Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn Ba Chẽ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 53)

Tác nhân đầu tiên trong chuỗi giá trị thịt lợn đó là h chăn ni lợn. Ở Ba Chẽ, hầu hết các hộ chăn ni qui mơ nhỏ với hình thức tận dụng nhằm mục đích tiết kiệm tiền và cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt. Các hộ chăn nuôi hầu hết đều bán cho người thu gom (thương lái), hộ giết mổ địa phương và lị mổ, người thu gom ở đây có hai hướng chủ yếu: hướng thứ nhất là mua lợn thịt của người nông dân, giết mổ, bán buôn và bán lẻ. Hướng thứ hai là thu gom lợn từ người dân và hưởng giá chênh lêch giữa giá mua và bán lợn thịt.

Thu gom trong tnh là người dân ở trong huyện Ba Chẽ và người dân ở các huyện khác trong tỉnh thu gom lợn và hưởng chênh lệch giữa giá mua và bán lợn thịt. Họ tự bỏ tiền ra và tự chịu về tất cả rủi ro trong q trình mua lợn thịt. Thu gom

ngồi tnh là người dân ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang… thu gom lợn và hưởng hoa hồng trên từng đầu con lợn thịt. Thị trường của các hộ thu gom là cung cấp lợn cho thị trường nội tỉnh, thị trường ngoại tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn…).

Các h giết m, lò m mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi nhỏ hoặc thu gom, mua lại từ thương lái sau đó giết mổ và bán thịt lợn cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng.

H chế biến thường mua thịt lợn từ các hộ giết mổ với số lượng nhỏ, sau đó làm giị, chả bán thành phẩm cho người tiêu dùng qua hệ thống bán lẻ tại các chợ ở địa phương. Người tiêu dùng ở đây vừa là nội tỉnh, vừa là ngoại tỉnh. Thực tế luồng sản phẩm di chuyển từ tác nhân này sang tác nhân khác đều có sự hao hụt với 1 tỷ lệ nhất định. Đặc biệt là sau khi giết mổ, từ lợn hơi chuyển thành thịt lợn mà giao dịch buôn bán chủ yếu là thịt lợn móc hàm.

Trong chuỗi giá trị, đầu ra của tác nhân này chính là đầu vào của tác nhân kế tiếp, cho đến khi sản phẩm đến tác nhân cuối cùng. Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu trực tiếp về các tác nhân thương lái ngoài tỉnh mà chỉ nghiên cứu gián tiếp thông qua các tác nhân tham gia trong chuỗi ở thị trường nội tỉnh.

3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn

3.2.2.1. Người chăn nuôi lợn i) Thông tin chung của hộ

Hộ chăn nuôi là những tác nhân quan trọng trong chuỗi, có vai trị tạo ra nguồn cung lợn thịt cho thị trường. Tình hình chung của cac hộ thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Tình hình cơ bản ca các hchăn nuôi lợn trên địa bàn huyn Ba Ch

Chỉ tiêu ĐVT Chung Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra Hộ, trang

trại 50

Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 43,53

Kinh tế của hộ thuộc loại

- Khá Hộ 34 68

- Trung bình Hộ 11 22

- Nghèo Hộ 5 10

Trình đợ văn hóa của chủ hợ

- Cấp 1 Hộ 6 12

- Cấp 2 Hộ 32 64

- Cấp 3 Hộ 12 24

Trình độ chuyên môn của chủ hộ 0

- CĐ, ĐH Hộ 4 8

- Trung cấp Hộ 22 44

- Sơ cấp Hộ 24 48

Số nhân khẩu/ hộ Người/hộ 4,67

Số lao động BQ/ hộ LĐ/hộ 3,2

Thu nhập của hộ

+ Thu từ chăn nuôi lợn % 85

+ Thu từ lương % 0

+ Thu từ ruộng,vườn, ao % 5

+ Thu từ ngành nghề phụ % 10

Thời gian chăm sóc lợn/ngày Giờ 4

Số năm ni lợn BQ Năm 11,76

Qua bảng 3. 2 cho ta thấy các hộ chăn nuôi lợn (gồm cả lợn nái và lợn thịt) đa số là các hộ khá (100%), tuổi trung bình của các chủ hộ chủ yếu là độ tuổi trung niên 43,53 tuổi, đa số các hộ đều có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, trong đó số chủ hộ có trình độ cấp 1 là 6 hộ chiếm 12%, trình độ cấp 2 là 32 hộ (64%) còn lại là chủ hộ có trình độ cấp 3 trở nên.

Về trình độ chun mơn của các hộ, hầu hết các chủ hộ đều có trình độ sơ cấp và trung cấp, trình độ đại học rất ít (chỉ có 4 chủ hộ ni lợn nái có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 8%).

Về nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi: Các hộ có số nhân khẩu trung bình là 4,67 người/hộ, số lao động trung bình là 3,2 lao động/ hộ. Như vậy, với các hộ nhỏ lẻ thì số nhân cơng có thể đảm bảo lao động cịn để hoạt động chăn ni với quy mơ lớn như trang trại thì chủ các trang trại phải thuê nhân công làm việc.

Về thu nhập của hộ: Qua kết quả tổng hợp điều tra tại bảng 3.2 cho thấy hầu hết các hộ tham gia chăn ni lợn đều có quy mơ lớn, nên thu nhập của các hộ hầu hết là thu từ hoạt động chăn ni là chính, các nguồn thu khác chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ. Cụ thể: có tới 85% tổng thu nhập là từ chăn ni, cịn lại 5% là thu từ vườn, ao và 10% từ nghề phụ.

Số năm ni lợn bình qn là 11,76 năm, điều đó nói lên rằng các hộ là những người có kinh nghiệm trong việc chăn ni. Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và hoạt động chăn ni lợn nói riêng, kinh nghiệm của những người nơng dân rất quan trọng, góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất.

ii) Hoạt động sản xuất của người nuôi lợn Giống lợn:

Qua khảo sát có 57% số hộ ni giống lợn lai, 32% số hộ nuôi giống lợn nội, và một số hộ nuôi lợn ngoại (11% số hộ), (đồ thị 3.1). Lợn lai chiếm tỷ trọng về sản lượng cao so với 2 loại còn lại và đây là giống lợn đang được địa phương phấn đấu nâng cao tỷ lệ nhân hoá đàn lợn của huyện Ba Chẽ. Nguồn giống cung cấp giống của các hộ trên địa bàn là từ các lái buôn trong thôn, xã và các người dân khác tại chợ địa phương.

Đồ thị 3.1. Cơ cấu giống lợn của người chăn nuôi

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 66,6% người nuôi lợn mua con giống từ những nông dân khác tại chợ, 19,4% mua từ các trung tâm chăn nuôi và HTX, và 14% người nuôi lợn tự gây con giống để ni. Ngun nhân các hộ có sự lựa chọn khác nhau về nơi cung cấp con giống đều xuất phát từ sự thuận tiện trong đi lại và mối quen biết lâu dài. Công tác chọn giống của người dân chủ yếu là từ cảm tính dựa vào bề ngồi của lợn, chọn những con nhìn mắt sáng, nhanh nhẹn, lơng thưa và thân hình cân đối.

Thức ăn cho lợn:

Qua khảo sát, tập quán chăn ni của người dân đã thay đổi. Hiện nay hình thức nuôi lợn bán công nghiệp là chủ yếu do các đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng giúp cho việc chăn nuôi thuận tiện và mang lại hiệu quả cao, hầu hết trên địa bàn mỗi xã trong huyện đều có đại lý thức ăn chăn ni cấp 1 với đầy đủ các loại cám phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con lợn. Người chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc theo sự hướng dẫn của các đại lý thức ăn chăn nuôi về cách thức cho ăn hàng ngày và chưa được qua lớp tập huấn. Một vài hộ chăn ni tham khảo xem các chương trình chăn ni trên truyền hình, sách báo nhưng việc áp dụng vào thực tế chăn ni của gia đình rất ít, một phần cũng do quy mô chăn nuôi và sự đầu tư của các hộ chưa cao.

Hầu hết các hộ đã có sử dụng thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi, chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 45%, chăn nuôi truyền thống chiếm 38%, chăn nuôi công nghiệp chiếm 17%. Các hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp dùng cám ăn thẳng chiếm 7%, thức ăn hối trộn chiếm 40%, sử dụng cả hỗn hợp và phối trộn chiếm 10%, tận dụng chiếm 43%.

Dịch bệnh:

75% số hộ ni lợn cho biết tình trạng dịch bệnh trên lợn trong thời gian gần đây diễn biến theo hướng xấu hơn, xuất hiện bệnh thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy là loại bệnh phổ biến và có 40% số hộ chăn ni lợn bị mắc bệnh này. Trong năm 2020, gần 80% hộ chăn nuôi lợn cho biết dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở địa phương, nguyên nhân xuất hiện trở lại bệnh dịch tả lợn Châu Phi do người chăn nuôi đã mua con giống không rõ nguồn gốc từ các thương lái bán rong nên khó kiểm sốt được nguồn giống nhập về ni. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp an tồn sinh học, vệ sinh mơi trường chưa được thực hiện tốt tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Khi lợn mắc bệnh, chỉ có 57,15% trường hợp người chăn ni tìm đến cán bộ thú y ở các trạm thú y, 42,85% tìm đến các cửa hàng bán thuốc thú y tại địa phương để tự mua thuốc điều trị cho lợn – điều này cho thấy việc điều trị bệnh cho lợn của người ni lợn cịn mang tính tự phát.

Nhu cầu vốn:

Hầu hết hộ chăn ni quy mơ trung bình và lớn đều có số vốn rất ít để chăn ni chủ yếu tích vốn dần qua q trình chăn ni để mở rộng sản xuất, phần lớn hộ phải vay thêm vốn từ các nguồn khác. Hộ chăn ni lợn nhỏ lẻ trung bình mỗi hộ ni 15 con lợn/đợt, do chăn nuôi để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa nên họ khơng có nhu cầu vay vốn. Nguồn vốn của các hộ được huy động rất đa dạng, có nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, vay từ họ hàng, bạn bè.

Bng 3.3. Vốn đầu tư cho chăn nuôi ln ca các hộ (BQ/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Số lượngHộ chăn nuôi lợn (n=50)Cơ cấu (%) 1. Vay vốn - Có vay Hộ 41 82 - Không vay Hộ 9 18 2. Số tiền vay Tr. Đ 50,2 100 3. Nguồn vay - Chính thống + Số tiền vay Tr.đ 50,2 100

+ Lãi suất %/năm 6,71 -

+ Thời hạn vay Năm 1 -

- Khơng chính thống

+ Số tiền vay Tr.đ 0 0

+ Lãi suất %/năm 0 0

Thời hạn vay Tháng 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Những hộ chăn ni ở quy mơ rộng (trung bình và lớn) bao gồm cả các trang trại, mức trung bình 20 con trở lên nhu cầu vốn trung bình là 12-50 triệu đồng/hộ, 82% hộ phải vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và từ Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn. Số tiền hộ vay được trung bình 50,2 triệu đồng/hộ, thời gian trung bình là 12 tháng và lãi suất trung bình là 6,71%/năm. Tuy nhiên, chỉ có 2/3 số hộ vay tiền dùng cho mục đích chăn ni lợn.

Trao đổi thơng tin:

Qua q trình điều tra 30% số hộ tiếp cận thơng tin, kinh nghiệm chăn ni qua người thân, hàng xóm, bạn bè, tỷ lệ tiếp cận từ nguồn khuyến nơng cơ sở cịn thấp (25%), có 18% số hộ tham gia qua lớp tập huấn chăn nuôi, như vậy sự tham gia vào các lớp này cịn q ít so với nhu cầu. Các lớp được mở ra do Hội nông dân huyện kết hợp với khuyến nông xã và kết hợp với Cơng ty Thức ăn chăn ni. Cịn lại các hộ chủ yếu tiếp cận nguồn thông tin đại lý thuốc thú y, đại lý thức ăn chăn ni và xem các chương trình về chăn ni lợn trên tivi/sách/báo. Thông tin chủ

yếu được trao đổi là kinh nghiệm trong chăn nuôi về cách chữa trị bệnh, cách phối hợp thức ăn và thú y (bảng 3.4).

Bng 3.4. T ltrao đổi thông tin của người chăn nuôi

STT Nguồn trao đổi thông tin Tỷ lệ (%)

1 Tham gia lớp tập huấn 18

2 Người thân, hàng xóm, bạn bè 30

3 Cán bộ khuyến nông/thú y 25

4 Tivi, sách báo, radio 8

5 Đại lý thức ăn chăn nuôi 8

6 Đại lý thuốc thú y 11

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Chi phí và lợi nhuận của các hộ tham gia chăn ni lợn

Để có thể thấy được những lợi nhuận mà các hộ gia chăn nuôi lợn thu được là bao nhiêu chúng ta đi nghiên cứu và phân tích chi phí mà các hộ chăn nuôi lợn đã đầu tư. Tổng chi phí đầu tư trung bình của người nuôi lợn khoảng 2-3 triệu đồng/hộ/đầu lợn, thời gian nuôi một lứa lợn của người nuôi lợn rất khác nhau, dao động từ 3 tháng đến 6 tháng, trọng lượng lợn khi mua về để ni trung bình khoảng 20 kg (thường mua theo đầu lợn). Trong thời gian ni như trên có những khoản chi phí được phân chia như bảng 3.5.

Bng 3.5. Các khoản đầu tư ban đầu ca các hộchăn nuôi lợn trên địa bàn huyn Ba Ch (BQ/hợ)

Khoản mục BQ/đầu lợn Số tiền (đồng)

móc hàm BQ/kg hơi Tỷ trọng(%)

Mua con giống 1.000.000 7.791 28,94

Chi phí thức ăn 1.726.774 34.814 55,77

Thuốc thú y 180.000 291 5,21

Chi phí sửa chữa chuồng trại 12.697 256 0,37

Chi phí lãi vay 5.059 102 8,68

Chi phí vận chuyển 15.257 106 0,44

Chi phí khác (điện, nước…) 20.249 126 0,59

Tổng chi phí 3.455.036 82.486 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)

Chi phí đầu vào: Bao gồm những chi phí để mua những sản phẩm cho sản xuất, trong đó chủ yếu là chi phí thức ăn (55,77% tổng chi phí), cịn lại là các chi

phí như chi phí con giống, thuốc thú y. Ngồi ra cịn những khoản chi phí liên quan đến hoạt động ni và bán lợn như: chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển, chi phí khác…

Năm 2019, tổng chi phí sản xuất của người ni lợn trung bình là 82,486 đồng/kg. Chi phí này đã bao gồm chi phí cơ hội của thức ăn tự trồng vì khoản chi phí này liên quan đến sử dụng thức ăn tận dụng trong gia đình nhưng chưa tính đến chi phí cơ hội của lao động gia đình để chăm sóc lợn trong q trình chăn ni. Chi phí mua thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là chi phí mua con giống, trong đó có cả thức ăn mua và thức ăn tự trồng (khoai, ngô...).

iii) Hoạt động bán của người nuôi ln Đối tượng bán, sản lượng và giá bán:

Số con xuất chuồng trung bình 14,08 con/lứa, trung bình 3,26 lứa/năm tổng trọng lượng xuất chuồng 3.135 kg lợn hơi/hộ (bằng 2.244 kg lợn móc hàm), thời gian ni bình qn một lứa 106 ngày (bảng 3.6).

Bng 3.6. Một s ch tiêu k thuật chăn ni lợn tht

Tính bình qn cho 1 hộ

Chỉ tiêu ĐVT Phương thức chăn nuôi Chung

CN (1) BCN (2) TT (3)

Hộ chăn nuôi Hộ 6 26 18 50

Số con xuất chuống

BQ/lứa con 28,72 14,85 7,55 14,08

Trọng lượng xuất chuồng

BQ/con Kg/con 78,65 68,47 66,96 69,30

Thời gian nuôi BQ/lứa Ngày 101,86 108,00 110,34 106,73

Số lứa nuôi/năm Lứa 3,80 3,50 2,80 3,26

BQ số năm chăn nuôi lợn Năm 7,00 15,27 15,36 12,54

Ghi chú: Công nghiệp; (2) Bán công nghiệp; (3) Truyền thống

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả) Hình thức bán:

Người ni lợn bán theo hình thức bán móc theo con, trọng lượng xuất chuồng đối với lợn trung bình 69,30kg/con, giá bán trung bình khoảng 3,6 triệu đồng/con (khoảng 4,3 triệu đồng/con theo giá móc hàm). Mặc dù có sự phát triển mạnh về

quy mơ sản xuất nhưng sự liên kết ngang giữa các tác nhân chăn ni trong chuỗi chưa mạnh. Nhìn chung sự gắn kết giữa các công ty, doanh nghiệp, trung tâm cung cấp đầu vào cịn rất yếu, các cơng ty chưa xây dựng hệ thống cung cấp đầu vào cho mình mà chủ yếu thơng qua các đại lý trung gian.

Liên kết giữa người sản xuất và thương lái (người thu gom) có chặt chẽ hơn do quan hệ làm ăn lâu năm và rất nhiều thương lái là người trong cùng thơn xã, liên kết giữa lị mổ và người chăn ni cịn mờ nhạt. Qua khảo sát phần lớn các hộ đều bán cho người thu gom (thương lái trong và ngoài tỉnh) chiếm 38,5% sản lượng của chuỗi giá trị, hộ giết mổ địa phương chiếm 59,5% sản lượng của chuỗi giá trị và lò mổ chiếm 2% sản lượng của chuỗi giá trị. Tuy nhiên chỉ có 5% người nuôi lợn bán

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)