YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI, PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu 4031083 (Trang 53 - 55)

4.3.1. Tập quán, thói quen của người tiêu dùng.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng hóa nhỏ, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, việc thanh toán trong dân cư từ trước đến nay vẫn phổ biến là tiền mặt. Thu nhập của dân cư còn thấp, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày chủ yếu được mua sắm tự do ở chợ thêm vào đó là thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay khơng dễ nhanh chóng thay đổi. Những người có xu hướng sử dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ nhanh chóng tiếp cận với phương thức thanh tốn bằng thẻ và nhanh chóng thích ứng với sự đổi thay của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên,

số người này ở Việt Nam hiện nay là rất ít, hơn 90% các khoản chi tiêu cá nhân vẫn chủ yếu bằng tiền mặt.

4.3.2. Yếu tố chính trị, pháp luật.

Người dân Việt Nam vốn có thói quen “người đâu của đó” vì vậy khi gửi tiền cho ngân hàng họ cũng còn rất lo sợ về sự an toàn, họ cho rằng tự họ cất giữ tiền mặt sẽ an tồn, ít bị rủi ro hơn. Bên cạnh đó, vụ việc mất tiền qua máy ATM của khách hàng vừa qua như vụ việc của Techcombank (tháng 10 năm 2005), hay các vụ mất tiền do sự bất cẩn, thiếu hiểu biết của khách hàng … làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân về một phương thức thanh toán hiện đại mới. Hơn nữa, ngân hàng Nhà nước cũng chưa có các quy định cụ thể về xử lý tranh chấp xung quanh việc rút tiền qua máy ATM ngoài ý muốn của khách hàng. Đồng thời, các văn bản pháp lý cần thiết trong thanh toán cũng chưa được xây dựng rõ ràng làm cho tâm lý người dân chưa thực sự vững tin khi sử dụng thẻ thanh toán. Do đó, để thị trường thẻ của Việt Nam hoạt động được tốt thì ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản pháp quy cụ thể nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

4.3.3. Yếu tố về sự phát triển của nền kinh tế, hội nhập thế giới.

Từ khi Nhà nước có chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm từ năm 2000 đến nay từ 7% đến 8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 524 USD thì đến năm 2006 là 715 USD/người/năm, đời sống dân trí được nâng lên. Đồng thời, sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng ngày một nhiều. Đó là những điều kiện để dịch vụ ngân hàng được phát triển đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh thẻ.

Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đồng thời các ngân hàng nước ngoài được phép vào Việt Nam kinh doanh với những quyền lợi gần như tương tự các ngân hàng Việt Nam thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là trong mảng dịch vụ thẻ. Việc tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, cung cấp tiện ích cho khách hàng được xem là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Do đó, để đứng vững với thương hiệu của mình địi hỏi Vietcombank Cần Thơ cũng như các chi nhánh của Vietcombank phải thường

xuyên cải tiến sản phẩm, đầu tư thiết bị công nghệ… nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu 4031083 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)