Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội... được hình thành, xây dựng trên nền tảng của cơ sở hạ tầng nhất định. Kiến trúc thượng tầng bao gồm trong nó nhiều yếu tố, mỗi yếu tố lại mang những đặc điểm và quá trình phát triển riêng của mình. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của một hình thái kinh tế - xã hội, chúng thống nhất biện chứng đồng thời tác động qua lại lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng cịn kiến trúc thượng tầng cũng có sự tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thực chất là biểu hiện của biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất, là tổng hòa các quan hệ sản xuất tạo nên cơ sở kinh tế của xã hội. Chính trị là lĩnh vực hoạt động gắn liền với quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn người trong việc giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước, quản lý các quá trình kinh tế - xã hội. Chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, tuy nhiên, khác với các yếu tố khác chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết hơn với kinh tế. Sở dĩ như vậy vì chính trị được hình thành trên nền tảng của kinh tế, là biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị thể hiện trực tiếp lợi ích kinh tế của các giai cấp trong đó trực tiếp và cơ bản nhất là lợi ích của giai cấp thống trị.
Kinh tế là lĩnh vực đại diện cho cơ sở hạ tầng cịn chính trị là bộ phận tạo thành quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng. Chính vì thế, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã đặt cơ sở lý luận khoa học cho việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Tiểu kết chương 1
Xã hội lồi người đã và đang trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Sở dĩ có sự thay thế lẫn nhau đó giữa chúng là do tác động và chi phối của các quy luật xã hội trong đó có quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành nên một xã hội, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, cơ sở hạ tầng đóng vai trị quyết định song kiến trúc thượng tầng cũng có sự tác động tích cực trở lại. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được xem là điểm xuất phát để xem xét, giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị vì kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực đại diện cho chúng.
Giữa chính trị và kinh tế có thể phù hợp nhưng cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Nếu kinh tế và chính trị thống nhất, phù hợp với nhau thì sẽ tạo nên sự ổn định, phát triển của xã hội cịn nếu kinh tế và chính trị mâu thuẫn, chống đối nhau thì chúng sẽ khiến cho xã hội rơi vào trì trệ, bất ổn thậm chí dẫn tới rối loạn. Chính vì thế, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị được xem là mối quan hệ quan trọng và cơ bản nhất trong lịch sử phát triển của xã hội từ khi có sự xuất hiện giai cấp. Việc đánh giá và giải quyết mối quan hệ này ra sao luôn là vấn đề bức thiết đòi hỏi các đảng cầm quyền cũng như các quốc gia nói chung quan tâm và nghiên cứu trong đó có Việt Nam.
Đối với nước ta, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được xem là một trong những mối quan hệ cốt lõi, không chỉ thuộc về lý luận đổi mới, phát triển đất nước mà còn là nội dung hợp thành lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước và được xem là một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất trong tiến trình đổi mới ở nước ta trong hơn 25 năm qua. Trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong tám mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong giai đoạn hiện nay khơng chỉ có ý nghĩa về phương diện lý luận mà cịn có ý nghĩa về thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu cấp bách, thời sự của giai đoạn đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước.
CHƯƠNG 2