ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG THẺ TRONG

Một phần của tài liệu 4031083 (Trang 60)

TƯƠNG LAI:

5.3.1.Sơ lược dịch vụ kinh doanh thẻ trên thế giới: 5.3.1.1. Châu Á – Thái Bình Dương:

Hầu hết các nước trong vùng đều có dịch vụ thẻ. Sự đa dạng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương với khoảng 41 quốc gia, với cơ sở hạ tầng ngành ngân hàng và tập quán thói quen tiêu dùng khác nhau là điểm nổi bật cho thị trường thẻ ở đây. Nhật Bản đại diện hơn 60% thẻ Master Card phát hành trong khu vực, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc cũng tiếp tục khẳng định và phát triển vững chắc thị trường thẻ. Trung Quốc là quốc gia có tổng khối lượng thanh tốn về thẻ đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.

5.3.1.2. Canada:

Canada là một trong những thị trường thẻ tín dụng phát triển mạnh nhất thế giới. Khách hàng ở đây khá trung thành với ngân hàng của họ nên thường họ chỉ chấp nhận thẻ ngân hàng của hiệp hội.

5.3.1.3. Châu Âu:

Châu Âu là thị trường lý tưởng cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển. Người dân ở đây sử dụng thẻ do sự tiện lợi của nó nhiều hơn là được cấp tín dụng. Hầu hết thẻ thanh toán Châu Âu là thẻ ghi nợ ngay hay có gia hạn, gắn liền với việc sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi.

Phương tiện thanh toán mạnh nhất ở Châu Âu là sec; bên cạnh đó, phương tiện thanh tốn thẻ cũng ngày càng phát triển. Thẻ được xem như phương thức thanh toán của giới thượng lưu.

5.3.1.4. Châu Mỹ La-tinh:

Châu Mỹ La-tinh là châu lục có sự phát triển khơng đồng đều, trong đó có cả những nước công nghiệp phát triển và những nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng thơng tin cịn lạc hậu. Đến đầu thập niên 90, nền kinh tế mới bắt đầu ổn định và có sự đầu tư của nước ngoài, điều này đã mở ra một thị trường mới đầy hấp dẫn cho thẻ. Thẻ Master Card có thị trường tăng mạnh nhất tại khu vực này, hiện đang dẫn đầu thị trường này về lĩnh vực thẻ.

5.4.1.5. Khu vực Trung Đông và Châu Phi:

Trung Đông và Châu Phi là khu vực nổi tiếng về du lịch vì vậy nơi đây là thị trường tốt để kinh doanh thẻ. Các loại thẻ chính được sử dụng ở đây là Master Card, Visa và Amex với mạng lưới tiếp và mạng lưới ATM khá mạnh.

5.3.1.6. Mỹ:

Mỹ là nơi sinh ra thẻ đồng thời cũng là nơi phát triển mạnh nhất của các loại thẻ. Khu vực này dường như đã bảo hịa về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh và phân chia thị trường ở đây diễn ra rất khốc liệt. Thêm vào đó, dịch vụ ATM dường như có mặt khắp mọi nơi và nó đi tiên phong trong phương thức ghi nợ ở điểm bán lẻ. Visa và Master Card là hai tổ chức thẻ cạnh tranh gay gắt trên thị trường này.

5.3.2. Tiềm năng phát triển, nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam trong tương lai: trong tương lai:

5.3.2.1. Tiềm năng phát triển thị trường thẻ thanh toán:

Thẻ thanh toán của các ngân hàng hiện nay đã trở thành một sản phẩm tương đối phổ biến. Tuy nhiên mức độ sử dụng của dịch vụ thẻ ở Việt Nam cũng chưa thực sự tích cực nhưng đó cũng là bước tiến triển rất nhanh. Qua gần 5 năm triển khai dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của Vietcombank đến nay, có thể nói rằng thị trường thẻ ở Việt Nam ngày càng khởi sắc và người dân Việt Nam đã dần quen với khái niệm thẻ thanh toán. Mặc dù, việc sử dụng thẻ hiện nay còn hạn chế, chủ yếu là dùng để rút tiền. Nhưng với sự liên kết giữa các ngân hàng trong tương lai, cùng với những dịch vụ thẻ được tạo thêm thì việc sử dụng thẻ ngày càng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao cùng với nhận thức ngày càng rộng là điều kiện để dịch vụ thẻ được mở rộng trong những năm tiếp theo. Thêm vào đó, sự ủng hộ phối hợp của các bộ ngành có liên quan trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt như thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang sử dụng hình thức thanh toán khác, ưu đãi cho các dịch vụ thẻ thì chắc chắn trong tương lai dịch vụ thẻ sẽ lan rộng đến cộng đồng dân cư và ngày càng trở nên thơng dụng trong thanh tốn.

5.3.2.2. Tiềm năng phát triển thị trường thẻ nội địa:

Với các tính năng tích cực như: thuận tiện, dễ sử dụng, dễ thanh tốn, an tồn, bảo mật… thẻ thanh tốn nội địa đang được nhiều người sử dụng trong giao dịch hàng ngày. Việc thanh tóan bằng tiền mặt đang dần được chuyển sang các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà thẻ thanh toán là một trong số các hình thức đang được các ngân hàng ở Việt Nam triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp đang thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công nhân viên qua tài khoản là điều kiện để thị trường thẻ nội địa phát triển. Đồng thời, các ngân hàng thương mại luôn nổ lực không ngừng, tìm đủ mọi cách để nâng cao các tiện ích ngân hàng nhằm đáp ứng các đòi hỏi ngày một cao của khách hàng cũng là biện pháp để lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng của họ. Trong số các biện pháp đó thì việc đa dạng hóa các tiện ích của thẻ thanh tốn như: trả tiền

hàng hóa dịch vụ; thanh tốn các hóa đơn tiền điện, nước, Internet, truyền hình… đang được các ngân hàng đầu tư và xúc tiến để thẻ thanh toán nội địa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chính thực tế trên đã góp phần thúc đẩy thị trường thẻ nội địa ngày càng được mở rộng và vẫn còn xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

5.4.

DỊCH VỤ THẺ NỘI ĐỊA TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ. 5.4.1. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo:

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán rất mới đối với người dân Việt Nam. Hiện nay, nó chỉ được biết đến trong một bộ phận rất nhỏ trong cộng đồng dân cư, chủ yếu là các cán bộ ngân hàng và một số ít trong giới trí thức. Vì vậy, muốn thẻ thanh toán thật sự là một phương thức thanh toán phổ biến thì điều cần thiết trước tiên là phải có chính sách tiếp thị, quảng cáo đến mọi tầng lớp dân cư, làm cho dân chúng thấy được tiện ích của nó và chấp nhận nó. Để làm được điều này, ngân hàng nên thực hiện các công việc sau:

- Đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng đại chúng: báo chí, truyền thanh, truyền hình… cùng với các panô quảng cáo trên đường phố.

- Thỉnh thoảng có những chương trình tìm hiểu về thẻ thanh tốn trên truyền hình dưới dạng phim khoa học kỹ thuật ngắn hay các buổi thảo luận công khai về chức năng của thẻ để người ta biết được sự tồn tại và ứng dụng của nó.

- Ngân hàng có thể cử nhân viên của mình đến các trường đại học, trung học chuyên nghiệp để tổ chức nói chuyện chun đề “Tìm hiểu về thẻ thanh tốn”. Thơng qua đó, có thể khéo léo giáo dục các đối tượng này bảo vệ các máy ATM được bố trí trên đường phố.

- Phối hợp với các công ty lớn để quảng cáo dịch vụ thẻ đến nhân viên của họ. Thơng qua đó, khuyến khích các cơng ty này trả tiền lương hàng tháng cho nhân viên qua tài khoản thẻ.

- Các cơ sở chấp nhận thẻ cũng nên có các bảng quảng cáo về việc chấp nhận thẻ thanh tốn điều này có thể kích thích sự tị mị của khách hàng.

- Nếu có thể, các ngân hàng nên phát hành miễn phí các sắp tài liệu mang tính hướng dẫn về thẻ thanh toán. Đây cũng là một cách quảng cáo rất hiệu quả.

5.4.2. Tăng cường máy và đơn vị chấp nhận thẻ.

Hiện nay thẻ Connect 24 của Vietcombank phát hành đạt số lượng khá cao, chiếm 70% thị trường thẻ nội địa của Việt Nam. Do đó, để thuận tiện cho việc sử dụng thẻ của mọi người dân đặc biệt là tầng lớp bình dân, cần có hệ thống máy ATM rộng khắp ở các nơi công cộng như: bưu điện, bệnh viện, trường học, nhà sách, khu công nghiệp… Đặc biệt là ở các chợ, sẽ rất tiện lợi cho các bà nội trợ, họ chỉ cần mang thẻ đi chợ và sẽ rút ra một số ít tiền mặt để chi tiêu cho hàng hóa mà họ mua sắm trong ngày hơm đó.

Số lượng máy ATM của Vietcombank trên địa bàn Cần Thơ nhìn chung là tương đối nhiều so với các ngân hàng khác nhưng lại không rãi rác đều. Chẳng hạn, tại khu cơng nghiệp Trà Nóc có khoảng vài chục ngàn công nhân, đa số họ đều lãnh lương qua tài khoản nhưng số máy ATM ở đây chỉ có 3 máy. Do đó, vào thời điểm cuối tháng khi cơng nhân được lãnh lương thì số lượng máy này không đủ đáp ứng nhu cầu của họ đó là khơng kể có nhiều lúc số tiền trên máy khơng cịn đủ để đáp ứng nhu cầu của các công nhân này.

Về cơ sở chấp nhận thẻ, có thể nói số lượng cơ sở chấp nhận thẻ hiện nay cịn q ít. Phần lớn các cơ sở này là do Vietcombank Cần Thơ gây dựng nên trong các lĩnh vực: nhà hàng, khách sạn và các siêu thị lớn. Như vậy, còn một lĩnh vực rất rộng lớn mà Vietcombank Cần Thơ chưa hướng tới đó là các điểm bán hàng hóa, khu vui chơi giải trí, các nhà nghỉ, khách sạn nhỏ.

Ngân hàng có thể xem xét miễn giảm mức kí quỹ cho các ĐVCNT. Vì việc làm này giúp ngân hàng thu hút, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT cho ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng nên hạ mức phí thanh tốn cho các ĐVCNT để khuyến khích các ĐVCNT chấp nhận thanh tốn thẻ cho khách hàng thay vì thanh toán bằng tiền mặt.

Trang bị đầy đủ, kịp thời các thiết bị phục vụ thanh toán thẻ tại các ĐVCNT, giải quyết kịp thời các sự cố trong khi cấp phép thanh toán.

5.4.3. Gia tăng các dịch vụ trên máy.

Hiện nay các dịch vụ trên máy ATM của Vietcombank Cần Thơ còn quá đơn điệu, khách hàng chỉ có thể rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư. Gần đây, khách hàng có thể trả tiền bảo hiểm, mua card điện thoại thông qua tài khoản trên thẻ Connect 24. Để có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng sử dụng thẻ thì Vietcombank Cần Thơ nên triển khai thêm các dịch vụ mới trên thẻ:

- Thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp hàng tháng… mà một số chi nhánh của Vietcombank ở Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện. Không những thế, ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ có thể chi trả tiền taxi, tiền thuốc, đồ dùng gia đình hay có thể thanh tốn hóa đơn tại các nhà hàng, quán cà phê, khu vui chơi giải trí…

- Liên kết với các công ty xăng dầu phát hành thẻ để mua xăng dầu. Nếu tại các trạm xăng lắp đặt các thiết bị đọc thẻ thì chắc chắn sẽ thu hút được rất đông đảo lượng khách hàng tham gia với nhiều tầng lớp khác nhau vì mỗi ngày trong thành phố có đến hàng ngàn lít xăng dầu được tiêu thụ và hầu như mỗi gia đình đều có xe lưu thơng. Vì vậy, nếu làm được điều này thì đây cũng là biện pháp để đưa thẻ nhanh chóng đến gần với cơng chúng.

5.4.4. Thành lập nên các liên minh thẻ.

Bên cạnh sự cạnh tranh diến ra gay gắt giữa các ngân hàng về các sản phẩm dịch vụ và tiện ích thì các ngân hàng thương mại cũng đang thực hiện và tìm kiếm sự hợp tác để xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ việc phát triển sản phẩm thẻ, đồng thời góp phần giảm chi phí cho việc trang trải hệ thống cơng nghệ. Vì vậy, việc lập nên các liên minh thẻ giữa các ngân hàng là điều hết sức cần thiết.

Nếu liên minh thẻ được thành lập thì thẻ do ngân Vietcombank phát hành khơng những chỉ giao dịch được trong cùng hệ thống như hiện nay mà cịn có thể thanh tốn được qua mạng lưới chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác trong liên minh và ngược lại. Làm được như vậy, việc sử dụng thẻ mới được mới được mở rộng trong cơng chúng vì sự thuận lợi của thẻ được nâng lên rất nhiều, từ đó xóa dần tâm lý thích giữ tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam, làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và xã hội ngày càng văn minh hơn.

Hiện nay Vietcombank đã liên kết được với 17 ngân hàng thương mại cổ phần hình thành nên liên minh thẻ (xem phụ lục). Tuy vẫn cịn ít thành viên tham gia nhưng đây là nền móng quan trọng cho việc thúc đẩy thị trường thẻ phát triển. Mối liên kết này sẽ tạo được sức mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng nước ngồi khi tiến trình hội nhập đã đến gần.

5.4.5. Bảo đảm an tồn, phịng ngừa rủi ro.

Hiện nay, bọn tội phạm đang gia tăng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, chúng ln tìm đủ mọi cách để lấy cắp thẻ, trộm thông tin trên tài khoản của khách hàng trong khi các văn bản pháp luật có liên quan chỉ mang tính chung chung, chưa có những quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Hiệp hội thẻ Việt Nam để đưa ra những biện pháp chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính kiện tồn cho thị trường thẻ của Việt Nam nói chung và cho dịch vụ kinh doanh thẻ của Vietcombank nói riêng:

- Đề ra những quy định về xử lý tranh chấp, phịng ngừa rủi ro.

- Có những biện pháp xử lý nghiêm khắc kể cả truy tố hình sự đối với các hành động gian lận liên quan đến thanh tốn thẻ như: ăn cắp thơng tin trên thẻ, sở hữu thẻ giả mạo hoặc chấp nhận thanh tốn khi đã biết có sự lừa đảo, giả mạo…

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải có những biện pháp để đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng thẻ từ đó tạo được tâm lý an tâm cho người dân khi sở hữu thẻ:

- Sử dụng thẻ chip điện tử thay thế thẻ từ để giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa việc làm giả thẻ.

- Đưa hình ảnh của chủ thẻ lên bề mặt thẻ. Điều này góp phần làm giảm các hành vi lừa đảo của chủ thẻ, giúp cho cơ sở tiếp nhận thẻ an tâm hơn trong việc kiểm tra thẻ.

- Đẩy mạnh công tác thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cũng như thực trạng hoạt động kinh doanh, uy tín của đơn vị đăng kí làm ĐVCNT cho ngân hàng.

- Khi chủ thẻ báo với ngân hàng về việc mất thẻ, lộ số PIN hay có vấn đề tranh chấp trong thanh tốn thì ngân hàng cần xử lý ngay để tránh thiệt hại cho khách hàng đồng thời cũng cố lòng tin của khách hàng về dịch vụ thẻ.

- Để theo dõi được các giao dịch của khách hàng, tránh tình trạng chủ thẻ bị kẻ gian lợi dụng thì ngân hàng nên có chính sách lắp đặt camera tại các máy ATM. Đồng thời, ngân hàng cũng nên làm các vách ngăn tại các máy ATM để bảo mật cho khách hàng.

- Xử lý mạnh các đơn vị không chịu hợp tác với ngân hàng trong việc phòng chống giả mạo tạo cảm giác yên tâm cho khách hàng trong hoạt động thẻ thanh toán.

Bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng và các cơ quan hữu trách thì tự bản thân khách hàng phải biết tự bảo vệ cho chính mình:

- Khơng bao giờ đưa số PIN của mình cho người khác biết kể cả những người thân cũng như không cho người khác mượn thẻ.

- Nếu nghi ngờ thẻ đã bị mất cắp, thất lạc hay dữ liệu trên thẻ bị rò rỉ ngay

Một phần của tài liệu 4031083 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)