Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹđạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào, dù hồn thiện đến đâu đi chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó khơng thay thế vai trị của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉđiều chỉnh những hành vi lien quan đến chếđộnhà nước, chếđộ xã hội…
Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức ngày càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lợi phi
pháp, tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”.
Các mức độ bổ sung đạo đức và pháp luật được khái quát qua các "góc vng” xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chinh tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hường ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.
“Do không muốn bị kiện tụng, người ta phải cư xửcó đạo đức”. Theo Lev Tolstoi: “Trong xã hội, giỏi lắm cũng chỉ có 10% các hành vi được chi phối và kiểm soát bằng pháp luật, 90% còn lại phụ thuộc vào đạo đức và văn hóa”.