PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu tóm tắt luậ án nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà nguyễn (việt nam) gửi triều đình nhà thanh (trung quốc) giai đoạn 1802 – 1885 (Trang 25 - 28)

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử nói chung, dưới triều Nguyễn nói riêng khơng chỉ là đề tài quan tâm của giới học thuật trong nước mà nó ln thu hút một lượng đông đảo các học giả đến từ Trung Quốc và nhiều quốc gia khu vực. Song nếu xét theo góc độ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh và phạm vi tư liệu thuộc kho Châu bản triều Nguyễn và thư tịch Hán Nôm kết hợp với thư tịch lịch sử hai nước thì hầu như chưa có cơng trình nào đi sâu khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống.

Để tiến hành giao thiệp với triều đình nhà Thanh, triều đình nhà Nguyễn thực hiện theo ba phương thức giao thiệp chủ yếu sau: thứ nhất, sai sứ sang tận kinh đô nhà Thanh để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu của triều đình giao phó; thứ hai, cử sứ thần, phái viên tới các địa phương nhà Thanh để giải quyết các cơng việc có tính chất sự vụ như: hộ tống người bị nạn, giải giao tội phạm, mua bán hàng hóa v.v…; thư ba là theo đường chuyển đạt văn kiện trong nhiều trường hợp cần thiết khác.

Phần lớn các hoạt động giao thiệp kể trên triều đình nhà Nguyễn đều sử dụng đến văn kiện ngoại giao. Qua quá trình khảo sát cho đến thời điểm hiện tại, Luận án hiện tìm thấy 63 văn kiện ngoại giao của thời vua Tự Đức gửi triều đình nhà Thanh cịn lưu lại trong kho Châu bản triều Nguyễn, cùng với 173 văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn ghi chép trong các thể loại văn bản Hán Nơm. Sau q trình khảo sát, thống kê, phân loại hai nguồn tư liệu trên, kết hợp với tư liệu về văn kiện ngoại giao ghi chép trong hai bộ sử tịch lớn nhất của cả hai bên là Đại Nam thực lục và Thanh thực lục, tổng hợp thành nguồn tư liệu gồm 383 văn kiện của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh, trong đó có 55 đơn vị văn kiện đầy đủ thuộc nhóm Châu bản, 173 đơn vị văn

kiện đầy đủ thuộc nhóm Hán Nơm, 21 văn kiện ở dạng tóm tắt hoặc trích yếu ở nhóm Sử tịch, cịn lại là thơng tin về nội dung văn kiện trong nhóm Sử tịch.

Trước hết, phải khẳng định rằng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh chính là nguồn tư liệu quan trọng nhất phản ánh trung thực nhất đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh – Trung Quốc – một đất nước liền kề với nước ta và đã từng có mối quan hệ địa chính trị trải qua hàng ngàn năm. Đường lối ngoại giao đó thể hiện rõ nét trên ba phương diện chính: Thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn mong muốn thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao với triều đình nhà Thanh theo cách mà các triều đại trước đó đã từng làm: khi lên ngơi thì cầu phong vương cho được “chính danh” song vẫn tự chủ trong mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước; gặp lúc nước họ có đại sự dẫu vui hay buồn đều ngỏ ý sai sứ mang lễ vật và tấu biểu sang chúc mừng hoặc chia sẻ; tiếp tục duy trì việc triều cống theo tiền lệ từ triều đại trước; ngồi ra, triều đình luôn yêu cầu và trông đợi những người đại diện cho triều đình thực thi sứ mệnh giao thiệp với triều đình, nhân dân, quan lại nhà Thanh với thái độ tuân thủ các nghi thức bang giao, nhưng đồng thời phải biết giữ ý thức tôn trọng quốc thể, biết trân trọng các giá trị tốt đẹp của dân tộc mình. Thứ hai, bởi là hai quốc gia có chung đường biên giới cả trên đất liền lẫn trên biển, do đó triều đình nhà Nguyễn rất có ý thức trong việc giao thiệp, trao đổi, bàn bạc nhằm tìm ra giải pháp phối hợp hai bên để giải quyết các vấn đề như: vấn đề tranh chấp lãnh thổ, ngăn chặn người vượt biên trái phép, hộ tống người bị nạn về nước, truy nã và giải giao tội phạm bỏ trốn, đặc biệt là đánh dẹp thổ phỉ. Thứ ba, ngồi những vấn đề có liên quan trực tiếp giữa hai bên, triều đình nhà Nguyễn cịn trao đổi nhằm giải quyết những vấn đề mang tính đa phương trên tinh thần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng xung quanh ngoài Trung Quốc. Đặc biệt, sang đến cuối thời Tự Đức, do chịu sức ép trước nguy cơ bị thực dân xâm lược, cả triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh đều tìm kiếm giải pháp để đối phó với Pháp, song dường như cả hai đều không thành công. Rốt cục, triều đình nhà Nguyễn đành bất lực trước sức mạnh của Pháp. Việt Nam trở thành nước bảo hộ của Pháp, kết thúc mối quan hệ giữa hai bên triều đình Nguyễn – Thanh.

Văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 cịn là nguồn tư liệu phản ánh những nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn học đối ngoại đương thời bởi sự đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và đặc biệt về mặt hình thức thể hiện.

Nói tóm lại, có tiếp xúc với những văn kiện ngoại giao triều Nguyễn ở các góc độ giao thiệp khác nhau mới phần nào hình dung được sự phong phú, đa dạng cả về mặt thể tài lẫn nội dung, ngơn ngữ. Nó thể hiện tâm thế, nguyện vọng và cả những yêu cầu, địi hỏi của cả triều đình nhà Nguyễn nhằm thực hiện đường lối đối ngoại chiến lược đối với triều đình nhà Thanh qua lối hành văn từ những bậc đại bút tài hoa trong triều cho đến mỗi viên quan nhỏ bé nơi biên giới.

Mặc dù không phải là những áng văn bất hủ thể hiện khí phách, chí khí kiên cường, âm hưởng chiến thắng, hay giọng văn đanh thép mang hơi thở của của những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm hào hùng như một số triều đại trước đó; song văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh lại phần nào cho thấy rằng trước tình hình diễn biến phức tạp và đầy biến động của thời cuộc, trước vòng vây nguy nan của các thế lực ngoại bang, lẫn sự nghèo nàn khốn khó mà đất nước đang phải gánh chịu, mặc dù tồn tại bên cạnh một nước láng giềng có nhiều ưu việt và có phần lấn át, song triều đình nhà Nguyễn ln ln nỗ lực khơng mệt mỏi nhằm tìm kiếm hướng đi và lối thốt cho dân tộc với ý thức giữ gìn, phát huy sự độc lập tự chủ, kiên quyết khẳng định và bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ, khơng ngừng nâng cao vị thế của đất nước mình.

Một phần của tài liệu tóm tắt luậ án nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà nguyễn (việt nam) gửi triều đình nhà thanh (trung quốc) giai đoạn 1802 – 1885 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w