn, thu nhập vì thế cũng ổn định hơn. Trong khi ở nhà làm thêu thì có những lúc ngồi chơi nhưng lúc thì lại đầu tắt mặt tối.

(Anh Văn Hùng, Văn Lâm, Hoa Lư, Ninh Bình)

Để phát triển được làng nghề thêu truyền thống thì địi hỏi phải đảm bảo được nguồn lực đầu vào về số lượng cũng như chất lượng, và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu nguồn lực đầu vào khơng ổn định, khơng đủ mạnh thì đó là yếu tố gây nên sự không bền vững của sự phát triển làng nghề. Trong những năm qua cũng với sự hộ trợ của Đảng và Nhà nước các chính sách đã được ban hành, dưới sự chỉ đạo của huyện Hoa Lư đã thực hiện đào tạo hướng nghề cho người lao động địa phương và đạt được kết quả sau:

Huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chất lượng nguồn lao động cho làng nghề. Số lượng lớp truyền nghề và dạy nghề thêu theo các năm đã tăng lên, số lượng người tham gia vào lớp học cũng tăng lên năm 2013 có 10 lớp truyền nghề dạy nghề với 358 người tham gia đến năm 2015 đã có 15 lớp với 715 người tham gia. Vấn đề về thương hiệu và sở hữu trí tuệ đã được quan tâm tới, huyện đã tổ chức lớp tập huấn để người quản lý biết , hiểu và áp dụng vào trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm thêu, phát triển làng nghề tốt hơn.

3.4.4 Xây dựng thương hiệu

Đây là yếu tố cần thiết với một làng nghề mà hiện nay ít làng nghề ở Việt Nam làm được. Xây dựng được thương hiệu thêu ren đã là một vấn đề khó khăn nhưng bảo vệ được thương hiệu cũng là một vấn đề nan giải cần được giải quyết

“Nghề thêu ren cịn mang tính đơn lẻ, nhiều cơ sở làm nghề thêu ở các

vùng khác vẫn lấy thương hiệu là sản phẩm thêu Văn Lâm nhưng chất lượng không đảm bảo khiến người dân làng nghề lo lắng lắm”.

(Chị Trần Thị Trình, Văn Lâm, Hoa Lư, Ninh Bình)

trong giai đoạn hiện nay. Sản phẩm của làng nghề là những sản phẩm thủ công do đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Đến với làng nghề thêu ren ngay chính vụ nhưng tất cả các cơ sở, hộ sản xuất khơng hề có một biển báo, tín hiệu nào để thơng báo, đó là đặc thù của nghề thêu ren tại huyện Hoa Lư từ xưa đến nay. Khách hàng biết đến chỉ thông qua chỗ người nhà, quen biết, số điện thoại ghi trên nhãn mác hoặc vơ tình qua đường trơng thấy. Khơng thơng tin, khơng quảng cáo. Do vậy nạn hàng giả, hàng nhái có thể sẽ làm mất lịng tin ở khách hàng, gây ảnh hưởng tới thương hiệu của sản phẩm. Bởi vậy sản phẩm thêu ren cần sớm được bảo vệ quyền tác giả thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường và làng nghề mới phát triển bền vững.

Hộp 3.3. Sự cạnh tranh trong tạo dựng thương hiệu tại làng nghề

3.4.5 Cơ sở hạ tầng

Để phát triền bền vững, các làng nghề thêu ren Hoa Lư cần có quy mơ sản xuất rộng hơn. Bởi vậy nếu được quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề và khu du lịch làng nghề thì các làng nghề sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn cả về vốn cũng như công nghệ mới, đồng thời khách hàng trong nước và đặc biệt là khách hàng nước ngoài sẽ biết đến các sản phẩm thêu ren trên địa bàn Hoa Lư như thêu ren Văn Lâm (nơi có ơng tổ của nghề thêu) từ đó mà mở rộng thị trường rộng khắp thế giới.

Hiện nay ở Hoa Lư một số tuyến đường giao thông, đường trong làng nghề nhỏ, hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại một số làng nghề đường giao thơng xuống cấp, có chỗ đang thi cơng nhưng tiến độ chậm, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Nguồn điện chưa đáp ứng nhu cầu ảnh hưởng đến sản xuất, tiến độ giao hàng. Cơng trình cấp thốt nước chưa có hoặc có hệ thống cấp thốt nước nhưng đã xuống cấp. Do đó cần Hoa Lư phải có quy hoạch, xây dựng hệ

thống đường giao thông đảm bảo thuận tiện nối làng nghề với đường quốc lộ, cần xây dựng biển quảng cáo, biển hướng dẫn lối vào làng nghề ở các quốc lộ chính để khách du lịch biết và có cơ hội đến với làng nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)