Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 37)

Sau quá trình giảng dạy và áp dụng vào dạy học thực tiễn ở năm học 2019 – 2020 và kì I năm học 2020 - 2021, qua các giờ dạy bản thân tôi nhận thấy như sau: Việc thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập là việc làm hết sức cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cho các giờ học Địa lí, giúp tiết học thêm sôi động. Việc thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập cần có thời gian, cần phải tìm tịi, cần phải suy nghĩ. Vì vậy khi tạo được một phương pháp hợp lí làm cho bản thân càng yêu nghề, càng đam mê. Và lòng đam mê, nhiệt huyết chính là chìa khóa đem lại thành công cho mỗi người. Sự thành công của bản thân giáo viên cũng chính là một sự đóng góp lớn, có tác dụng tích cực đối với các em học sinh. Niềm vui sướng, sự phấn khích của các em học sinh cũng là niềm động viên, khích lệ đối với giáo viên để bản thân khơng ngừng học hỏi, tìm tịi và nỗ lực.

Trong sinh hoạt tổ - nhóm chun mơn, qua các tiết dự giờ thao giảng của các thầy cơ trong tổ chun mơn và góp ý của các thành viên trong tổ - nhóm (thể hiện qua biên bản các buổi rút kinh nghiệm sau dự giờ và nhận xét trực tiếp sau tiết dạy), bản thân tôi được đánh giá cao trong việc xây dựng được những hoạt động củng cố, luyện tập hợp lí. Việc áp dụng và vận dụng linh hoạt các phương pháp trong hoạt động củng cố, luyện tập đã đem lại những thay đổi tích cực cho các giờ học Địa lí vốn khơ khan. Từ đó đã thay đổi thái độ học tập, thay đổi khơng khí lớp học và đã đem lại hiệu quả thật sự.

Về phía học sinh đã có những chuyển biến tích cực sau q trình áp dụng các hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học. Sự chuyển biến rõ rệt nhất là thái độ học tập của các em. Các em hào hứng hơn trong giờ học, việc nắm kiến thức bài học nhanh hơn, lâu hơn. Các em ln hồn thành những bài học mà giáo viên giao về nhà. Đồng thời hình thành cho các em năng lực hợp tác, giao tiếp, ngơn ngữ…

Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập phục vụ dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12, tơi đã xây dựng phiếu điều tra đối với học sinh 3 lớp tôi dạy là 12A4, 12A5 và 12A6.

Phiếu điều tra gồm 02 câu hỏi, yêu cầu học sinh đánh dấu X vào trước ô mà học sinh cho là đúng.

Câu 1: Khi thầy (cô) thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy Địa lí, em có hứng thú với tiết học hơn không?

⃞ a. Khơng hứng thú ⃞ b. Bình thường ⃞ c. Hứng thú hơn

Câu 2: Khi thầy (cô) thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy Địa lí, em thấy việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn không?

⃞ a. Không ⃞ b. Bình thường ⃞ c. Hiệu quả hơn

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH

Câu hỏi Câu 1 Câu 2

Số HS được điều tra 123 Tỉ lệ % 123 Tỉ lệ %

Số HS tích vào ơ ý a 0 0 0 0

Số HS tích vào ơ ý b 0 0 0 0

Số HS tích vào ơ ý c 123 100 123 100

Qua kết quả của bảng điều tra, chúng ta cũng nhận thấy 100% học sinh đều trả lời khi thầy cô thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập trong quá trình dạy học các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả tiếp thu kiến thức cũng cao hơn. Bản thân tôi qua các tiết dạy học có các hoạt động củng cố, luyện tập phù hợp, tôi nhận thấy học sinh tập trung học, hứng thú học, tích cực trao đổi làm việc, mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ của bản thân. Các giờ học Địa lí trở nên sơi động, hấp dẫn và nhất là đã lơi cuốn được nhóm đối tượng học sinh “lười học, lười suy nghĩ” vào bài học. Các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn ngay tại lớp và nhớ lâu hơn. Chính vì vậy mà việc trả lời bài cũ cũng như làm các bài kiểm tra trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều đối với các em.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)