Tần số và bước sóng phổ điện từ

Một phần của tài liệu DH07GI_Mai_Thi_Huyen (Trang 34 - 35)

Phổ điện từ trong dải cực tím có bước sóng ngắn nhất có thể ứng dụng cho viễn thám.

Ánh sáng mà mắt người có thể phát hiện là phần phổ khả kiến (sóng điện từ trải dài từ 0,4 – 0,76 um) trong đó màu tím: 0,4 – 0,446 um, màu xanh lam 0,446 – 0,5 um, xanh lục 0,5 – 0,578 um, màu vàng: 0,578 – 0,592 um, màu cam 0,592 – 0,62 um, màu đỏ: 0,62

– 0,7 um. Trong đó xanh lam, xanh lục và màu đỏ là 3 màu cơ bản của vùng phổ nhìn thấy.

 Ảnh hưởng của khí quyển tới q trình truyền sóng điện từ.

Trước khi sóng điện từ vươn tới bề mặt trái đất, nó phải trải qua một quãng đường rất dài để xuyên qua lớp khí quyển của trái đất. Các hạt vật chất trong khí quyển có thể ảnh hưởng tới sóng điện từ đang di chuyển qua khí quyển. Các ảnh hưởng này được gây ra bởi việc tán xạ (khi những hạt vật chất tương tác và gây ra sóng điện trường bị đổi hướng từ hướng ban đầu của chúng) và hấp thụ (khi sóng điện từ bị hấp thụ vào trong đối tượng)

Ứng dụng GIS và viễn thám trong thành lập bản đồ phân vùng tiềm năng lũ quét tại huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng

Sóng diện từ mà khơng bị tán xạ và hấp thụ bởi khí quyển có thể vươn tới và tương tác với các đối tượng vật chất trên bề mặt trái đất.

Có 3 dạng tương tác khi sóng điện từ đập vào bề mặt vật chất trên trái đất là: hấp thụ, xuyên qua và phản xạ, thành phần mỗi loại phụ thuộc vào bước sóng của năng lượng và vật liệu cũng như đặc điểm của đối tượng.

Các đối tượng khác nhau có sự ghi nhận về sự hấp thụ, truyền và phản xạ về sóng điện từ khác nhau. Bằng cách đo lường năng lượng phản xạ hay bức xạ từ các đối tượng trên bề mặt trái đất thông qua nhiều dải bước sóng khác nhau, các nhà khoa học có thể xây dựng một đường cong phản xạ phổ cho từng đối tượng. Sau đó so sánh các đường cong phản xạ phổ của các đối tượng khác nhau, các nhà giải đoán có thể phân biệt giữa chúng.

Ví dụ đường cong phổ của vài đối tượng

Một phần của tài liệu DH07GI_Mai_Thi_Huyen (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w