PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 37 - 40)

3.1. Kết luận

Với thời gian nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc trong gần hai năm học: 2019 – 2020 và 2020 – 2021 cũng như phản hồi từ đồng nghiệp ở trường khác, bản thân tôi thấy sáng kiến đã đem lại ý nghĩa lớn đối với hoạt động dạy học Địa lí lớp 12 nói riêng và mơn Địa lí nói chung.

- Đối với học sinh: Thông qua việc thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập vào bài dạy học sinh nắm được kiến thức bài học nhanh hơn, biết vận dụng kiến thức vào thực tế, có thái độ tích cực và u thích mơn học hơn. Khơng những vậy cịn rèn luyện cho học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thơng mới.

- Đối với giáo viên: Việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh là mục tiêu và nhiệm vụ của người dạy vì vậy việc thiết kế và áp dụng thường xuyên các phương pháp mới đối với hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học góp phần làm cho các tiết dạy thêm phần sinh động, hấp dẫn, tránh nhàm chán. Giúp giáo viên bồi dưỡng thêm về phương pháp dạy học mới góp phần thực hiện chủ trương của đổi mới giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo.

Theo tôi đề tài nghiên cứu này rất phù hợp với thực tế giảng dạy ở các trường THPT hiện nay

- Về nội dung: Áp dụng đối với các hoạt động dạy học ở các bài Địa lí THPT đặc biệt là địa lí tự nhiên lớp 12.

- Về phương pháp: Có thể áp dụng rộng rãi đối với nội dung các phần kiến thức khác của lớp 12, khối lớp 10, lớp 11 và kể cả một số môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thơng.

Vì vậy tơi tin tưởng rằng nó sẽ rất cần thiết để cho nhiều giáo viên tham khảo và áp dụng.

3.2. Kiến nghị

Để đề tài có thể áp dụng được rộng rãi, thường xuyên thì của bản thân tơi xin trình bày một số mong muốn, đề nghị như sau:

- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp:

+ Các giáo viên cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra những kinh nghiệm quý báu sau các tiết dự giờ.

+ Nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi về vấn đề chuyên môn, nhất là các vấn đề đổi mới về phương pháp, hoạt động mà Sở Giáo dục đã tập huấn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để sau này giáo viên dễ dàng tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới và phương pháp dạy học mới.

- Với nhà trường và cấp trên: cần tăng cường hỗ trợ và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho nhà trường (nhất là máy chiếu, ti vi thơng minh có kết nối internet ở từng phịng học) để có thể tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả hơn.

Với sự nỗ lực cố gắng và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã thiết kế cho bài dạy của mình một số các hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12. Tuy nhiên, trong quá trình soạn giảng và áp dụng, đề tài chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định, kính mong các thầy, cơ đồng nghiệp chân thành góp ý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Vinh Hiển, Sách giáo khoa hướng tới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, 2017.

2.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn Địa lí 12THPT, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

3.Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT mơn Địa lí.

4.Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học mơn Địa lí, Tài liệu của Bộ Giáo dục Đào tạo, năm 2017.

5.Sách giáo khoa, Sách giáo viên mơn Địa lí 12. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)