Tạo động lực lao động thơng qua kích thích tài chính

Một phần của tài liệu QT07019_HaThiLinhGiang_QTNL (Trang 30 - 32)

1.1 .Một số khái niệm liên quan

1.3. Nội dung tạo động lực lao động

1.3.2. Tạo động lực lao động thơng qua kích thích tài chính

Tài chính tạo ra khát khao làm việc cho người lao động. Kích thích tài chính là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và hăng say trong cơng việc. Các biện pháp kích thích tài chính trong một tổ chức hết sức đa dạng. Tựu chung lại là các biện pháp dưới dạng các khoản thù lao tài chính, dưới dạng tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi. Đây là những khoản sẽ giúp người lao động đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình. Việc kích thích này cho họ cảm thấy mình xứng đáng nhận được những gì, và điều đó chính là tạo động lực lao động.

v Tạo động lực lao động thông qua tiền lương, phụ cấp

*Tiền lương

Tiền lương là yếu tố rất quan trọng mà bất kỳ NLĐ nào cũng quan tâm vì nó là cơng cụ giúp con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của họ, đó là nhu cầu sinh lý trong hệ thống nhu cầu của Maslow. Tiền lương là động lực chủ yếu kích thích người lao động hăng hái làm việc, tăng năng suất lao động, là mục tiêu lao động hàng đầu của đa số NLĐ. Tiền lương cao sẽ thu hút và hấp dẫn NLĐ về với tổ chức, doanh nghiệp, bởi đây là khoản thu nhập chính dung để chi trả và có thể nâng cao đời sống của họ và gia đình. Nếu sử dụng đúng cách, tiền lương sẽ có tác dụng khuyến khích NLĐ hăng hái làm việc, tạo ra cho họ sự thoả mãn nhưng nếu tiền lương không thoả đáng, khơng phản ánh đúng giá trị đóng góp của NLĐ thì sẽ tạo ra sự bất mãn, trì trệ, kìm hãm sự say mê của người lao động đối với công việc.

Việc xây dựng một cơ chế trả lương đúng đắn có tác dụng rất quan trọng trong việc tạo động lực, nâng cao hiệu quả làm việc, nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần cho NLĐ. Để tiền lương thực sự trở thành một cơng cụ tạo động lực thì hệ thống trả lương cần đảm bảo một số nguyên tắc như: phải đảm bảo tuân thủ theo những qui định về tiền lương của nhà nước; đảm bảo việc trả lương phải công bằng và dựa trên kết quả lao động của NLĐ; tiền lương phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của người lao động… chỉ khi xây dựng được một hệ thống trả lương hợp lý và khoa học thì tiền lương mới có chức năng kích thích, tạo động lực trong lao động.

* Phụ cấp

Tiền phụ cấp là tiền trả cơng cho lao đồng ngồi mức tiền lương cơ bản, chúng bổ sung và bù đắp thêm cho NLĐ khi họ phải làm việc trong môi trường không ổn định, không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. Ví dụ như các loại phụ cấp sau: phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp làm thêm giờ; phụ cấp di chuyển, đi đường; phụ cấp điện thoại; phụ cấp trách nhiệm; … phần lớn các khoản phụ cấp này đều được tính dựa trên cơ sở nội dung cơng việc phát sinh và môi trường làm việc. Tiền phụ cấp thường được sử dụng để khuyến khích NLĐ thực hiện tốt cơng việc trong điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

v Tạo động lực lao động thông qua tiền thưởng

Bên cạnh biện pháp tạo động lực bằng tiền lương, phụ cấp thì tiền thưởng cũng có tác dụng kích thích lao động to lớn. Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho NLĐ. Khơng những vậy, hình thức khen thưởng thơng qua tiền thưởng cịn có tác dụng kích thích tinh thần của NLĐ, thể hiện sự đánh giá thành tích, ghi nhận năng lực và những đóng góp của họ trong công việc. Họ sẽ cảm thấy tự hào khi được khen thưởng trước tổ chức, doanh nghiệp và đồng nghiệp từ đó họ sẽ có động lực để cố gắng phấn đấu hơn nữa trong công việc. Do vậy, để tạo động lực thơng qua tiền thưởng thì hệ thống khen thưởng được xây dựng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

+ Thưởng phải dựa trên thành tích, kết quả hồn thành cơng việc của mỗi cá nhân, phải công bằng, hợp lý;

+ Tiền thưởng phải có giá trị nhất định, với mức thưởng nhận được NLĐ có thể thực hiện được một việc gì đó có ý nghĩa cho bản thân;

+ Tiền thưởng phải dựa trên những căn cứ nhất định, cần có những tiêu chuẩn thưởng nhất định;

+ Khen thưởng cần tiến hành kịp thời, đúng lúc, thời gian khen thưởng không nên quá lâu sau khi diễn ra hành vi được thưởng của NLĐ.

v Tạo động lực lao động thông qua các chế độ phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao ngoài khoản tiền lương, thưởng được chi trả một cách gián tiếp dưới dạng hỗ trợ cuộc sống và tinh thần cho NLĐ, nó thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến đời sống của NLĐ và có tác dụng gắn kết, kích thích sự trung thành của NLĐ với tổ chức. Phúc lợi cho NLĐ thường được chia làm 2 dạng:

+ Phúc lợi bắt buộc do Nhà nước quy định (như BHXH, BHYT, BHTN), thường gồm 5 chế độ như sau: ốm đau; thai sản; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

+ Phúc lợi tự nguyện do tổ chức, doanh nghiệp thành lập tuỳ theo khả năng tài chính của mình (Ví dụ: phúc lợi về dịch vụ ăn uống, nhà ở, đi lại; trợ cấp kinh phí giáo dục và đào tạo; hỗ trợ phương tiện giao thơng đi lại...). Các loại phúc lợi này có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ phần nào những khó khăn trong cuộc sống của NLĐ khi tham gia lao động cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ, tạo ra sự thoả mãn trong cơng việc, khuyến khích họ làm việc, n tâm cơng tác và gắn bó với tổ chức, doanh nghiệp, từ đó đưa đến kết quả là tăng hiệu quả làm việc.

Có thể thấy các chương trình phúc lợi, dịch vụ cũng là một cơng cụ tạo động lực có hiệu quả, tác động đến NLĐ góp phần giúp tổ chức, doanh nghiệp giữ chân NLĐ cũ và thu hút người mới.

Một phần của tài liệu QT07019_HaThiLinhGiang_QTNL (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w