4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay:
Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ yếu. Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Doanh số cho vay tăng chứng tỏ sự tăng trưởng của hoạt
động tín dụng. Doanh số cho vay nhiều hay ít phụ thuộc nguồn vốn của ngân hàng. Do
bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động
được ở mỗi năm, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, không luân chuyển được nguồn vốn.
Giống như những hoạt động khác trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của một số các nhân tố tác động nhất định. Trong những
năm gần đây, do chính sách về tín dụng của Đảng và Nhà Nước thay đổi để phù hợp
với xu hướng phát triển mới, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng thay đổi và có
những chuyển biến tích cực. Chúng ta thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng
trong 3 năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn, cho thấy đồng vốn của ngân
hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu về đầu tư trang thiết bị, thực hiện đầu tư vốn
theo kế hoạch các dự án, xây dựng cơ bản, xây lắp của Nhà Nước, tư nhân… và các doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu ổn định đời sống và phát triển kinh tế.
Ở năm 2004 doanh số cho vay đạt 639.333. triệu đồng. Đến năm 2005, doanh số
cho vay đạt 526.964 triệu đồng, giảm 112.369 triệu đồng hay giảm 17,58% so với năm 2004 do nhu cầu vay vốn trên thị trường giảm và do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Sang năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đến con số là 719.741 triệu đồng, nghĩa là tăng thêm 192.777 triệu đồng hay tăng 36,58% so với năm 2005 do nền kinh tế trong năm 2006 phát triển, các doanh nghiệp, cơng ty có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để kinh doanh và đầu tư. Thêm vào đó sự giảm xuống của doanh số cho vay ở năm 2005 có thể
được giải thích do cơ cấu vay có nhiều biến đổi giữa cho vay ngắn hạn với cho vay
trung và dài hạn. Ở năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn cao do còn ảnh hưởng của việc thực hiện theo chỉ thị của Ngân hàng phát triển nhà Trung Ương là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro, nó chiếm đến 76,75% doanh số cho vay. Đến năm 2005 con số này giảm xuống còn 360.336 triệu đồng và tiếp tục tăng lên đến 719.741 triệu đồng ở năm 2006.
Nguyên nhân chung giải thích cho sự tăng giảm trong khoản mục này là do việc thực hiện kinh doanh đa ngành nghề, nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho địa bàn đang hoạt động, và một số nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên là:
- Nền kinh tế cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng trong những năm qua là tăng trưởng tốt. Từ các tổ chức tín dụng đến các tổ chức kinh doanh hay hộ kinh doanh cá thể tất cả đều muốn mở rộng quy mô hoạt động để tìm kiếm thị trường mới trong
khi nguồn vốn của chính họ khơng thể đáp ứng được nhu cầu này. Và họ tìm đến ngân hàng như một giải pháp tất yếu và có hiệu quả. Bên cạnh việc mở rộng sản xuất kinh doanh, một số khách hàng còn sửa chữa hay gia cố nhà ở…
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 3: Doanh số cho vay qua 3 năm của Ngân hàng.
- Nguyên nhân khách quan khác chính là sự cạnh tranh trên thị trường giữa các ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì phải thực hiện tốt tất cả các
khâu trong hoạt động của mình. Nhận thức được điều đó, đội ngũ cán bộ tín dụng đã tìm hiểu các đối tượng đi vay và các lĩnh vực cho vay cẩn thận do đó việc cho vay và thu nợ tương đối dễ dàng và còn hạn chế được nợ xấu và nợ quá hạn.
- Lãi suất cho vay ổn định và có ưu đãi cũng là một nhân tố quan trọng giúp
ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Nguyên nhân của sự giảm xuống của doanh số cho vay ở năm 2005 là:
- Trên cùng địa bàn hoạt động có nhiều ngân hàng quốc doanh như Ngân Hàng Công Thương, Ngân Hàng Ngoại Thương… có cơ sở vật chất hiện đại, lại có nhiều
phịng giao dịch và đã có trang bị máy rút tiền tự động.
- Riêng các Ngân Hàng Thương Mại cổ phần ngày càng tăng cường mở rộng phòng giao dịch đi kèm với các dịch vụ mới nhằm lôi cuốn và thu hút khách hàng. Mặc dù doanh số cho vay ở năm 2005 giảm xuống nhưng đến 2006 đã tăng lên đến con số là 719.741 triệu đồng. Đây là sự cố gắng vượt bật của cán bộ công nhân
viên tại chi nhánh ngân hàng trong việc tìm kiếm và mở rộng khách hàng. Bên cạnh giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, cịn phải năng động tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng…