Về hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu 4031099 (Trang 30)

- Cũng như những Ngân hàng khác, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cũng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với những đối

tượng kinh tế và các thành phần kinh tế khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên Ngân hàng cho vay các khoản vay chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng nhà cửa, mua nhà mới, gia cố, sửa chữa hay xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cịn thực hiện các hoạt động tín dụng sau:

- Thực hiện các hoạt động tín dụng ngắn hạn hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu.

- Thực hiện tín dụng để nhập khẩu các trang thiết bị máy, vật tư thiết bị hay

cho vay để tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thường xuyên kinh doanh giao dịch với đối tác ở nước ngoài.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán. - Thanh toán Quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT đảm bảo nhanh chóng, an tồn và chi phí thấp.

- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION.

- Củng cố và mở rộng hệ thống khách hàng truyền thống, đó là các doanh

nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế và một số khách hàng truyền thống khác.

- Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong, ngoài nước, các tổ chức tín dụng.

3.4. CƠ CẤU BỘ MÁY. 3.4.1. Cơ cấu tổ chức. Phòng hành Chánh Nhân Sự Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Phịng Nguồn Vốn Phịng Kiểm Sốt Nội Bộ Ban Giám Đốc Phịng Kế Tốn Ngân Quỹ Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 3.4.2.1. Ban Giám Đốc. 3.4.2.1. Ban Giám Đốc.

- Ban Giám Đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong đơn vị, phân

chia công việc phù hợp với chức năng, vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban. Chịu trách nhiệm chung các vấn đề phát sinh trong đơn vị.

- Tiếp nhận các ý kiến và thông tin phản hồi từ cấp dưới nhằm kịp thời điều

chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân Hàng.

- Ban Giám Đốc có tồn quyền quyết định mức vay của một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị của mình, ngoại trừ kế tốn trưởng và kiểm sốt trưởng.

3.4.2.2. Phòng Hành chánh nhân sự.

- Lập các chương trình và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự và lao động, chi trả lương cho lao động. Đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện cơng tác thi đua khen thưởng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị và công cụ lao động.

- Lập các báo cáo về công tác cán bộ lao động, tiền lương và các công tác hành chánh, quản trị theo quy định.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao.

3.4.2.3. Phòng Nghiệp vụ kinh doanh.

- Trước tiên phòng Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi hoạt động với mục đích phục vụ cho việc:

+ Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đồng thời thực

hiện các kế hoạch đó.

+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch dự án khai thác nguồn vốn.

- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh sẽ thực hiện tiếp cận thị trường, nắm bắt thơng tin về các nhu cầu, từ đó đề xuất các phương án kinh doanh hoặc liên kết với các tổ

- Giữ vững quan hệ với khách hàng cũ – khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với khách hàng mới theo chiến lược của Ngân hàng. Nhân viên tín dụng của phịng Nghiệp vụ Kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay tín dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ, đồng thời tiếp cận và giải quyết hồ sơ vay theo chế độ tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát

triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

- Tiến hành thẩm định dự án, phương án đầu tư theo quyết định về thẩm định dự án đầu tư trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc và các quy định khác do Tổng Giám Đốc ban hành.

- Tổ chức việc thực hiên, kiểm tra, kiểm sốt theo đúng chế độ đã quy định. Đơn đốc việc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ theo các quy định của Nhà nước, Ngân Hàng Nhà Nước và quy định của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước theo đúng quy định.

- Phòng ngừa rủi ro bằng cách thực hiện công tác thông tin cần thiết.

- Thống kê và báo cáo về các nghiệp vụ tín dụng thẩm định thanh toán đối

ngoại, kinh doanh ngoại tệ.

- Theo dõi và quản lý các tài sản do khách hàng thế chấp lúc đi vay là bất động sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho.

- Riêng đối với hồ sơ tín dụng, Phịng Nghiệp vụ Kinh doanh phải thực hiện

công tác bảo quản cẩn thận kể cả đối với hồ sơ hồ sơ thẩm định, kinh doanh đối ngoại và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ quy định.

3.4.2.4. Phịng Kế tốn - ngân quỹ.

- Theo dõi và hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và

tài chính, quản lý tài sản và nguồn vốn của chi nhánh.

- Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng. Các nghiệp vụ nếu có phát sinh phải được kiểm tra cẩn thận.

- Theo dõi và thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng. - Lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc.

- Ngồi ra phịng cịn thực hiện chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử.

3.4.2.5. Phịng Kiểm Sốt nội bộ.

- Thực hiện cơng việc kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tất cả các hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà Nước, quy chế, quy định,

điều lệ hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.

- Kiểm ra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng, theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa những sai phạm, việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra.

- Thực hiện báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ theo đúng quy định của Hội đồng quản trị, của Tổng Giám Đốc.

- Phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng Nhà Nước và của Hội Sở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long trong khi kiểm tra, thanh tra tại chi nhánh.

3.4.2.6. Phòng Nguồn Vốn.

- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch huy động vốn cho cho nhánh phù hợp với định hướng của MHB.

- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hình thức huy động vốn thích hợp

nhằm đáp ứng mục tiêu huy động của chi nhánh và thực hiện tốt kế hoạch huy động

- Thực hiện tốt các kế hoạch huy động vốn được triển khai trong toàn hệ thống MHB trong từng thời kỳ.

- Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh, tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh thực hiện được các quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn của MHB trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, hốn đổi ngoại tệ trong và ngồi hệ thống MHB trong phạm vi được Tổng Giám Đốc cho phép.

- Khảo sát và thu thập trông tin trên địa bàn, thanh toán và đề xuất cho Giám

Đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp đảm bảo hiệu

quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các quy định của MHB trong từng thời kỳ. - Tổ chức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh tốn an tồn và hiệu quả.

- Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về nguồn vốn của Chi nhánh theo quy định của MHB.

- Quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc.

- Thực hiện các báo cáo Thống kê theo chế độ thông tin báo cáo do Ngân hàng Nhà Nước quy định và do Giám Đốc ban hành.

3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ. TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ. 3.5.1. Nguyên tắc cho vay.

Các chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long được lựa chọn khách hàng để cho vay theo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Bảo đảm hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3.5.2. Điều kiện cho vay.

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Người vay vốn là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chi nhánh Ngân hàng Phát triển

nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động. Trường hợp là đại diện hộ gia đình thì phải có giấy ủy quyền trong đó các thành viên trong hộ gia đình đồng ý cử đại diện vay vốn ngân hàng.

- Có dự án vay vốn, trả nợ vay xây dựng, sửa chữ, nâng cấp nhà ở, mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong đó người vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án thể hiện như: bằng tiền mặt, công lao động, nguyên-vật liệu xây dựng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay… Vốn tự có tham gia tối thiểu là 20% tổng chi phí của dự án nếu bảo đảm tiền vay bằng tài sản

khác hoặc tối thiếu là 30% nếu biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (nợ gốc, nợ lãi, chi phí khác nếu có).

- Có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của NHPTN ĐBSCL. Trường hợp cho vay khơng có tài sản làm đảm bảo thì phải thuộc đối tượng được quy định chi vay khơng có đảm bảo bằng tài sản của NHPTN ĐBSCL.

3.5.3. Đối tượng cho vay.

- Chi phí để xây dựng một căn nhà hồn chỉnh như: Chi phí chuẩn bị xây dựng, thiết kế, lập bản vẽ, dự tốn, chi phí nhân cơng th ngồi hoặc tự xây dựng…

- Chi phí nhân cơng, vật liệu, trang trí nội thất để nâng cấp, sửa chữa nhà ở - Chi phí thanh toán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở.

- Chi phí mua sắm đồ dùng gia đình hoặc tiện nghi sinh hoạt ví dụ như: lắp đặt

- Thanh tốn chi phí mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như: chi phí học tập, du lịch, chữa bệnh…

3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay.

3.5.4.1. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: mức cho vay tối đa là 100% tổng nhu

cầu vốn của phương án vay nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa đối với từng

loại tài sản đảm bảo theo quy định của MHB.

3.5.4.2. Cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản: mức cho vay tối đa 100%

tổng nhu cầu vốn vay nhưng tối đa là 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng và

không quá 200 triệu đồng.

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và thu nhập để trả nợ của từng khách hàng để

xác định thời hạn cho vay hợp lý, nhưng không quá 10 năm. Thời hạn cho vay được

tính từ ngày khách hàng vay vốn nhận món tiền vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.

3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay. 3.5.5.1. Thủ tục vay: 3.5.5.1. Thủ tục vay:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của MHB)

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Thẻ Quân Nhân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân nếu có…của người vay, người hơn phối.

- Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: hóa đơn, giấy báo giá, giấy báo học phí, hợp đồng mua bán, bảng dự trù chi phí.

- Tài liệu chứng minh thu nhập. - Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng

đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Đối với động sản: Giấy chứng nhận đăng ký tài sản, giấy chứng nhận về

+ Bảng chính các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi, cam kết phong tỏa tài khoản tiền gửi…

3.5.5.2. Quy trình cho vay.

- Phỏng vấn về khoản vay

- Hướng dẫn lập hổ sơ, kiểm tra tiếp nhận hồ sơ. - Thẩm định các điều kiện tín dụng.

- Quyết định cho vay.

- Hồn chỉnh thủ tục, lập và ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Duyệt giải ngân.

- Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn vay. - Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh.

- Thanh lý hợp động tín dụng.

3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay.

Trong quá trình giải quyết cho khách hàng vay và quản lý khoản vay, tùy theo nhiệm vụ được phân công, các cán bộ, nhân viên tham gia vào việc đề xuất và giải

quyết cho vay, thu nợ phải kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng vay như sau:

- Kiểm tra trước khi cho vay: là quá trình khảo sát, điều tra trực tiếp khách hàng có nhu cầu vay, đối chiếu với nguyên tắc, điều kiện cho vay, làm cơ sở đề xuất

cho vay.

- Kiểm tra trước khi giải ngân: là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay, các chứng từ giải ngân, người nhận tiền…

- Kiểm tra sau khi cho vay là kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay cũng như việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng được thực hiện trong 30 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân lần đầu và định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM.

Với quy mơ tín dụng và địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động ngày càng tích cực trong hệ thống ngân hàng. Riêng chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ, kết quả hoạt động trong 3 năm

qua tăng trưởng khá. Nó cho thấy đây là một kết quả khả quan, đồng thời cũng tạo điều

Một phần của tài liệu 4031099 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)