1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm
1.1. Mục đích
Đánh giá ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả của việc dạy học các tiết dạy thực hành Địa lí trong nhà trường phổ thông theo ý tưởng đề tài đề ra.
1.2. Yêu cầu thực nghiệm
- Đảm bảo tính khách quan
- Phù hợp với đối tượng học sinh, có sự tương xứng về số lượng, trình độ học sinh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
- Phải thể hiện rõ những vần đề mà đề tài đề ra.
2. Tổ chức thực nghiệm
Bản thân tôi đã mạnh dạn trao đổi những ý tưởng của đề tài trong sinh hoạt tổ chuyên môn và đã được áp dụng thử trong tiết dạy sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học với sự tham dự của các giáo viên trong tổ Sử - Địa - GDCD của trường THPT Anh Sơn I và Trung tâm GDTX huyện Anh Sơn. Sau khi được tổ chuyên môn họp rút kinh nghiệm, tôi tiếp tục tiến hành thực nhiệm các tiết dạy thực hành tại các lớp khác. Các tiết dạy đã được tôi dạy thử nghiệm trong nhiều năm học.
2.1. Bài dạy thực nghiệm địa lí 10: Tìm hiểu sự phân bớ các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ trên bản đồ núi lửa và các dãy núi trẻ trên bản đồ
- Lớp dạy thực nghiệm: 10T1, 10 D3 và lớp đối chứng: Lớp 10 T1, 10 A1 trường THPT Anh Sơn I năm học 2020-2021.
- Cách thực hiện: Dạy bài soạn theo chương trình SGK hiện hành chủ yếu theo phương pháp thuyết trình và đàm thoại gợi mở cho lớp đối chứng và bài soạn từ ý tưởng xây dựng của đề tài cho lớp thực nghiệm.
- Tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra theo hình thức kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm, làm bản thu hoạch cá nhân và lấy ý kiến của giáo viên dự giờ và các giáo viên áp dụng thử để đánh giá về hiệu quả dạy học của tiết học, GV tự đánh giá qua theo dõi quá trình học tập của học sinh.
2.2. Bài dạy thực nghiệm Địa lí 11: Chủ đề Nhật Bản (Tiết 3): Thực hành
- Lớp dạy thực nghiệm và đối chứng: Lớp 11A1, 11A2, 11A6 của trường THPT Anh Sơn I; lớp 11C3 của trường THPT Anh Sơn III; Lớp 11A của trường TTGDTX huyện Anh Sơn ( Tiến hành thực nghiệm vào năm 2015)
Lớp 11 T2, 11 A1 trường THPT Anh Sơn 1 năm học 2020-2021
- Cách thực hiện: Dạy bài soạn theo chương trình SGK hiện hành và bài soạn từ ý tưởng xây dựng của đề tài cho cùng một lớp.
- Tiến hành cho học sinh làm bản thu hoạch cá nhân, trao đổi trực tiếp với giáo viên dự giờ và các giáo viên cùng tham gia áp dụng thử về hiệu quả của bài dạy.
2.3 .Bài dạy thực nghiệm Địa lí 12:Chủ đề: Địa lí dịch vụ - du lịch
Nội dung: Thực hành( tự chọn): Giới thiệu tài nguyên du lịch địa phương
- Lớp dạy thực nghiệm:12 D2, 12 D3 năm học 2019-2020
- Cách thực hiện: Đây là nội dung hoàn toàn mới so với chương trình SGK hiện hành được tổ nhóm đưa vào trong kế hoạch giáo dục đầu năm và được tổ chức theo phương pháp dự án. Vì vậy, mà giáo viên cùng học sinh đã cùng nhau xây dựng bộ tiêu chí đánh giá để học sinh tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá về sản phẩm và qua phiếu thu hoạch đánh giá về hiệu quả tiết dạy theo ý tưởng đề tài.
3. Kết quả thực nghiệm
Điểm LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG 10 T1 10 D3 10D1 10A1 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 9- 10 12 29,3 6 15 2 4,9 0 0 8- 8.9 19 45,2 10 25 9 22 2 4,9 6.5-7.9 10 23,8 15 37,5 20 48,8 20 48,8 5-6.4 1 1,7 9 22,5 10 24,3 18 43,9 <5 0 0 0 0 0 0 1 2,4 TỔNG 42 100 40 100 41 100 41 100
Qua kết quả thực nghiệm từ các lớp học có số lượng và năng lực tương đương nhau ( 10 T1-10 D1, 10D3 - 10A1), có thể thấy, học sinh được học tiết dạy theo ý tưởng của đề tài có điểm xuất sắc và điểm giỏi chiếm tỉ lệ cao, điểm trung bình chỉ chiếm tỉ lệ thấp và khơng có học sinh bị điểm yếu. Trong khi đó, các học sinh ở lớp đối chứng điểm xuất sắc rất ít, điểm giỏi khơng nhiều, chủ yếu là điểm khá và trung bình, vẫn có học sinh dưới điểm trung bình. Các em ở lớp thực nghiệm chia sẻ, thông qua việc tìm hiểu kĩ năng phòng chống động đất trên lớp theo hình thức tham gia trị chơi, đặc biệt các em tự làm video kèm theo tự thuyết minh về kĩ năng phòng chống động đất nên các em thâm nhập phần kiến thức này một cách tự nhiên mà không mất thời gian học thuộc do đó kết quả làm bài cao.
3.2. Kết quả thực nghiệm bài thực hành Điạ lí 11
Qua phiếu thu hoạch cá nhân và lấy ý kiến của học sinh về cảm nhận tiết học dạy theo SGK và tiết dạy theo ý tưởng xây dựng của đề tài, kết quả như sau:
Mức độ 11T2 11A1 Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) Rất thích 16 39 21 52,5 Thích 20 48,8 17 42,5 Bình thường 3 7.3 2 5 Khơng thích 2 4,9 0 0 Tổng 41 100 40 100
Như vậy, khoảng 90% học sinh thích được tổ chức hoạt động theo tiết dạy xây dựng của đề tài, 5 đến 7% cảm nhận bình thường. Vẫn có trường hợp học sinh chưa thấy thích, khi được hỏi lí do các em chia sẻ tiết dạy mặc dù phát huy tốt năng lực người học và gắn hoạt động học với thực tiễn nhưng vì các em chọn ban
khoa học tự nhiên nên việc tham gia các hoạt động học tập như đề tài xây dựng tốn khơng ít thời gian của các em.
3.3. Kết quả thực nghiệm bài thực hành Địa lí 12
Qua kết quả tổng hợp từ các phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá của nhóm, phiếu đánh giá của nhóm này đối với nhóm kia, phiếu đánh giá của giáo viên từ bộ phiếu đánh giá dự án được giáo viên và học sinh xây dựng, kết quả như sau: Điểm 12D3 12D4 Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) 9-10 15 36,6 14 35 8-8,9 20 48,8 18 45 6.5- 7.9 6 14,6 8 20 5-6.5 0 0 0 0 <5 0 0 0 0 Tổng 41 100 40 100
Có thể thẩy, các dự án mà bài dạy tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện đạt hiệu quả cao. Trên 80% học sinh lớp thực nghiệm đạt điểm giỏi và xuất sắc, số cịn lại đạt điểm khá, khơng có học sinh đạt điểm trung bình và yếu. Các học sinh làm dự án chia sẻ, sản phẩm là kết quả hợp tác của cả nhóm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên và bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng nên các em làm việc rất tích cực và hào hứng. Chỉ có một số bạn chưa thật sự nhiệt tình, làm chậm tiến độ của nhóm mới có mức điểm khá. Qua q trình thực hiện dự án, các em cũng nhận thấy mình lớn hơn rất nhiều về nhận thức và kĩ năng qua việc trải nghiệm tại các di tích địa phương, trao đổi phỏng vấn với ban quản lí di tích, tìm kiếm tư liệu, tổng hợp và viết bài, xây dựng thành video. Riêng kĩ năng trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch, các em vẫn thấy lời thuyết minh của nhóm chưa thật sự truyền cảm mặc dầu đã cho nhiều bạn trong nhóm thử sức nhưng đây thực sự là trải nghiệm thú vị.
Qua phân tích kết quả thực nghiệm và lấy ý kiến học sinh từ bài thu hoạch, nhận thấy đa số học sinh ở các lớp được tiến hành thực nghiệm cảm thấy thích thú với việc dạy học theo ý tưởng của đề tài. Các em tích cực làm việc, say mê thảo luận, chia sẻ ý kiến của bản thân và rất hào hứng khi được trải nghiệm bản thân trong các tình huống thực tế. Giờ học đối với các em khơng cịn cảm giác nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn vì khơng nặng về lí thuyết mà gắn với thực tế cuộc sống và công việc sau này. Các em đều đề xuất mong muốn được tham gia các tiết học như thế ít nhất mỗi lần trong năm.
Bên cạnh đó, qua trao đổi trực tiếp cũng như lấy ý kiến thăm dò các giáo viên cùng tham gia áp dụng thử tiết dạy, bản thân tôi cũng rất phấn khởi được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, so với tiết dạy soạn theo SGK hiện hành, tiết dạy soạn theo ý tưởng của đề tài có nhiều ưu thế hơn hẳn:
- Về mặt kiến thức: Không quá nặng nề về mặt lí thuyết nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình mơn học.
- Về mục tiêu hình thành kĩ năng, thái độ cho học sinh: Bên cạnh rèn luyện được các kĩ năng, năng lực chuyên biệt của mơn Địa lí: vẽ biểu đồ; nhận xét, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, video clip… cịn hình thành và phát triển nhiều kĩ năng sống cơ bản cũng như năng lực cho học sinh: kĩ năng mua bán, giao tiếp với khách hàng; kĩ năng phòng chống động đất, kĩ năng làm một hướng dẫn viên du lịch và rất nhiều năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin… Đặc biệt, giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh qua việc học hỏi tinh hoa văn hố của các nước phát triển (văn hóa kinh doanh - văn hố bán hàng của người Nhật), biết tơn trọng và phát huy cũng như quảng bá những giá trị du lịch của địa phương.
- Có thể tổ chức dạy học theo nhiều hình thức và phương pháp dạy học tích cực; có khả năng phát huy cao hơn tính tích cực, chủ động sáng tạo cũng như có sức lơi cuốn học sinh vào giờ học.
- Gắn việc học của học sinh với thực tiễn cuộc sống và tạo cơ hội cho các em có thể áp dụng các kiến thức được học vào đời sống và công việc sau này.
- Phù hợp với năng lực của nhiều đối tượng học sinh. Qua tổ chức thực nghiệm, nhận thấy: Ngay cả các em có năng lực yếu hơn ở trường Trung tâm GDTX huyện Anh Sơn, mặc dầu chậm hơn trong việc lĩnh hội tri thức cũng như rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét… nhưng các em lại tỏ ra rất thích thú, sơi nổi khi được tham gia hoạt động học hỏi - sáng tạo và trải nghiệm của tiết học. Các em không hề thua kém các học sinh có năng lực tốt hơn ở các trường THPT khi thể hiện các kĩ năng mua bán, kinh doanh…
- Tạo khả năng tốt hơn để thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.
Các ý kiến cũng cho rằng đây là một cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Mặc dầu với khả năng có hạn của bản thân mới chỉ dám biên soạn và tổ chức thực nghiệm ba tiết dạy, nhưng tôi rất tự tin với kết quả đạt được ban đầu, tự tin vì được bạn bè, đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ với tinh thần ủng hộ, động viên, khuyến khích tơi nên tiếp tục phát huy những giờ dạy theo ý tưởng mà đề tài đề ra.
PHẦN KẾT LUẬN I. THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI I. THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã được phân tích, đề tài của tơi đã xây dựng được những ý tưởng để thiết kế một số tiết dạy thực hành cụ thể trong chương trình Địa lí bậc THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Những kế hoạch dạy học mà đề tài xây dựng vẫn đảm bảo những mục tiêu tối thiểu của chương trình mơn học nhưng khơng phụ thuộc vào SGK hiện hành mà chỉ xem đây là nguồn tài liệu tham khảo, hướng tới những tổ chức các hoạt động thực hành gắn liền với đời sống và công việc của người học sau này. Đây là những điều mới mẻ, có ý nghĩa thực tiễn đang được xã hội quan tâm.
Thông qua xây dựng một số kế hoạch bài dạy, đề tài cũng đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học các tiết dạy thực hành với sự kết hợp của nhiều phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dự án, phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp thực địa, phương pháp đóng vai...Đề tài cũng đã tiến hành đánh giá được phẩm chất và năng lực người học với nhiều hình thức đa dạng: tự luận và trắc nghiệm khách quan, qua sản phẩm dự án, qua quá trình tham gia học tập, kết hợp giữa tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh và đánh giá giáo viên.
Đề tài đã tiến hành thực nghiệm thành công một số tiết dạy thực hành mà đề tài biên soạn thông qua các giờ dạy nghiên cứu bài học của tổ, nhóm chun mơn cũng như nhân rộng thử nghiệm ở các lớp khác, các trường học trên địa bàn và đem lại kết quả khả quan ban đầu.
Qua quá trình thực hiện đề tài và tổ chức thực nghiệm, tôi nhận thấy những ý tưởng mà đề tài xây dựng đã làm cho việc tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực cũng như đổi mới kiểm tra đánh giá trở nên dễ dàng hiệu quả hơn; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phát triển năng lực và hình thành nhiều kĩ năng sống cho các em. Giờ học Địa lí trở nên hữu ích thiết thực, lơi cuốn các em muốn tìm hiểu, khám phá; được bộc lộ năng khiếu, sở thích của bản thân. Đặc biệt, qua việc học hỏi tinh hoa văn hoá các nước, các khu vực trên thế giới, các giờ học Địa lí cịn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, văn hóa ứng xử, giao tiếp... cho các em học sinh. Có lẽ đó là sự thành công lớn nhất mà tôi nhận thấy ở đề tài.