Sự thay đổi về tỷ lệ giữa xylem và phloem của củ đẳng sâm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu thu nhận và tạo bột inulin từ củ đẳng sâm (Codonopsis javanica) tự nhiên mọc tại Lạc Dương Lâm Đồng (Trang 77 - 89)

theo năm tuổi

Nghiên cứu của luận án cũng phù hợp với lý thuyết về giải phẫm thực vật. Kundu

và Brahma (2016) cho rằng giá trị phần trăm đường kính xylem so với phloem có thể

khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cây [87]. Chu và Cs (2018) cho rằng có thể giải phẫu mơ củ của dược liệu và sử dụng các vòng sinh trưởng của củ để phát hiện độ tuổi của dược liệu. Tuy vậy, không phải tất cả các loại dược liệu đều có mơ củ với vịng tăng trưởng rõ ràng (một số có thể có bó mạch bất thường hoặc vịng tăng

trưởng khơng rõ ràng). Tác giả Chu (2018) cũng cho rằng năm tăng trưởng của các dược

liệu thường có ảnh hưởng đến chất lượng của các hợp chất có giá trị sinh học có trong củ và chủ yếu ảnh hưởng đến hàm lượng của một số thành phần hoạt chất sử dụng làm dược liệu do có mối quan hệ giữa việc tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp và năm tăng

trưởngcủa dược liệu [51].

Từ kết quả giải phẫu mô củ đẳng sâm cho thấy mẫu củ có các vịng tăng trưởng có thể dựa vào cấu trúc giải phẫu mơ củ để phân biệt độ tuổi của đẳng sâm.

3.1.2. Ảnh hưởng của độ tuổi đến thành phần các chất của củ đẳng sâm

Tiến hành phân tích định tính và định lượng một số nhóm chất hữu cơ có trong củ đẳng sâm 3 năm tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.8.

58

Bảng 3.3. Kết quả phân tích định tính một số các nhóm chấthữu cơ có trong củ đẳng sâm 3 năm tuổi

STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận sơ bộ

1 Chất béo Để vết mờ trên giấy lọc + Có chất béo

2 Tinh dầu Có mùi thơm + Có tinh dầu

3 Phytosterol Phản ứng Salkowski + Có phytosterol

4 Carotenoid H2SO4 đặc - Khơng phát hiện có

Carotenoid 5 Polyphenol Phản ứng Ferric Chloride Test +++ Có

6 Flavonoid Phản ứng với kiềm NaOH 10% ++ Có Flavonoid

7 Coumarin

Phản ứng mở và đóng vịng

lacton ++

Có Coumarin

Soi huỳnh quang dưới đèn tử

ngoại +

8 Saponin Hiện tượng tạo bọt - Chưa phát hiện có

saponin

9 Acid hữu cơ Na2CO3 + Có acid hữu cơ

Đổi màu giấy quỳ +++

10 Acid amin Thuốc thử Ninhydrin +++ Có acid amin

11 Đường tự do Thuốc thử Fehling + Có đường khử

12 Polysaccharide Thuốc thử lugol +++ Có polysaccharide 13 Inulin, fructan Thuốc thử Resorcinol – Thiure

Lớp mỏng TLC +++ +++ Có Inulin, fructan Rf ngang với chuẩn

Inulin (Merck). 14 Alkaloid Thuốc thử Mayer ++ Có alkaloid Thuốc thử Bouchardat +++ Thuốc thử Dragendorff ++

15 Anthranoid Phản ứng Borntraeger + Có anthranoid 16 Tannin Phản ứng với FeCl3 - Chưaphát hiện có

tannin

Ghi chú: - : phản ứng âm tính +: phản ứng dương tính

59 1. Inulin chuẩn của Merck (Rf = 0,415);

2. Mẫu bột củ đẳng sâm thô ở các nồng độ 5, 10, 20 ppm (Rf = 0,411).

Hình 3.8. Sắc ký đồ bản mỏng silicagel dịch chiết inulin củ đẳng sâm 1, 2 và 3 năm tuổi với hệ dung môi chloroform: acid axetic: nước theo tỉ lệ 7:6:1

Từ kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất có trong củ đẳng sâm bằng các phản ứng hoá học đặc trưng cho thấy củ đẳng sâm có chứa các nhóm chất flavonoid, acid hữu cơ, acid amin, polysaccharide alkaloid, tinh dầu, phytosterol, chất béo, coumarin, anthranoid, đường khử, … Trong các nhóm chất có phản ứng định tính thì nhóm chất cho phản ứng rõ rệt nhất là polysaccharide, fructan, inulin và acid amin. Mặt khác, kết quả phản ứng định tính cũng cho thấy củ đẳng sâm chưa phát hiện có Carotenoid,

saponin và tannin.

Kết quả định tính inulin trong củ đẳng sâm cho phản ứng màu vàng cam. Kết quả

định tính inulin trong kết tủa thơ bằng bản mỏng F254 (Merck) (kích thước 3x7cm) trình bày ở hình 3.8 cho thấy có sự hiện diện inulin trong mẫu bột thô, hệ số Rf vạch inulin của mẫu bột thô tương đương với vạch chất chuẩn inulin (Merck). Kết qủa này chúng tỏ

trong củ đẳng sâm có chứa inulin. Theo qui định của WHO (1992), để quản lý chất lượng thảo dược, một số chỉ tiêu bắt buộc phải được xác định. Trên cơ sở định tính, luận

án tiến hành lẫy mẫu củ đẳng sâm các năm tuổi khác nhau để đánh giá một số thành

phần có phản ứng định tính rõ rệt ở củ đẳng sâm như hàm lượng đường tổng số, hàm lượng inulin... Kết quả được trình bày ở các hình 3.9 ÷3.14 và các bảng 3.4÷ 3.5.

60

Hình 3.9. Sự thay đổi của hàm lượng đường tng s cđẳng sâm mc t nhiên ti Lạc Dương - Lâm Đồng theo độ tui

Hình 3.10. Sự thay đổi của tng cht chiết hòa tan cđẳng sâm mc t nhiên ti Lạc Dương - Lâm Đồng theo độ tui

61

Hình 3.11. Sự thay đổi của hàm lượng tro tng s cđẳng sâm mc t nhiên ti Lạc Dương - Lâm Đồng theo độ tui

Hình 3.12. Mơ hình tương quan và hồi quy của đường (a), cht chiết hòa tan (b) và hàm lượng tro (c) cđẳng sâm mc t nhiên ti Lạc Dương - Lâm Đồng theo

độ tui

a) b)

62

Hình 3.13. Sự thay đổi của hàm lượng inulin cđẳng sâm mc t nhiên ti Lc Dương - Lâm Đồng theo độ tui

ình 3.14. Mối tương quan giữa hàm lượng inulin (a), polyphenol (b) và flavonoid (c) theo độ tui

63

Bảng 3.4. Hàm lượng một số kim loại nặng và tạp chất vô cơ của củ đẳng sâm ở các độ tuổi khác nhau

STT

Chỉ tiêu 1 Năm tuổi2 3 4

1 Tạp chất vô cơ (%) KPH KPH KPH KPH

2 Hàm lượng Pb (ppm) KPH KPH KPH KPH

3 Hàm lượng Cd (ppm) KPH KPH KPH KPH

4 Hàm lượng Hg (ppm) KPH KPH KPH KPH

5 Hàm lượng As (ppm) KPH KPH KPH KPH

Ghi chú: KPH: Khơng phát hiện

Bảng 3.5. Hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóacủa dịch chiết củ đẳng sâm ở các độ tuổi khác nhau

Thành phn hot cht Kết quả phân tích

C 1 tui C 2 tui C 3 tui C 4 tui

Hàm lượng polyphenol

(mg gallic acid /g khô) 09,2d ± 0,04 1,18c ± 0,05 1,39a ± 0,055 1,29b±0,03

Hàm lượng flavanoide (mg quercetin /g khô) 0,54d ± 0,02 0,74c ± 0,015 0,87a ± 0,007 0,82b±0,016 Hoạt tính khử ABTS (%) 4,62c ± 0,26 10,78b ± 0,93 15,65a ± 1,98 9,7b ± 0,45 Hoạt tính khử sắt (mg FeSO4 /g khô) 10,36 d ± 0,88 12,74c ± 0.32 15,39a ± 0.53 14,17b±0,34

Hoạt tính chống oxy hóa tổng (mg ascorbic acid/g khô)

10,99d ± 0,95 15,76c ± 0,85 23,64a ± 0,57 18,93b ± 0,1

Các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p <0,05)

Từ các kết quả phân tích trình bày ở các bảng 3.4÷3.5 và các hình 3.9÷3.14 cho thấy:  Về hàm lượng đường tng s

Kết quả đánh giá hàm lượng lượng đường tổng số của củ đẳng sâm trình bày ở

hình 3.9 cho thấy hàm lượng lượng đường tổng số của củ đẳng sâm xu hướng giảm dần theo thời gian tăng trưởng (p <0,05). Cụ thể, củ đẳng sâm một năm tuổi có hàm lượng

đường tổng số là (16,48 ±1,15) %. Trong khi đó, hàm lượng đường tổng số của củ đẳng

sâm 2 năm tuổi là (12,72 ± 0,529) %, giảm 30 % so với năm thứ nhất. Hàm lượng đường tổng số của củ đẳng sâm 3 và 4 năm tuổi tương ứng là (10,08 ± 0,88) % và (7,03 ± 0,53)

64

%, giảm tương ứng 39% và 58% so với hàm lượng đường tổng số của củ đẳng sâm một

năm tuổi.

Sự thay đổi của tổng lượng đường là một mơ hình tuyến tính với đỉnh cực đại trong

năm tăng trưởng đầu tiên (R2>0,9). Tổng lượng đường và độ tuổi củ đẳng sâm (C. javanica) có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Kết quả này do đặc tính sinh lý củ

củ đẳng sâm, theo thời gian sinh trưởng q trình già hóa dẫn đến qúa trình hóa gỗ của xylem khi tỷ lệ cellulose trong cấu trúc củ tăng thì hàm lượng đường tổng số sẽ giảm.

Đây chính là đặc điểm khác biệt của củđẳng sâm so với nhân sâm (Panax gingsen).  Về hàm lượng chất chiết hòa tan

Độ tuổi của củ đẳng sâm C. javanica cũng ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng chất chiết hịa tan có trong củ đẳng sâm (p <0,05) với tương quan cao (R2> 0,9) (Hình 3.10)

và cũng tuân theo quy luật tương tự như hàm lượng đường tổng số, nhưng mức độ giảm

chậm hơn. Trong năm thứ nhất, năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4, hàm lượng chất

chiết hòa tan của củ đẳng sâm tương ứng là (68,63 ±1,43) g/100g khô (61,61±1,54) g/100g khô; (58,24 ±1,57) g/100g khô và (52,72±1,42) g/100g khô. Như vậy, năm thứ 2, 3 và 4, hàm lượng chất chiết hòa tan của củ đẳng sâm giảm tương ứng so với năm thứ nhất là 10,23 %, 15,14 % và 23,18 %. Hàm lượng chất chiết hịa tan là một tiêu chí đánh giá chất lượng của C. javanica [159] và theo quy định của Dược Điển VN,V (2017), để sử dụng làm thuốc hàm lượng chất chiết hịa tan của củ đẳng sâm khơng được thấp hơn 35 % trọng lượng khô [6].

Về hàm lượng tro tổng số

Hàm lượng tro tổng số cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian sinh trưởng của củ đẳng

sâm C. javanica (p <0,05) và hàm lượng tro có mối tương quan rất cao với thời gian

sinh trưởng của củ đẳng sâm C. javanica (R2> 0,9) (Hình 3.11). Hàm lượng tro tích lũy

ở củ đẳng sâm tăng theo độ tuổi. Cụ thể, năm đầu tiên của thời kỳ tăng trưởng, hàm lượng tro của củ đẳng sâm đạt được (3,33± 0,36) %, ở năm thứ 2, 3 và 4, hàm lượng tro

của củ đẳng sâm đạt tương ứng (4,09 ± 0,26) %, (5,50 ± 0,17) % và (6,36± 0,09) %. Theo qui định Dược Điển VN V, 2017 vềhàm lượng tro tổng số của nguyên liệu củ đẳng sâm Codonopsis javanica không vượt quá 6% và tro không tan trong acid phải

dưới 2,5%. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy hàm lượng tro của củ đẳng sâm

mọc tự nhiên tại Lạc Dương - Lâm Đồng từnăm thứ nhất đến năm thứ 3 đều có hàm

65

ngưỡng 6%. Như vậy nếu xét theo khía cạnh này thì củ đẳng sâm mọc tự nhiên ở Lạc Dương - Lâm Đồng 4 năm tuổi không đạt quy định dùng làm nguyên liệu sản xuất dược.

Kết quả phân tích cũng cho thấy củ đẳng sâm mọc tự nhiên ở Lạc Dương - Lâm Đồng

ở các độ tuổi đều không chứa tro không tan trong acid.  Về hàm lượng kim loại nặng và tạp chất vô cơ

Kết quả phân tích kim loại nặng ở củ đẳng sâm mọc tự nhiên ở Lạc Dương, Lâm Đồng bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Bảng 3.4) cho thấy củ đẳng sâm không chứa các kim loại nặng (Hg; Pb; As; Cd) và tạp chất vô cơ.

Về hàmlượng inulin và fructan

Kết quả phân tích hàm lượng inulin ở củ đẳng sâm (Hình 3.13) cho thấy trong

khoảng từ 1÷3 năm tuổi, hàm lượng inulin của củ đẳng sâm tăng theo độ tuổi và đạt mức cao nhất (222,24 ±3,54) mg fructose tương đương/g khô khi củ đẳng sâm đạt 3 năm tuổi.

Hàm lượng inulin của củ đẳng sâm thấp nhất khi củ 1 năm tuổi và chỉ đạt (169,82±3,01) mg fructose tương đương/g khô, bằng 76,41% hàm lượng inulin của củđẳng sâm 3 năm

tuổi. Khi củ đẳng sâm 4 năm tuổi hàm lượng inulin củ củ đẳng sâm giảm so với cực đạt

và chỉ đạt (217,41±2,94) mg fructose tương đương/g khô, chỉ bằng 97,83% hàm lượng

inulin của củđẳng sâm 3 năm tuổi. Phân tích mối tương quan giữa hàm lượng inulin và thời gian tăng trưởng của C. javanica cho thấy giữa hàm lượng inulin và thời gian tăng

trưởng có mối tương quan chặt chẽ (R2 > 0,9) và thay đổi theo mơ hình cấp 2 với hàm

lượng inulin đạt mức cực đại ở giai đoạn củ đẳng sâm đạt 3 năm tuổi (Hình 3.14 a) và tuân theo phương trình:

Hàm lượng Inulin (mg fructose/g khô) = 118,1 + 58,85X- 8,44X2 (R2 0,96)

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng phù hợp với quy luận phát triển của thực vật đã được nhiều tác giả đề cập. Chẳng hạn, Lammers (2007) cho rằng thời gian tăng trưởng

ảnh hưởng nhiều đến thành phần các chất của thực vật đặc biệt carbohydrate dự trữ (mà

inulin là một carbohydrate dự trữ). Trong họ hoa chuông (Campanulaceae) inulin là nguồn dự trữ năng lượng thay thế cho tinh bột và sự tích lũy của chúng trong rễ các cây thuộc họ hoa chuông phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng [90].

Khi so sánh về hàm lượng inulin của củ đẳng sâm với một số nguyên liệu khác

được cho là giàu inulin như tỏi, măng tây, … thì hàm lượng inulin trong củ đẳng sâm tự

nhiên mọc ở Lạc Dương - Lâm Đồngcao hơn hẳn. Cụ thể, hàm lượng inulin trong tỏi

66

Măng tây (Asparagus officinalis) là 2,0÷3,0 g/100g. Tuy nhiên, hàm lượng inulin trong củ đẳng sâm thấp hơn so với inulin trong củ diếp xoăn (C. intybus) là 35,7÷47,6 (g/100g)

tính trên 100g ngun liệu thơ [180].

Từ các phân tích ở trên cho thấy củ đẳng sâm có thể coi là nguồn nguyên liệu tiềm năng giàu inulin và dựa vào hàm lượng inulin thì chỉ nên thu hoạch củ đẳng sâm giai đoạn 3 năm tuổi.

Về hàm lượng polyphenol và Flavonoid

Thời gian sinh trưởng của C. javanica cũng ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng

polyphenol trong củ đẳng sâm (p <0,05) và có xu hướng tăng theo thời gian sinh trưởng,

đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn củ đẳng sâm được 3 năm tuổi, đạt (1,39 ± 0,06) mg

acid gallic tương đương/g khô. Giai đoạn một năm tuổi, hàm lượng polyphenol trong củ

đẳng sâm đạt giá trị thấp nhất (0,92 ± 0,04) mg acid gallic tương đương/g khô. Trong năm tăng trưởng thứ 2 và thứ 4, hàm lượng polyphenol tương ứng đạt (1,18 ± 0,05) mg

acid gallic tương đương /g khô và (1,29 ± 0,03) mg acid gallic tương đương /g khô (Bảng 3.5). Sự thay đổi hàm lượng polyphenol của củ đẳng sâm theo độ tuối tn theo mơ hình

bậc 2 và đạt đỉnh cao nhất trong năm thứ 3. Mối tương quan giữa hàm lượng polyphenol và thời gian tăng trưởng ở củ đẳng sâm (R2> 0,90) (Hình 3.14 b) được thể hiện bằng phương trình hồi qui sau đây:

Hàm lượng Polyphenol (mg GAE/g khô) = 0,4+0,59X-0,09X2 (R2 0,92)

Tương tự như vậy, hàm lượng Flavonoid của củ đẳng sâm cũng đạt giá trị cao nhất

(0,87 ± 0,007) mg quercetin tương đương/g khô) khi củ đẳng sâm 3 năm tuổi. Hàm lượng Flavonoid của của củ đẳng sâm 4, 2 và 1 năm tuổi chỉ bằng tương ứng 94,25%,

85,06% và 62,07% hàm lượng Flavonoid của của củ đẳng sâm 3 năm tuổi (Bảng 3.5).

Sự thay đổi hàm lượng Flavonoid của củ đẳng sâm cũng tn theo mơ hình bậc 2 và đạt đỉnh cao nhất trong năm thứ 3. Mối tương quan giữa hàm lượng Flavonoid và thời gian tăng trưởng (X: Năm tuổi) ở củ đẳng sâm (R2> 0,90) (Hình 3.14 c) được thể hiện bằng phương trình hồi qui sau đây:

Hàm lượng Flavonoid (mg QE/g khô) = 0,17+0,42X- 0,06X2 (R2 0,98)  Về hoạt tính chng oxy hóa

Hot tính chng oxy hóa tng (TAC)

67

nhất (23,64 ± 0,57) mg acid ascorbic tương đương/g khô khi củ đẳng sâm 3 năm tuổi và giá trị thấp nhất (10,99 ± 0,95) mg acid ascorbic tương đương/g khô khi củ đẳng sâm một năm tuổi. Trong khi củ đẳng sâm 2 và 4 năm tuổi thì hoạt tính chống oxy hóa tổng số chỉ bằng 80,76 % và 66,67 % so với hoạt tính chống oxy hóa tổng số của củ đẳng

sâm 3 năm tuổi (Bảng 3.5). Kết quả này được lý giải là các hoạt chất sinh học có hoạt tính chống oxy hóa như polyphenol và Flavonoid của củ đẳng sâm đều đạt cao nhất khi

củ đẳng sâm được 3 năm tuổi. Vì thế hoạt tính chống oxy hóa tổng của củ đẳng sâm cũng đạt giá trị cao nhất vào giai đoạn này.

Hot tính kh st (FR)

Tương tự như vậy, hoạt tính khử sắt của dịch chiết củ đẳng sâm C. javanica cũng

đạt mức cao nhất (15,39 ± 0,53) mg FeSO4 tương đương /g khô khi củ đẳng sâm 3 năm tuổi. Hoạt tính khử sắt của dịch chiết củ đẳng sâm C. javanica 1, 2 và 4 năm tuổi đều

thấp hơn so với 3 năm tuổi và đạt tương ứng là (10,36 ± 0,88) mg FeSO4 tương đương

/g khô tương đương, (12,74 ± 0,32) mg FeSO4 tương đương/g khô và (14,17 ± 0,34) mg

FeSO4 tương đương/g khô (Bảng 3.5).  Hot tính kh ABTS

Tương tự như hoạt tính khử sắt, hoạt tính khử ABTS của dịch chiết củ đẳng sâm

C. javanica cũng đạt cực đại (15,65 ± 1,98) % khi củ đẳng sâm 3 năm tuổi. Hoạt tính

khử ABTS của dịch chiết củ đẳng sâm 1, 2 và 4 năm tuổi đều thấp hơn hoạt tính khử

ABTS của dịch chiết củ đẳng sâm 3 năm tuổi. Cụ thể, hoạt tính khử ABTS của dịch

chiết củ đẳng sâm 1, 2 và 4 năm tuổi đạt tương ứng (4,62 ± 0,26) %, (10,78 ±0,93) %

và (9,7 ± 0,45) % (Bảng 3.5).

Từ tất cả các phân tich ở trên cho thấy thời gian tăng trưởng của củ đẳng sâm mọc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu thu nhận và tạo bột inulin từ củ đẳng sâm (Codonopsis javanica) tự nhiên mọc tại Lạc Dương Lâm Đồng (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)