Kết quả kết tủa inulin và fuctan ở các nhiệt độ khác nhau

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu thu nhận và tạo bột inulin từ củ đẳng sâm (Codonopsis javanica) tự nhiên mọc tại Lạc Dương Lâm Đồng (Trang 109 - 110)

Nhiệt độ

(oC)

Mu t kết ta

Nồng độ dung môi Ethanol

80% 90% Hàm lượng saccharide (mg/g khô) Hàm lượng inulin (mg/g khô) Hiu sut (%) Hàm lượng fructan (mg/g khô) Hiu sut (%) (6±1) 22,33c ±2,04 222,66a ± 5,09 95,53 278,90a ±2,16 94,84 - (11±1) 36,98b ±2,43 224,19a ± 8,71 96,19 279,67a ± 4,80 95,10 - (17±1) 86,23a ±1,66 224,21a ± 5,38 96,20 279,73 a ±6.16 95,12

Ghi chú: Các ch cái khác nhau trong cùng mt ct thì khác nhau (p<0,05)

Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi kết tủa inulin bằng cồn ở nồng độ

gây kết tủa 80% thì hàm lượng thu inulin thu được ở cả 3 ngưỡng nhiệt độ -(17±1) oC, -(11±1) oC và (6±1) oC khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê, tức nhiệt độ không

ảnh hưởng tới hàm lượng kết tủa và hàm lượng inulin kết tủa thu được trong khoảng

(222,66÷224,21) mg/g khơ với hiệu xuất kết tủa khoảng (95,53÷96,20) %. Trong khi

đó, kết tủa fructan bằng cồn ở nồng độ gây kết tủa 90% thì hàm lượng fructan thu được ở cả 3 ngưỡng nhiệt khơng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê và hàm lượng fructan

kết tủa thu được trong khoảng 278,90 ÷ 279,73 mg/g khơ với hiệu xuất kết tủa vào khoảng (94,84÷95,12) %.

Như vậy, quá trình kết tủa inulin và fructan bằng ethanol thì nhiệt độ khơng có ảnh hưởng tới hàm lượng inulin và fructan thu được sau kết tủa. Do vậy, để tiết kiệm chi phí

nên kết tủa inulin và fructan bằng ethanol ở nhiệt độ (6±1) oC. Mặt khác, khi kết tủa bằng ethanol thì hàm lượng inulin và fructan thu được cao gấp từ 2,6 ÷ 10 lần so với tự

kết tủa trong nước lạnh. Do vậy, chỉ nên sử dụng ethanol để kết tủa inulin và fructan.

Từ tất cả các kết quả phân tích ở trên phép chọn ethanol ở nồng độ 80% và 90% để kết tủa inulin và fructan; nhiệt độ lưu trữ trong quá trình kết tủa là (6±1) oC và nhiệt độ cô đặc 55oC.

90

3.4. NGHIÊN CỨU TINH SCH VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA PHÂN TỬ INULIN TỬ CỦA PHÂN TỬ INULIN

3.4.1. Nghiên cứu tinh sạch inulin

Để có thể thu nhận inulin củ đẳng sâm tinh sạch, luận án tiến hành thu nhận bột

saccharide thô từ củ đẳng sâm theo cách thức sau: chiết dịch chiết inulin từ củ đẳng sâm

theo quy trình đã đề xuất ở trên, cơ đặc dịch chiết đến 16oBx, kết tủa saccharide thô bằng Ethanol ở nồng độ 90% để gây kết tủa và giữ hỗn hợp kết tủa ở nhiệt độ lạnh (6±1) oC trong 24 h. Sau đó, ly tâm lạnh thu kết tủa với tốc độ 13000 vòng/phút ở nhiệt độ 16oC trong 16 phút. Kết tủatiếp tụcđược sấy khô ở 55oC đến trọng lượng không đổi tạo thành bột saccharide thô và sử dụng bột này để tái kết tủa phân đoạn thu inulin tinh khiết. Bột

saccharide thô được pha thành dung dịch 10000 ppm và tiến hành tái kết tinh 6 lần bằng Ethanol ở nồng độ 80% gây kết tủa để thu inulin tinh sạch. Sau đó, tiến hành sử dụng inulin tinh sạch (mầu trắng ngà) để chạy sắc ký bản mỏng silicagel với chất chuẩn là

inulin (Merck) có Mw (Molecular weight) là 3190 Da. Kết quả sắc ký tinh sạch và chạy

sắc ký đượctrình bày ở các bảng 3.13, 3.14 và hình 3.25.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu thu nhận và tạo bột inulin từ củ đẳng sâm (Codonopsis javanica) tự nhiên mọc tại Lạc Dương Lâm Đồng (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)