Nhà ở gắn với hoạt động kinh tế vườn hộ

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng (Trang 60 - 64)

8. Cấu trúc luận án

1.3 Thực trạng KGO tại nông thôn vùng ĐBSH

1.3.3.2 Nhà ở gắn với hoạt động kinh tế vườn hộ

Ngày nay, do sự phát triển kinh tế cùng với sự phát triển dân số nên nhu cầu về đất ở tăng. Không gian kiến trúc nhà ở nông thôn phải thay đổi theo kịp với cơ cấu kinh tế và mơ hình sản xuất của gia đình người nơng dân. Diện tích khn viên ở truyền thống với hệ sinh thái vườn ao chuồng đã bị thu hẹp bởi sự phân chia đất đai cho con cháu. Mật độ xây dựng tăng lên đáng kể, diện tích cho sản xuất giảm. Do tăng dân số, diện tích đất bị các hộ gia đình chia đất trong khn viên của gia đình cho các con cháu làm nhà nên diện tích đất bình qn ngày càng bị thu hẹp làm bố cục không gian khuôn viên nhà bị thay đổi. Biến đổi có chiều hướng tích cực là những hộ vẫn giữ được những khuôn nhà ở 1-2 sào đất Bắc Bộ[34]. Mặt khác do công tác quy hoạch khu dân cư nông thơn cịn yếu kém, nên khi bố trí các cơng trình trong khn viên đất ở vẫn cịn mang tính tự phát, ảnh hưởng lớn đến khơng gian kiến trúc và mỹ quan chung của ngôi nhà[37].

Vườn rộng nhưng cây nào cũng muốn trồng, để đủ loại mọc um tùm dẫn đến năng suất cây trồng không cao. Việc phát triển các loại cây trồng theo cảm tính, thiếu tính quy hoạch cũng gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ vào sản xuất, khó tạo được sản phẩm số lượng lớn mang tính hàng hóa... Những nhược điểm này đã trở thành thực trạng chung trong phát triển kinh tế vườn hộ ở nhiều vùng quê trong tỉnh. hững năm gần đây, phong trào xây dựng vườn hộ phát triển mạnh, với 124 hộ gia đình mạnh dạn chặt bỏ các cây lưu niên rậm rạp giá trị kinh tế thấp, chuyển sang canh tác rau màu hàng hóa, trồng cây ăn quả kết hợp chăn ni gia cầm. Tổng diện tích vườn đã được cải tạo đến thời điểm này đạt gần 17 ha, chiếm hơn 4,6% diện tích đất nơng nghiệp của xã. Trong số đó, có 58 vườn diện tích từ 100 đến 500m2, 12 vườn có diện tích từ 500m2 trở lên. Đa phần các vườn đều được đầu tư hệ thống tưới tiêu khoa học và tiết kiệm nước như hệ thống phun mưa, tưới nhỏ giọt; sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn ni; sử dụng các giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sản xuất trong khu cư trú là một đặc trưng từ nền kinh tế tự cung tự cấp của xã hội đồng bằng Sông hồng. Khác với đô thị, KGO nông thôn gắn liền với sản xuất, sản xuất tiểu nơng và q trình sản xuất kinh tế ln gắn với cấu trúc gia đình, gắn với lao động gia đình và với điều kiện sản xuất kinh tế gia đình. Ngày nay, do sự phát triển kinh tế

cùng với sự phát triển dân số nên nhu cầu về đất ở tăng. Không gian kiến trúc nhà ở nông thôn phải thay đổi theo kịp với cơ cấu kinh tế và mơ hình sản xuất của gia đình người nơng dân. Diện tích khn viên ở truyền thống với hệ sinh thái vườn ao chuồng đã bị thu hẹp bởi sự phân chia đất đai cho con cháu. Mật độ xây dựng tăng lên đáng kể, diện tích cho sản xuất giảm. Do tăng dân số, diện tích đất bị các hộ gia đình chia đất trong khn viên của gia đình cho các con cháu làm nhà nên diện tích đất bình qn ngày càng bị thu hẹp làm bố cục không gian khuôn viên nhà bị thay đổi. Biến đổi có chiều hướng tích cực là những hộ vẫn giữ được những khuôn nhà ở 1-2 sào đất Bắc Bộ[34].

Thực tế, người nông dân chỉ quan tâm đến những vùng đất sản xuất ngoài cư trú mà quên đi những khu vực đất xung quanh nhà, nếu có thì cũng chỉ là vườn tạp dùng để cung cấp thức ăn trong gia đình. Tuy nhiên, chính những khu đất quanh hộ khi áp dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất sẽ giảm thiểu được những nhược điểm về thiếu đất và còn giúp cho người dân dễ dàng quản lý sự phát triển cây trồng của mình. Trừ những trường hợp nơng dân có nhiều đất, tổ chức kinh doanh bằng nghề làm vườn, thì nhìn chung đại đa số nơng dân ta mỗi hộ đều có từ 500-2000m2 quanh nhà. Chỉ với chừng đó diện tích, nhiều nơi người ta đã có thu hoạch chiếm 40-50% tổng số thu hoạch hàng năm của hộ, chưa kể có thể thu hoạch sản phẩm sử dụng cho bữa ăn hàng ngày không cần phải mua ngoài chợ, tiết kiệm được tiền và thời gian đi chợ. Rất đáng tiếc là hiện nay số hộ biết sử dụng đất quanh nhà để làm vườn thâm canh, cho thu hoạch cao chưa nhiều. Phần đông mới chỉ tranh thủ trồng một số thứ cây theo ý thích và hiểu biết cá nhân của những người trong gia đình, thu hoạch được cái gì hay cái đó. Vì vậy, cải tạo loại “vườn tạp” này thành vườn thâm canh, có quy hoạch, thiết kế, làm đúng kỹ thuật, trồng những cây trồng và vật ni thích hợp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao là một trong những phương hướng quan trọng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình nơng dân hiện nay. Một trong những điển hình về phát triển kinh tế vườn hiện nay. Những vườn tạp rậm rạp với nhiều cây trồng giá trị kinh tế thấp đã được thay thế bằng những vườn chuyên canh. Nhiều loại cây trồng hỗn tạp để lưu cữu cũng được chính quyền các xã vận động chủ vườn mạnh dạn chặt bỏ để trồng các cây trồng có giá trị kinh

tế cao. Đó cũng chính là nội dung tinh thần xây dựng tiêu chí Vườn hộ trong xây dựng xã nơng thơn mới nâng cao đang đi vào thực tiễn ở nhiều vùng quê.

Có những hộ giữ được diện tích sân vườn thì khơng biết tận dụng để sản xuất để hoang và bỏ không. Đối với vùng đất vườn tạp này nếu người dân có cách bố trí sử dụng đất hợp lý cho các mơ hình canh tác trong khả năng nguồn lực của nơng hộ có thể giúp nơng dân tăng thêm thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm khơng kém gì so với các vùng đất lớn và chính. Khi đó đa dạng hóa sản xuất trong nơng hộ sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro về kinh tế cho nơng hộ. Hàng hóa sản xuất ở vườn, số lượng thường ít và manh mún do nhiều gia đình làm, tổ chức thu gom và tiêu thụ là việc khó khăn. Vì vậy, nơng dân làm vườn chưa có tính cộng đồng cao và áp dụng quy trình sản xuất thống nhất đồng nhất 1 – 2 loại quy mơ cả làng hoặc cả xã, có như vậy mới kết nối được với doanh nghiệp tiêu thụ hoặc liên kết sản xuất.

Với những hộ có diện tích khn viên > 500m2 cịn giữ được mơ hình vườn ao chuồng vừa tăng gia sản xuất phục vụ cho gia đình vừa bn bán nhỏ lẻ. Những gia đình này vẫn giữ được phần nào cấu trúc khn viên ở như truyền thống, tuy nhiên một số chức năng cũng được thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, do diện tích đất thu hẹp người dân phải thu hoạch nông sản ngay trên đồng ruộng, trên các trục đường giao thông, ngay tại các khu vực cơng cộng như đình làng, miếu thờ, nhà văn hóa làm ảnh hưởng đến mơi trường cảnh quan nơng thơn.

Vì vậy, cải tạo loại “vườn tạp” này thành vườn thâm canh, có quy hoạch, thiết kế, làm đúng kỹ thuật, trồng những cây trồng và vật ni thích hợp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao là một trong những phương hướng quan trọng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình nơng dân hiện nay. Một trong những điển hình về phát triển kinh tế vườn hiện nay.

Hình 1.24. Nhà ở gắn với vườn tạp bị bỏ không tại một số hộ ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông hồng (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)