Bộ máy kiểm soát trong hệ thống VDB

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

3.1.4. Bộ máy kiểm soát trong hệ thống VDB

a) Ban Kiểm soát

Từ khi thành lập đến 06/4/2016: Ban Kiểm soát VDB được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 và Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng. Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát thực hiện theo Quyết định số 36/QĐ-HĐQL ngày 04/12/2006 của Hội đồng quản lý VDB.

Từ ngày 07/4/2016 đến nay: tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát thực hiện theo Quyết định số 694/QĐ-BTC ngày 07/4/2016 của Bộ Tài chính. Ban Kiểm sốt là bộ phận thuộc cơ cấu quản lý của VDB thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ VDB và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu, Bộ Tài chính và Hội đồng quản trị VDB.

Bộ phận kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát: Bộ phận Kiểm toán nội

bộ được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 361/QĐ-NHPT ngày 19/9/2016 của Hội đồng quản trị VDB (trước đây là Quyết định số 297/QĐ- NHPT ngày 16/12/2015). Bộ phận Kiểm toán nội bộ là bộ phận chuyên trách trực thuộc Ban Kiểm soát, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát, thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ VDB.

b) Bộ máy kiểm tra nội bộ

Bộ máy Kiểm tra nội bộ của VDB thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn được Tổng Giám đốc VDB ban hành, bao gồm Ban Kiểm tra nội bộ tại Trụ sở chính và phịng Kiểm tra tại Sở giao dịch, Chi nhánh VDB (Chi nhánh). Tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 49/QĐ-NHPT ngày 26/01/2010 của Tổng Giám đốc VDB. Khái quát chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy kiểm tra nội bộ VDB như sau:

*Ban Kiểm tra nội bộ là đơn vị tham mưu giúp Tổng Giám đốc:

Ban hành các văn bản quy định hướng dẫn trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ, cơng tác phịng, chống tham nhũng, cơng tác phòng, chống rửa tiền, giải quyết khiếu nại tố cáo áp dụng thống nhất trong tồn hệ thống VDB.

Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra các mặt hoạt động nghiệp vụ; phòng, chống rửa tiền; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phịng chống tham nhũng trong tồn hệ thống VDB. Kiến nghị xử lý và chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, sai sót sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Tổng hợp, theo dõi kết quả thực hiện chấn chỉnh, khắc phục để báo cáo Tổng Giám đốc và các Cơ quan thanh tra, kiểm toán...

Đầu mối làm việc, phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn; cơ quan cơng an. Làm nhiệm vụ Thường trực các Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền của VDB. Giúp Tổng giám đốc giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc VDB giao. Cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm tra nội bộ gồm Trưởng Ban, các Phó

Trưởng Ban; Phịng Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ I và Phòng Nghiệp vụ II. *Phòng Kiểm tra là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh:

Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh theo các quy định, hướng dẫn của VDB.Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng, chống rửa tiền theo quy định của VDB.Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ, hàng năm và đột xuất dối với tất cả các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh.Tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm tra, tự kiểm tra định kỳ các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh về Ban Kiểm tra nội bộ. Đề xuất, kiến nghị về những vấn đề cần xử lý qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc VDB và Giám đốc Chi nhánh giao.

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w