Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trịBưởi tại một sốđịa phương
1.2.1.1.Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trịbưởi Da Xanh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh có thế mạnh về nơng nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thổ nhưỡng rất thuận lợi. Những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh bao gồm thủy sản,
cây ăn trái, lúa, dừa và chế biến nơng nghiệp; ngồi ra ngành chăn ni cũng đang phát triển tốt.Trong số các loại cây ăn trái của tỉnh, bưởi Da xanh đang nổi bật lên với giá trị kinh tế cao, được thị trường yêu thích. Đặc biệt tại huyện Châu Thành diện tích trồng bưởi da xanh trên địa bàn huyện Châu Thành có chiều hướng tăng mạnh, khoảng 50ha, nâng tổng diện tích trồng bưởi lên 2.250 ha. Trong đó, có 1.800 ha đang thu hoạch, sản lượng ước đạt 23.400 tấn. Theo ngành chức năng, diện tích trồng bưởi da xanh tăng mạnh là do điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho cây bưởi phát triển, đồng thời giá bán hiện nay luôn ở mức cao.
Giá bưởi Da xanh trong những năm gần đây tăng cao, với năng suất khoảng 11 tấn/ha mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi, đồng thời có đóng góp khơng nhỏ vào kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, điều này đã thúc đẩy nhiều người nông dân chuyển đổi các loại cây trồng khác sang bưởi Da xanh. Huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã có những kinh nghiệm rất hay trong việc phát triển chuỗi giá trịbưởi Da xanh như:
Thành lập nhiều tổ hợp tác và HTX hoạt động đạt hiệu quả, có hợp đồng cung cấp dịch vụđầu vào và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đến nay huyện đã có vận động thành lập 14 tổ hợp tác (THT), 2 hợp tác xã (HTX), tổng diện tích khoảng 120 ha. Các tổ hợp tác và HTX là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụđầu ra cho nông dân.
Tổ chức liên kết 4 nhà bao gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp với sự liên kết này bà con tổ viên, thành viên các HTX làm ăn đạt hiệu quả, không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ước tính sau khi trừ chi phí, bình qn mỗi ha cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm; một số mơ hình có hiệu quả thu nhập từ 600 - 800 triệu đồng.
vững. Hiện nay chuỗi giá trị bưởi da xanh được bán cho thương lái khoảng 70%; 30% bán cho các doanh nghiệp. Ngoài tiêu thụ tại thị trường nội địa, bưởi da xanh cũng được xuất sang Trung Quốc, Campuchia, một số ít xuất sang thị trường Châu Âu và Mỹ.
1.2.1.2.Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trịbưởi Đại Minh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Huyện n Bình mảnh đất phía Đơng Nam của tỉnh n Bái, tạo hóa đã ban tặng cho con người nơi đây không chỉ cảnh đẹp “Sơn thủy hữu tình” mà cịn được lưu truyền là vùng đất trù phú, giàu truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội, trong đó có lễ hội Bưởi Đại Minh, một lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh sản vật nổi tiếng đó là Bưởi Đại Minh - “Bưởi tiến vua”. Đại Minh là xã vùng phía dưới của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, trước kia thuộc huyện Đoan Hùng - Phú Thọ, tương truyền rằng, bưởi Đại Minh là giống bưởi quý, được phát hiện cách nay trên 300 năm và được gọi là “bưởi tiến vua”. Do đặc thù của khí hậu, thổnhưỡng nên Bưởi Đại Minh trồng ởvùng đất này cho chất lượng quả ngon và ngọt nhất so với các vùng đất khác. Hiện ở thơn Khả Lĩnh, xã Đại Minh cịn một một số cây bưởi cổ có tuổi đời khoảng 200 năm tuổi.
Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trởthành đặc sản của vùng quê này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Khi bổ ra, bưởi có mùi thơm thoang thoảng, múi róc, mọng nước. Chỉ cần ăn một múi, cũng cảm nhận được cái vị ngọt mát, thơm dịu của bưởi và vịđậm đà của làng quê. Bưởi Đại Minh đang được trồng ở 26 xã và thị trấn, có tổng diện tích 350 ha, tập trung chủ yếu ởxã Đại Minh 150 ha, sản lượng mỗi năm trên 7.000 tấn mang lại thu nhập cho người dân gần 10 tỷ đồng. Nhiều hộ trồng bưởi có thu nhập từ 400 - 800 triệu đồng mỗi năm. Ngày 16/11/2016, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp nhãn hiệu bảo hộ độc quyền “Bưởi Đại Minh”. Đểcó được những thành quả như vậy thì huyện n Bình, tỉnh n Bái đã có những kinh nghiệm trong việc phát triển chuỗi
giá trịbưởi Đại Minh như:
Quy hoạch cụ thể các cây nông nghiệp của huyện do vậy huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng cây ăn quả với gần 1.900ha, trong đó, vùng cây ăn quả có múi 1.100 ha; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà 150 ha; vùng quế 1.000 ha
Đã phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… góp phần đưa nhãn hiệu “Bưởi Đại Minh“ ngày càng vươn xa.
Tổ chức các lễ hội, hội thi, hội chợ nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại cho các HTX trồng bưởi của huyện. Đây cũng chính là cơ hội đểngười dân và những người trồng bưởi gặp gỡ các doanh nghiệp, các thương lái để liên kết chuỗi giá trị trong tiêu thụ sản phẩm
Thực hiện sản xuất bưởi Đại Minh theo đúng tiêu chuẩn, định danh rõ ràng, có logo và tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.