Phụ lục 5 : Top 15 thị trường NK chủ yếu của Việt Nam thời kỳ 2011-2020
A. Kinh nghiệm quốc tế
Thành công của các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước mới cơng nghiệp hóa (NICs) đã cho thấy tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu với vai trò là động lực chính giúp tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi quốc gia đều thành công với chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu như các quốc gia Nam Á, Mỹ
Latinh. Điều này làm dấy lên các quan điểm và lập luận chưa hoàn toàn thống nhất
về tác động của hoạt động xuất nhập khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ thành công của chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Qua gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế đáng khích lệ, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các
cân đối lớn của nền kinh tế ngày càng được cải thiện. Việt Nam cũng đã tham gia
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới một cách sâu rộng và toàn diện, trong
đó xuất nhập khẩu đóng vai trò “trụ cột” cho cơng cuộc đổi mới tồn diện và đạt
được những thành tựu nhất định về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, chất
lượng, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu vẫn cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Việt Nam cần tiếp thu các bài học hữu ích từ kinh nghiệm quốc tế, nhất là từ những nước có điều kiện tương đồng như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc - những quốc gia có xuất phát điểm từ nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh như Việt Nam.
a) Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia điển hình cho việc thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu dựa trên nền tảng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, đồng thời vẫn duy trì các chính sách thay thế nhập khẩu. Chiến lược này rất phù hợp với một
nước nhỏ và nghèo tài nguyên như Hàn Quốc. Chiến lược xuất nhập khẩu của Hàn
Quốc những năm gần đây có thể chia thành hai giai đoạn như sau:
(1) Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từnăm 1998 đến 2007:
Hàn Quốc tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nhằm phát triển xuất khẩu những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, với các chính sách như:
- Xóa bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định, phá giá đồng Won và thả nổi thị
trường hối đối, bên cạnh việc thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ và khơng tăng
lương trong một thời gian dài.
- Thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và tài chính, cải cách chính sách vay vốn, tự do hóa các tài sản vốn, thúc đẩy đầu tư nước ngồi, thu hút dịng vốn đầu tư nước ngoài và áp dụng các chính sách phát triển cơng nghiệp.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu lần thứ 2 năm 2008, Hàn Quốc đã
ban hành và thực hiện các chính sách nhằm phục hồi kinh tế thông qua cải cách mạnh mẽ với quan điểm đổi mới, sáng tạo, đồng thời vẫn cam kết mở cửa thị trường, tựdo hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngồi ra, chính phủ Hàn Quốc còn thúc đẩy phát triển hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân.
- Trước hết, với quan điểm đổi mới, sáng tạo trong cải cách, mục tiêu chính sách trọng tâm của Chính phủ Hàn Quốc là nhằm xây dựng nền kinh tế sáng tạo - một nền kinh tế tạo ra giá trị gia tăng mới, tạo việc làm và động cơ tăng trưởng
kinh tế - thông qua hội tụ sức sáng tạo khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), thiết lập các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến cho nền kinh tế sáng tạo. Địa chỉ trang web https://www.creativekorea.or.kr/ về Kinh tế
sáng tạo được ra mắt năm 2013 nhằm hỗ trợ thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo.
Năm 2015, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập 17 Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng
tạo trên toàn quốc, có vai trò là bước đệm cho sự phát triển của các công ty liên
doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
- Chính phủ Hàn Quốc thông qua “Kế hoạch 3 năm về Đổi mới kinh tế”
vào tháng 1 năm 2014, với các nội dung chính nhằm xây dựng mơi trường thuận lợi cho nền kinh tế sáng tạo và tiến hành cải cách cơ cấu trong bốn lĩnh vực: Tổ
chức hành chính cơng, lao động, tài chính và giáo dục. Các biện pháp cải cách trong bốn lĩnh vực bao gồm: (i) Điều chỉnh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và áp dụng mức lương hàng năm dựa trên kết quả hoạt động trong các tổ chức hành chính cơng; (ii) Hình thành thị trường lao động cơng bằng và linh hoạt, phát huy hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển các ngành sản xuất trong nước; (iii) Thúc đẩy ngành công nghiệp fintech trong lĩnh vực tài chính, ứng dụng cơng nghệ tài chính (fintech) mới nhằm cạnh tranh với các phương thức tài chính truyền thống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Fintech trở thành đại diện tiêu biểu cho cuộc cách mạng kỹ thuật số, có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; (iv) Cải cách cơ cấu các trường đại học.
- Để thực hiện cam kết mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Hàn Quốc đã phê chuẩn các Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) và tuân theo các sửa đổi Hiệp định WTO về mua sắm Chính phủ (GPA), có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2016. Đồng thời, tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán mở rộng Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) và các cuộc
đàm phán Hiệp định Hàng hóa mơi trường (EGA).
- Hàn Quốc đã và đang tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động nâng
cao năng lực thương mại ở cấp độ WTO. Với tư cách là thành viên của WTO, Hàn Quốc rất coi trọng tự do hóa thương mại, coi đây là nguyên tắc cốt lõi trong chính
sách thương mại và tiếp tục theo đuổi tự do hóa hàng hóa, dịch vụvà đầu tư thơng qua các FTA tồn diện, tiêu chuẩn cao song phương và đa phương trong khu vực.
- Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Hàn Quốc thực hiện đẩy nhanh các thủ
duy nhất cho hệ thống thông quan thông qua UNI-PASS - nền tảng thông quan
điện tử thế hệ thứ tư, vào năm 2016. Đồng thời, đưa ra các chính sách ưu đãi về
dịch vụ từ tháng 7/2015 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nước kém phát triển (LDC), như các chính sách về giá trị gia tăng giúp cho việc xác định xuất xứ đơn
giản hơn và giá trị đầu vào được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc của các nước LDC
được tăng lên 60% - mức ngang bằng với các nước phát triển; hay việc sửa đổi Nghị định về thuế quan ưu đãi dành cho các nước kém phát triển đã cho phép các
nước này tiếp cận thị trường miễn thuế, miễn hạn ngạch (DFQF) đối với 4.870
dòng thuế (tương đương 93,6%). Mặt khác, Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ với các nước đang phát triển kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý hệ thống thông quan.
b)Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tính đến cuối năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đến năm 2017 vươn lên đứng thứ 75 trên thế giới về GDP bình quân đầu người. Năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng
trưởng dương trong thương mại hàng hóa quốc tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa nước này năm 2020 tăng 1,9% so với năm 2019, lên mức cao kỷ lục
32.160 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 5.000 tỷ USD), trong đó, xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu giảm 0,7%. Đáng chú ý, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm
2020, chiếm 14,7% tổng giao dịch ngoại thương của Trung Quốc.
Nói đến sự phát triển vượt bậc và những thành tựu kinh tế lớn của Trung
Quốc trong giai đoạn vừa qua, có thể khẳng định, lĩnh vực quan trọng nhất góp
phần lớn vào những thành tựu đó chính là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngay sau khi bước vào những năm đầu của cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã đặc biệt tập trung nguồn lực vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, với việc ban hành các chính
sách ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, định hướng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cả về chủ trương chính sách, quyền tự chủ, vốn và các nguồn lực bổ trợ khác. Việc tăng cường kết nối với nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ góp phần thúc đẩy xuất khẩu mà còn khiến nhiều nhà
đầu tư biết đến Trung Quốc, từ đó dễ dàng ra quyết định đầu tư để tận dụng lợi thế
cạnh tranh, sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
(1) Chính sách thiết lập cơ chế mới đối với mục tiêu phát triển thương mại bền vững:
Thứ nhất, thực hiện chính sách hỗ trợ các hoạt động nhập khẩu một cách chủđộng. Trung Quốc đã đơn giản hóa các thủ tục quản lý nhập khẩu và giảm thuế
nhập khẩu. Đến tháng 11 năm 2017, thuế suất tạm thời đã được áp dụng đối với 152 dịng thuế hàng tiêu dùng với mức giảm trung bình 50% so với thuế suất nhập khẩu từ các quốc gia tối huệ quốc, tương ứng với giá trị nhập khẩu hàng năm là 10,9 tỷ USD. Từ ngày 01 tháng 12 năm 2017, Trung Quốc tiếp tục giảm thuế nhập khẩu đối với 187 dòng thuế hàng tiêu dùng. Năm 2017, nhập khẩu của Trung Quốc
khẩu toàn cầu, trong đó tỷ trọng nhập khẩu toàn cầu của quốc gia này chạm mức
cao kỷ lục 11,1%.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện các chính sách về tạo thuận lợi thương mại.
Ngày 22 tháng 2 năm 2017, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO có hiệu lực. Ngay từ tháng 3 năm 2016, Ủy ban Liên Bộ về tạo thuận lợi thương mại do Phó Thủ tướng Quốc vụ viện chủ trì đã được thành lập để thúc đẩy thuận lợi hóa
thương mại thơng qua tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ.
Đến cuối năm 2017, tất cả các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương đã
thành lập Ủy ban liên hợp cấp tỉnh về tạo thuận lợi thương mại để đẩy mạnh cơng tác thuận lợi hóa thương mại ởcác địa phương.
Thứ ba, cải cách thủ tục hải quan tích hợp được triển khai trên toàn quốc,
đồng thời thành lập các Trung tâm quốc gia về phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro hải quan và quản lý thu thuế, hoạt động thông quan áp dụng "khai báo một lần và xử lý theo giai đoạn". Đẩy mạnh xây dựng Cơ chế một cửa cho thương mại quốc tế và triển khai tại tất cả các cảng nhập cảnh ở Trung Quốc. Thời gian thơng quan hàng hóa nhập khẩu bình quân cả nước năm 2017 là 15,87 giờ, giảm 36,85% so với năm 2016 và thời gian thơng quan hàng hóa xuất khẩu bình quân là 1,11 giờ, giảm 38,24% so với năm trước.
Thứ tư, thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp quan trọng trong quản lý ngoại hối để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, thị trường ngoại hối cũng được mở cửa hơn. Các chương trình thí điểm đã được thực hiện để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thanh toán ngoại hối liên quan đến thương mại điện tử xuyên
biên giới hoặc thơng qua các cơ quan thanh tốn của bên thứ ba. Phát triển và hỗ
trợ việc giao dịch và thanh toán trái phiếu xuyên biên giới. Các chính sách điều hành vĩ mơđối với tài trợ xuyên biên giới ngày càng được cải thiện. Cải cách quản lý nợnước ngoài được đẩy mạnh đểđáp ứng nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp.
Thứ năm, phát triển các mơ hình thương mại và kinh doanh mới. Trung
Quốc đã và đang nỗ lực trong việc thay thế các động lực và điều chỉnh cấu trúc
kinh doanh thương mại, đồng thời tiến hành mở rộng thương mại điện tử xuyên
biên giới, qua đó 13 khu thí điểm về thương mại điện tử xuyên biên giới ở Hàng Châu và các thành phố khác đã được xúc tiến hoạt động. Gần đây, Trung Quốc
đang từng bước thúc đẩy các loại hình hợp tác thương mại mới như thương mại
điện tử xuyên biên giới, cùng với 17 quốc gia xây dựng các cơ chế hợp tác thương
mại điện tử song phương, khu hợp tác kinh tế thương mại xuyên biên giới (với Lào và Kazakhstan)…
(2) Chính sách tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn:
Thu hút hiệu quả đầu tưnước ngồi ln là một phần quan trọng trong chính sách phát triển quốc gia của Trung Quốc về mở cửa với thế giới bên ngoài. Năm
2017, Hội đồng Nhà nước đã ban hành hai thông tư về các biện pháp tạo thuận lợi
hơn nữa đối với việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng
hồn thiện chính sách pháp luật, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngồi nước
cạnh tranh bình đẳng, cải thiện cả về chất lượng và số lượng đầu tư.
Thứ nhất, cải thiện công tác quản lý hồ sơ thành lập và thay đởi thơng tin doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Quyết định sửa đổi 4 luật liên quan
đến đầu tư, trong đó có Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FIEs), đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng thuộc diện quản lý tiếp cận đầu tư nước ngồi, việc thành lập và thay đổi thơng tin doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thông qua việc lập hồ sơ mà không cần phải thẩm tra, phê duyệt.
Thứ hai, cải thiện công tác quản lý hồ sơ và phê duyệt các dự án đầu tư.
Năm 2016, Trung Quốc đã sửa đổi danh mục các dự án đầu tư dưới sự thẩm định và phê duyệt của Chính phủ, bao gồm 17 hạng mục. Trong 17 hạng mục, 02 hạng mục được thay thế bằng quản lý thông qua lưu hồ sơ và 15 hạng mục được chính quyền địa phương ủy quyền xác minh và phê duyệt. Tổng số dự án phải được Chính phủ thẩm tra và phê duyệt đã giảm tới 90%.
(3) Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào FDI:
Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc có chính sách thu hút những tập đoàn xuyên quốc gia hướng vào xuất khẩu. Từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung
Quốc dần gỡ bỏ các rào cản đối với các tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động tại
nước này. Với thị trường nội địa rộng lớn cùng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, Trung Quốc đã thu hút được rất nhiều tập đoàn xuyên quốc gia. Năm 2017, tỷ
lệ tập trung của các tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất thế giới tại Trung Quốc là
40%, cao hơn nhiều so với con số 26% tại Mỹ. Một số tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Trung Quốc có thể kể đến đó là Microsoft, Motorola, IBM, Nokia, Samsung, Electronic…
Thứ hai, thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI.
Đến hết năm 2017, Trung Quốc có tổng cộng 156 khu vực phát triển công nghệ
cao (high - tech development zones - HTDZs), tập trung tại các thành phố lớn. Hiện tại, Trung Quốc có 11 đặc khu phát triển kinh tế quốc gia, được chia ra thành 7 nhóm gồm: (i) Đặc khu kinh tế (SEZ), Đặc khu phát triển kinh tế và công nghệ